Lãi suất điều hành và lãi suất huy động thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 64)

Nguồn: Báo cáo NHNN

Việc hạ trần lãi suất huy động liên tục từ đầu năm 2012 đến nay của NHNN bên cạnh việc gây khó khăn cho các NHTM trong khâu huy động vốn do khó thu hút tiền gửi (đặc biệt là đối với nhóm ngân hàng có tắnh thanh khoản kém) cịn gây ra rủi ro lãi suất cho các NHTM, vì biến động lãi suất theo chiều hƣớng giảm đã dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng.

Những tháng gần đây, khi chỉ số CPI ổn định theo chiều hƣớng giảm kéo theo kỳ vọng lạm phát ổn định ở mức thấp, các kênh đầu tƣ khác nhƣ vàng, địa ốc, chứng khốnẦ khơng hấp dẫn nhà đầu tƣ, dịng tiền gửi đổ vào các NHTM trở nên dồi dào hơn, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động hạ giảm lãi suất huy động và rất có thể mức lãi suất thấp này sẽ ổn định trong thời gian tới. Việc lãi suất ổn định sẽ hạn chế đƣợc rủi ro lãi suất. Gần đây, các NHTM lớn đã đồng loạt hạ lãi suất dƣới cả mức trần lãi suất (7,5%/năm) của NHNN ở các kỳ hạn ngắn dƣới 12 tháng, đi đầu là Vietcombank với lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 5-6%/năm. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngắn hạn của các NHTM vẫn chiếm trên 90% tỷ trọng vốn, nên các NHTM vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị nguồn vốn, khó đảm bảo cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn bình qn có xu hƣớng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, dẫn đến hiện tƣợng rủi ro lãi suất và rủi ro kỳ hạn.

Ngày 21/01/2013, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 02/TT-NHNN quy định việc phân loại tài sản có, trắch lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

trong hoạt động của tổ chức tắn dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2013. Thông tƣ này khi đƣợc áp dụng sẽ khiến tỉ lệ nợ xấu tại một số NHTM tăng từ mức 3-4% hiện nay lên 10-20%, thậm chắ cao hơn. Tỉ lệ nợ xấu tăng cao cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng phải trắch lập dự phòng nhiều hơn, điều kiện cho vay chặt chẽ hơn, dƣ nợ vay sẽ giảm đi, dẫn đến nguồn huy động vào nhiều mà không cho vay ra đƣợc, gây rủi ro lãi suất trong huy động vốn.

2.2.2.2 Tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại

Trong năm 2008, cùng với lãi suất huy động VND tạo đỉnh trong tháng 6 đã dẫn đến lãi suất cho vay lên tới 21% năm, đây là mức lãi suất cao nhất đƣợc phép trong các giao dịch.

Đến cuối tháng 12 năm 2008 và trong năm 2009 lãi suất cho vay dần đi vào ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 12%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 15%/năm.

Đến tháng 12 năm 2010, lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng từ 14%/năm- 16%/năm, cho vay dài hạn khoảng từ 16%/năm-18%/năm.

Đến giữa tháng 12 năm 2011, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 15-17%/năm, thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất - kinh doanh khác từ 18-21%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất từ 22-25%/năm.

Từ đầu năm 2012 đến nay, NHNN liên tục giảm trần lãi suất huy động, từ 14%/năm xuống còn 7,5%/năm thời điểm hiện tại khiến các NHTM đối mặt với rủi ro lãi suất ở khâu huy động, nhƣng có lợi ở khâu cho vay với các khoản vay cũ. Tuy nhiên, khi lãi suất huy động giảm, áp lực từ nhiều phắa - cơ quan quản lý (NHNN), doanh nghiệp - buộc các NHTM phải giảm lãi suất cho vay các khoản vay mới lẫn các khoản vay cũ là rất lớn. Thêm nữa, NHNN vừa có Quyết định số 1073/QĐ - NHNN ngày 10/5/2013 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Theo Quy định này, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 8%

xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 6% xuống 5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm giảm từ 9% xuống còn 8%/năm. Thêm vào đó, Thơng tƣ số 10/2013/NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của tổ chức tắn dụng và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với một số lĩnh vực ƣu tiên ngành kinh tế bao gồm: Công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn, Doanh nghiệp nhỏ và vừa từ 11% giảm xuống 10%/năm; cịn các tổ chức tài chắnh vi mơ và quỹ tắn dụng lãi suất giảm từ 12% xuống cịn 11%/năm.

Ngồi ra, lãi suất huy động giảm khơng có nghĩa là chi phắ huy động vốn của ngân hàng giảm theo tƣơng ứng vì ngân hàng vẫn phải trả lãi cho những khoản huy động dài hạn trƣớc đó. Việc phải cho vay với lãi suất thấp ngay, trƣớc hết là đối với một số ngành then chốt mà NHNN quy định ở trên, sau đó là áp lực tự thân của các NHTM khiến các NHTM giảm lợi nhuận. Ngoài ra, những ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay thả nổi theo thị trƣờng thì cũng giảm lãi suất cho vay theo. Điều này cũng dẫn đến rủi ro lãi suất trong cho vay. Điều đáng mừng là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các NHTM đã có những biến chuyển tắch cực. Mặc dù tỷ lệ này đƣợc quy định không vƣợt quá 40% đối với NHTM, nhƣng các NHTM đều không tiệm cận mức này, chỉ dao động trong khoảng 20%. Mà chúng ta đều biết, tỷ lệ này càng thấp, các NHTM càng ngừa đƣợc rủi ro biến động lãi suất.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w