2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.3.1 Chắnh sách về quản trị rủi ro nói chung cũng nhƣ quản trị rủi ro
lãi suất nói riêng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Rủi ro của ngân hàng đƣợc đo lƣờng bằng cách sử dụng phƣơng pháp phản ánh cả những tổn thất dự đoán đƣợc gần nhƣ phát sinh trong các trƣờng hợp thông thƣờng và những tổn thất khơng dự đốn đƣợc mà chỉ là những ƣớc tắnh tổn thất thực tế sau cùng dựa trên những mơ hình thống kê.
Việc theo dõi và quản trị rủi ro đƣợc thực hiện dựa trên những hạn mức đƣợc thiết lập bởi ngân hàng và tuân thủ những quy định an toàn của NHNN. Những hạn mức này phản ánh chiến lƣợc kinh doanh mô trƣờng thị trƣờng của ngân hàng cũng nhƣ mức độ rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận.
Các thông tin kết hợp từ hoạt động kinh doanh đƣợc kiểm tra và xử lý để nhằm phân tắch, kiểm soát và phát hiện sớm các rủi ro. Thơng tin này đƣợc trình bày và giải thắch cho HĐQT, BGĐ và các trƣởng phòng ban. Ban lãnh đạo sẽ nhận đƣợc báo cáo tổng hợp mỗi quý cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc đánh giá và đƣa ra kết luận về rủi ro của ngân hàng.
Đối với tất cả các cấp trong ngân hàng, các báo cáo rủi ro cụ thể sẽ đƣợc lập và phân phối nhằm đảm bảo rằng tất cả các phòng ban kinh doanh đều cập nhật đƣợc những thông tin cần thiết một cách đầy đủ và kịp thời.
Để hạn chế rủi ro lãi suất, Eximbank luôn quan tâm chặt chẽ đến việc điều hành lãi suất theo hƣớng chủ động và linh hoạt: lãi suất cho vay, lãi suất huy động đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa TSC và TSN, thời điểm và các địa bàn khác nhau trên cơ sở đảm bảo tắnh hiệu quả cao nhất. Đặc biệt đối với các khoản vay trung và dài hạn, vốn là sản phẩm thƣờng gặp rủi ro nhiều về lãi suất, Eximbank áp dụng chắnh sách
lãi suất thả nổi linh hoạt theo lãi suất thị trƣờng trong từng thời kỳ, từ đó giảm thiểu rủi ro về lãi suất.
Chắnh sách quản trị tài sản nợ tại Eximbank thời gian qua
Quản trị tài sản nợ của Ngân hàng đƣợc thực hiện tại từng chi nhánh: quy mô vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, lãi suất huy động trên cơ sở trụ sở chắnh giao chỉ tiêu (theo quý) quy mô huy động vốn ở mức tối thiểu, mức lãi suất huy động vốn đƣợc quy định theo cơ chế định hƣớng (mức lãi suất huy động cụ thể sẽ do chi nhánh tự quyết định), cơ cấu nguồn vốn do chi nhánh tự quyết định.
Ngân hàng Eximbank có cơ chế điều hịa vốn nội bộ, các chi nhánh thừa vốn hoặc thiếu vốn sẽ gửi tại trụ sở chắnh hoặc vay từ trụ sở chắnh tƣơng tự nhƣ các ngân hàng tham gia trên thị trƣờng liên ngân hàng.
Thực chất hiện tại, công tác quản trị tài sản nợ tại các chi nhánh tập trung chủ yếu vào việc duy chi phắ trả lãi tiền gửi hàng năm ở mức tối thiểu và hợp lý.
Chắnh sách quản trị tài sản có tại Eximbank thời gian qua
Tƣơng tự nhƣ đối với quản trị tài sản nợ, hàng quý Ngân hàng Eximbank tiến hành phê duyệt kế hoạch về quy mô, cơ cấu tài sản có đối với các chi nhánh dựa trên cơ sở quy mơ, cơ cấu tài sản có của kỳ kế hoạch trƣớc và kế hoạch quý do các chi nhánh trực thuộc xây dựng.
Quản trị tài sản có đối với các chi nhánh có khác biệt so với quản trị tài sản nợ ở điểm trụ sở chắnh giao chỉ tiêu về cơ cấu tài sản có đối với các chi nhánh (thơng thƣờng chỉ tiêu đó là chỉ tiêu tỷ trọng tối đa của dƣ nợ cho vay trung dài hạn/tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh).
2.3.2 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.3.2.1 Bộ máy quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát quy trình quản trị rủi ro tổng quát trong ngân hàng và cơng ty con.
Ban kiểm sốt chịu trách nhiệm kiểm sốt quy trình quản trị rủi ro tổng
quát trong ngân hàng và công ty con.
Kiểm toán nội bộ: theo kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, các quy
trình hoạt động của ngân hàng sẽ đƣợc kiểm toán bởi bộ phận kiểm toán nội bộ nhẳm kiểm tra tắnh đầy đủ và tắnh tuân thủ của các thủ tục. Kiểm soát nội bộ thảo luận kết quả đánh giá với BGĐ và báo cáo những phát hiện và đề xuất lên Ban kiểm soát.
Tại Eximbank, để thực hiện công tác quản trị rủi ro lãi suất, ủy ban quản lý TSN Ờ TSC (ALCO) và phòng quản lý rủi ro thị trƣờng đã đƣợc thành lập:
Ủy ban quản lý TSN Ờ TSC (ALCO)
Vị trắ và mục tiêu hoạt động
Ủy ban quản lý TSN Ờ TSC (ALCO) là ủy ban trực thuộc tổng giám đốc ngân hàng có chức năng và nhiệm vụ giám sát các hoạt động quản lý TSN - TSC của Eximbank.
Mục tiêu hoạt động của ALCO là quản lý hiệu quả TSN Ờ TSC của Eximbank nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đơng trên cơ sở các giới hạn rủi ro cho phép.
Chức năng và nhiệm vụ của ALCO
Giám sát, đánh giá và quản lý tổng thể các hạng mục TSN Ờ TSC
Tham mƣu cho tổng giám đốc và ủy ban về vấn đề quản trị rủi ro, khung quản trị rủi ro của hệ thống bao gồm phân cấp quản trị rủi ro; chiến lƣợc, chắnh sách QTRR; các phƣơng thức kiểm soát rủi ro và các hạn mức rủi ro.
Rà sốt, đánh giá và thơng qua các quy định và hƣớng dẫn liên quan đến việc quản lý khả năng chi trả, thanh khoản; quản lý kỳ hạn đáo hạn TSN Ờ TSC; quản lý rủi ro thị trƣờng; các hạn mức rủi ro và hạn mức quản lý TSN Ờ TSC cũng nhƣ quy trình đánh giá rủi ro và phê duyệ các sản phẩm mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ALCO.
Giám sát và báo cáo cho thƣờng trực HĐQT. Ủy ban QTRR lien quan đến việc tuân thủ của Eximbank đối với các quy định của pháp luật và NHNN về các tỷ lệ đảm bào an toàn hoạt động, các hạn mức rủi ro liên quan, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trƣờng.
Phòng quản lý rủi ro thị trƣờng
Vị trắ và vai trò
Phòng quản lý rủi ro thị trƣờng là phòng chức năng trực thuộc khối giám sát hoạt động của ngân hàng Eximbank, có chứa năng tham mƣu giúp ban điều hành trong việc ban hành chắnh sách, tổ chức triển khai thực hiện các công tác lien qua đến việc quản trị rủi ro thị trƣờng và rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống Eximbank.
Chức năng
Xây dựng quy định liên quan đến quản trị rủi ro thị trƣờng: tham nƣu cho ban điều hành trong việc xây dựng các chắnh sách, quy chế, quy trình quản trị rủi ro thị trƣờng, rủi to thanh khoản cho toàn hệ thống Eximban nhằm bảo vệ uy tắnh của Eximbank, giảm thiểu các chi phắ, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động kinh doanh ngân quỹ giúp Eximbank hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện các chắnh sách, quy chế, quy trình quản trị rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản trong hệ thống.
Quản lý, đánh giá và kiểm soát các rủi ro: tham mƣu, đề xuất ban điều hành về chủ trƣơng, đƣờng lối, kế hoạch lien quan đến quản lý, đánh giá và kiểm soát rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản.
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro: tham nƣu cho ban điều hành, ủy ban quản lý TSN Ờ TNC (ALCO) về các biện pháp kiểm soát và điều chỉnh rủi ro và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản.
Nhiệm vụ
- Xây dựng chắnh sách quản trị rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản:
o Xây dựng các quy chế, quy trình giám sát và quản trị rủi ro thị trƣờng,
o Xây dựng chắnh sách phân tán rủi ro và chắnh sách dự phòng tổn thất liên quan đến rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản.
o Xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn vốn và các chỉ tiêu an toàn hoạt
động ngân hàng
o Xây dựng thẩm quyền quyết định đầu tƣ tài chắnh, kinh doanh tiền tệ,
vàng; xác định mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chịu đựng đƣợc.
o Xây dựng mơ hình và phƣơng pháp định lƣợng rủi ro: đƣa ra chỉ dẫn,
hƣớng dẫn nhận diện và đo lƣờng ro thị trƣờng, thanh khoản, phân tắch, đánh giá, đo lƣờng mức độ rủi ro đồng thời đề xuất các biện pháp ứng phó để khắc phục và hạn chế rủi ro kịp thời.
- Tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện các quy định quản trị rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản bao gồm các chắnh sách, quy chế, quy trình quản trị rủi ro thị trƣờng và rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống Eximbank.
- Quản lý, đánh giá và kiểm soát rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản:
o Theo dõi việc tuân thủ các hệ số đảm bảo an toàn, các hạn mức. giới
hạn rủi ro trong hoạt động ngân quỹ, đầu tƣ tài chắnh, đƣa ra các khuyến nghị về giới hạn đầu tƣ, kinh doanh đối với ngân hàng, hội sở, sở giao dịch, chi nhánh.
o Đánh giá rủi ro của cơ cấu TSN Ờ TSC, theo dõi diễn biến của các khoản mục nhạy cảm rủi ro, phân tắch các thong tin thị trƣờng có ảnh hƣởng đến rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản và dự báo những rủi ro có thể xảy ra.
o Đánh giá rủi ro kinh doanh nguồn vốn, tiền tệ, ngoại hối và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu rủi ro.
o Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất nhƣ báo cáo trạng thái rủi ro
hàng ngày, trạng thái ngoại hối, báo cáo tình hình thanh khoản, các vấn đề liên quan đến rủi ro thị trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động nguồn vốn, ngoại hối, thị trƣờng tiền tệ và các báo cáo khác theo yêu cầu của ban điều hành.
o Hỗ trợ, hƣớng dẫn sở giao dịch, chi nhánh trong việc thực hiện các chắnh sách, quy trình, quy chế có liên quan đến hoạt động rủi ro thị trƣờng, rủi ro thanh khoản.
o Rà soát định kỳ hệ thống văn bản quản lý rủi ro thị trƣờng, thanh khoản, ngân quỹ - đầu tƣ tài chắnh để đảm bảo tắnh tuân thủ trong việc thực hiện và sự phù hợp của các quy định tại văn bản với tình hình thực tiễn.
o Phối hợp với phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ trong cơng tác giám sát
hoạt động ngân quỹ - đầu tƣ tài chắnh trên toàn hệ thống Eximbank, phát hiện những sai sót nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời. - Tham mƣu cho ban điều hành, ALCO về các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
o Đề xuất điều chỉnh, thay đổi các giới hạn rủi ro, các biện pháp phòng
chống và giảm thiểu rủi ro.
o Tham mƣu về các tình huống bất thƣờng có thể xảy ra dựa trên thiết
kế tình huống nhằm đo lƣờng sự tác động của các điều kiện thị trƣờng bất thƣờng.
o Tham mƣu về việc tổ chức, triển khai các sản phẩm tiền tệ, tài chắnh
mới.
2.3.2.2 Qui trình thực hiện
Nhận diện rủi ro lãi suất tại Eximbank hiện nay: diễn biến lãi suất trên thị trƣờng hiện đƣợc phòng Kế hoạch Ờ tổng hợp theo dõi, phân tắch và báo cáo.
Eximbank đo lƣờng rủi ro lãi suất dựa trên phƣơng pháp khe hở nhạy cảm lãi suất. Việc đo lƣờng rủi ro lãi suất tại ngân hàng hiện nay chỉ dừng lại ở việc đánh giá lại giá trị của TSN và TSC theo từng kỳ hạn, chƣa dự báo đƣợc diễn biến lãi suất trên thị trƣờng để đo lƣờng mức độ tổn thất của thu nhập rịng dự kiến.
Kiểm sốt rủi ro lãi suất:
Chủ động cân đối về mặt kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
Điều chỉnh lãi suất đầu ra để duy trì chênh lệch lãi suất bình quân đầu
Hiện tại Eximbank chƣa thực hiện các công cụ phái sinh hiện có tại thị trƣờng Việt Nam (IRS, FRAs, Options) để che chắn các RRLS của mình.
2.3.3 Kết quả quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Nhƣ đã đề cập, mức độ hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất đƣợc đánh giá thông qua các chỉ số đo lƣờng rủi ro lãi suất nhƣ là NIM, GAP, tỷ lệ TSC/TSN.v.v. Nếu các chỉ số này đƣợc ngân hàng kiểm soát trong một biên độ hợp lý qua các năm thì điều đó thể hiện đƣợc ngân hàng đang quản trị rủi ro lãi suất tốt. Chắnh vì vậy, để đánh giá đƣợc kết quả quản trị rủi ro lãi suất tại Eximbank thời gian qua, ở phần này của luận văn sẽ đánh giá rủi ro lãi suất tại Eximbank thông qua các chỉ số NIM, GAP, tỷ lệ TSC/TSN.
Đồng thời luận văn cũng sử dụng mơ hình định giá lại để lƣợng hóa rủi ro lãi suất tại Eximbank nhằm đánh giá thu nhập ròng tại Eximbank trƣớc những biến động của lãi suất thời gian qua.
2.3.3.1 Đánh giá rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Xuất Nhập Khẩu thời gian qua thông qua hệ số NIM
Bảng 2.4: Thu nhập lãi, Chi phắ lãi và Hệ số NIM tại Eximbank giai đoạn 2008 Ờ 2012:
(Đơn vị: Tỷ đồng)
2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập lãi 4.197 4.344 7.545 17.550 16.932
Chi phắ lãi 2.877 2.369 4.662 12.246 12.030
Thu nhập lãi thuần 1.320 1.975 2.883 5.304 4.902
Tổng tài sản có sinh lời 35.676 48.407 85.804 141.440 156.613
Hệ số NIM 3.70% 4.08% 3.36% 3.75% 3.13%
6.000 5.304 4.902 5.000 4.000 2.883 3.000 1.975 2.000 1.320 1.000 0.000 2008 2009 2010 2011 2012