Hiện trạng công trình bảo vệ bờ biển

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình toán hiệu quả giảm sóng của đê ngầm phá sóng trước bãi đê (Trang 50 - 51)

c. Đặc điểm khí hậu

5.1.4.Hiện trạng công trình bảo vệ bờ biển

Do chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng của nước biển dâng, tình hình bão và áp thấp nhiệt đới diễn biến bất thường đã làm bờ biển Thừa Thiên Huế thường xuyên bị sạt lở. Hiện nay, có hơn 30km trong tổng số 127km bờ biển bị sạt lở tập trung ở các khu vực: Quảng Công, Quảng Ngạn- huyện Quảng Điền; Hải Dương- huyện Hương Trà; Thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên- huyện Phú Vang. Đặc biệt, gây xói lở hai cửa biển Thuận An và Tư Hiền gây nguy cơ mất ổn định tự nhiên khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Trong tổng số 127km đường bờ biển, thì riêng dải cồn cát ven biển nằm xen giữa đồng bằng duyên hải hoặc đầm phá bên trong và biển Đông ở ngoài kéo dài từ xã Điền Hương, huyện Phong Điền đến tận chân đèo Hải Vân có chiều dài 90km được xem như tuyến đê biển trực tiếp. Khu vực dải cồn cát bao gồm 24 xã và thị trấn của các huyện Phong Điền (6 xã), Quảng Điền 02 xã), Hương Trà (01 xã), Phú Vang (07 xã) và Phú Lộc (08 xã, thị trấn Phú Lộc). Biển tiến lấn sâu vào đất liền mỗi năm trung bình từ 10m-30m làm hư hại các công trình hạ tầng cơ sở đe dọa đến tính mạng và tài sản của hơn 1000 hộ dân cũng như cơ sở hạ tầng, , làm sập đổ cột đèn hải đăng (năm 2001), nhà ở của dân bị cuốn trôi ra biển, ảnh hưởng kinh tế- xã hội khu vực ven biển của tỉnh. Chính vì vậy, hàng năm địa phương luôn phải tổ chức di dời dân ở những vùng bị ảnh hưởng, xâm thực mạnh vào bên trong, những nơi có thể tái định cư.

Hiện nay, tình trạng xâm thực bờ biển trên địa bàn tỉnh diễn ra rất mạnh với chiều dài hơn 12 km trong đó đoạn qua các xã Phú Diên, Phú Hải và xã Phú Thuận bị xâm thực mạnh. Sạt lở tạo thành vách đứng, chiều cao từ mặt đất tự nhiên đến chân bãi biển cao từ 5 đến 10m. Tỉnh đang tiếp tục quan trắc theo dõi diễn biến xâm thực và đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào quy hoạch trong chương trình nâng cấp đê biển để có kế hoạch đầu tư xây dựng. Trước tình

hình trên, để đảm bảo an toàn tính mạng và đời sống ổn định cho người dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trình Thủ tướng Chính phủ chủ trương thực hiện dự án chống sạt lở. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc xử lý bằng hình thức kè cứng cần đầu tư kinh phí rất lớn (hàng trăm tỉ đồng) và phải đầu tư dứt điểm trong thời gian ngắn mới phát huy hiệu quả. Nếu chỉ đầu tư một đoạn ngắn sẽ không hiệu quả, gây lãng phí. Dó đó trong mùa mưa bão UBND tỉnh cần tổ chức di dời dân ra khỏi vùng sạt lở nguy hiểm, theo dõi diễn biến sạt lở, đánh giá nguyên nhân, bổ sung tài liệu quan trắc về thủy hải văn, lựa chọn phương án phù hợp đảm bảo kinh tế và kỹ thuật. Các vị trí không thể di dời dân cần phải xử lý, báo cáo Chính phủ xin chủ trương lập dự án theo quy định.

Hình 5.2: Hình ảnh xâm thực của ven biển Phú Thuận

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình toán hiệu quả giảm sóng của đê ngầm phá sóng trước bãi đê (Trang 50 - 51)