Kết quả tính truyền sóng:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình toán hiệu quả giảm sóng của đê ngầm phá sóng trước bãi đê (Trang 57 - 59)

Sau khi tính toán truyền sóng sẽ cho ta bảng kết quả chiều cao sóng tại các vị trí trước chân công trình (xem Phụ lục 5). Dưới đây là hình biểu thị phân bố chiều cao sóng ngang bờ.

5.3. ĐỀ XUẤT VÀ CHỌN LỰA DẠNG MẶT CẮT ĐÊ 5.3.1. Phân tích, lựa chọn vị trí tuyến đê 5.3.1. Phân tích, lựa chọn vị trí tuyến đê

Khi xây dựng một công trình nào đó thì công trình đó cần phải đáp ứng được một số yêu cầu chung về xây dựng đó là: Phù hợp với quy hoạch tổng thể của vùng; thuận lợi trong xây dựng, quản lý và duy trì; phù hợp với các giải pháp thích ứng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; đảm bảo quy định về đánh giá tác động môi trường; đặc biệt là phải xét đến mối liên hệ giữa chi phí xây dựng và hiệu quả mang lại.

Từ tài liệu địa hình, địa chất và điều kiện mực nước, ta có thể đề xuất sơ bộ bốn phương án (PA) bố trí vị trí đê ngầm như sau: (Dường mép nước cách gốc tọa độ 45m).

Hình 5.7: Các phương án bố trí đê ngầm

* PA1: Nhận thấy điều kiện địa hình có phần thuận lợi để có thể đặt đê ngầm tại vị trí này, đó là có gờ ở phía chân công trình. Tuy nhiên do điều kiện địa chất ở đây là cát cho nên có khả năng mất ổn định ở chân là lớn; mặt khác ở vị trí này khoảng cách khá gần bờ, độ sâu nước trong điều kiện thường là 1,76m không đáp ứng được yêu cầu thi công.

* PA2: Công trình cách mép nước xR1 R=95m; độ sâu nước trong điều kiện bình thường là hR1 R=3,1m; Trường hợp này quy mô công trình bé, chi phí kinh tế thấp, tuy nhiên trường hợp này độ sâu nước nhỏ nên không đáp ứng được điều kiện thi công dưới nước của các máy móc thiết bị trong điều kiện thường.

* PA3: Công trình cách mép nước xR2R=115m; độ sâu nước trong điều kiện bình thường là hR2R=4,6m; Điểm thuẩn lợi về mặt thi công thấy rõ tại vị trí này, độ sâu nước đủ lớn đáp ứng tốt yêu cầu thi công trong điều kiện bình thường của máy móc thiết bị dưới nước; tiết kiệm chi phi do quy mô công trình không quá lớn. Nhận thấy đây là vị trí tốt nhất để xây dựng công trình.

* PA4: Công trình cách mép nước xR3R=255m; độ sâu nước trong điều kiện bình thường là hR3 R=8,9m; Khi xây dựng đê ngầm tại vị trí này , do ở mực nước khá sâu cho nên đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật thi công cao, quy mô công trình tỉ lệ thuận với độ sâu nước, chi phí kinh tế tốn kém.

Sau khi phân tích các phương án, ta thấy PA3 là phương án phù hợp nhất về điều kiện địa hình, điều kiện thi công và điều kiện kinh tế. Chọn PA3 là phương án tính toán thiết kế sơ bộ đê ngầm.

5.3.2. Đề xuất hiệu quả giảm sóng thiết kế a. Sóng thiết kế tại chân công trình a. Sóng thiết kế tại chân công trình

Từ kết quả truyền sóng nước sâu vào bờ, ta có bảng chiều cao sóng truyền đến trước chân công trình trong điều kiện bão và điều kiện thường:

Bảng 5.4 : Kết quả tính truyền sóng trong các trường hợp

Trường hợp Mực nước (m) Vị trí (m) Hrms (m) Hs (m)

Sóng bão thiết kế 1.45 160 4.16 5.88

Sóng khí hậu -0,4 160 1,88 2,66

-0,1 160 1,88 2,66

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình toán hiệu quả giảm sóng của đê ngầm phá sóng trước bãi đê (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)