Kinh tế, xã hộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình toán hiệu quả giảm sóng của đê ngầm phá sóng trước bãi đê (Trang 49 - 50)

c. Đặc điểm khí hậu

5.1.3.Kinh tế, xã hộ

Tính đến năm 2010, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.090.879 người (540.172 nam; 550.707 nữ). Về phân bố, có 470.907 người sinh sống ở thành thị và 619.972 người sinh sống ở vùng nông thôn. Huyện Phú Vang diện tích 279,89 ha với 171.363 dân. Xã Phú Thuận: Phía Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp phá Tam Giang.; Phía Nam giáp xã Phú Hải và phá Tam Giang; Phía Bắc giáp thị trấn Thuận An và biển Đông.

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào.

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình toán hiệu quả giảm sóng của đê ngầm phá sóng trước bãi đê (Trang 49 - 50)