(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Lai Vung năm 2015)
Thu nhập bình quân của nhóm hộ có chủ hộ làm lĩnh vực nơng nghiệp là 1.865.540 đồng/người/tháng trong khi đó thu nhập bình qn của nhóm hộ có chủ hộ làm lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là 996.770 đồng/người/tháng và tương ứng lĩnh vực thương mại dịch vụ là 3.187.620 đồng.
Chênh lệch giữ giữa nhóm hộ có chủ hộ làm nơng nghiệp, cơng nghiệp và xây dựng với nhóm hộ có chủ hộ làm thương mại dịch vụ cao. Các ngành phi nông nghiệp chủ yếu của mẫu điều tra là thương mai – dịch vụ (xây dựng, mua bán tạp hóa, quán ăn, mua bán vật tư,…) với mức thu nhập trung bình cao nhất so với 03 nhóm, kế đến là nhóm lĩnh vực nơng nghiệp, thứ ba là công nghiệp xây dựng. Điều này cho thấy hoạt động lĩnh vực phi nông nghiệp đặc biệt là thương mại dịch vụ, mua bán,.. có thu nhập cao, riêng thu nhập lĩnh vực nơng nghiệp đứng vị trí thứ 2 điều này chứng tỏ hiện nay hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lai Vung vẫn mang lại hiệu quả kinh tế khá cho các hộ gia đình. Vì vậy vấn đề đầu tư cho nông nghiệp theo chiều sâu và mở rộng hoạt động thương mại dịch vụ là điều cần thiết cho phát kinh tế của địa phương huyện Lai Vung, trong đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa bàn nông thôn.
5.2.1.3. Thu nhập với kinh nghiệm của chủ hộ
Bảng 5.4: Thu nhập với kinh nghiệm của chủ hộ
Kinh nghiệm (năm) Thấp nhất Cao nhất Trung bình 2 38 12,14 Số hộ Tỷ lệ phần trăm (%) Thu nhập bình quân/người/tháng (đồng) Dưới 10 năm 139 56,0 1.929.480 Từ trên 10-20 năm 86 31,5 2.362.500 Trên 20 năm 32 12,5 2.225.880
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế trên địa bàn huyện Lai Vung 2015)
Bảng 5.4 cho thấy kinh nghiệm làm việc trung bình của các chủ hộ tại các xã
trên địa bàn huyện Lai Vung là 12,32 năm, thấp nhất là 2 năm, cao nhất là 38 năm. Nhóm hộ có chủ hộ có kinh nghiệm làm việc dưới 10 năm chiếm tỷ lệ là 56% tương ứng với 144 hộ, từ trên 10 năm đến 20 năm chiếm tỷ lệ là 31,5% tương ứng với 81 hộ, trên 20 năm chiếm tỷ lệ 12,5% tương ứng với 12,5%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy nhóm hộ mà chủ hộ có kinh nghiệm cao thu nhập cao hơn so với nhóm hộ mà chủ hộ có kinh nghiệm ít (dưới 10 năm). Như vậy có thể thấy rằng chủ hộ có kinh nghiệm làm
việc nhiều năm hơn thì thu nhập bình quân chung của Hộ sẽ cao hơn so với nhóm chủ hộ có ít kinh nghiệm.
5.2.1.4. Thu nhập với số năm đi học của chủ hộ
Bảng 5.5: Thu nhập với số năm đi học của chủ hộ
Trình độ học vấn (Số năm đi học) Thấp nhất Cao nhất Trung bình 1 16 7,99 Số hộ Tỷ lệ phần trăm (%) Thu nhập bình quân/người/tháng (đồng) Cấp 1 61 23,7 1.736.660 Cấp 2 128 49,8 1.896.350 Cấp 3 44 17,1 2.517.120 Trên 12 24 9,30 3.465.290
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Lai Vung năm 2015)
Qua số liệu điều tra thực tế (Bảng 5.5) cho thấy, số năm đi học trung bình của các chủ hộ trong số mẫu điều tra là 7,99 năm. Đa số chủ hộ có trình độ học vấn cấp 1 và cấp 2, cụ thể Cấp 1 có 61 chủ hộ chiếm 23,7%, Cấp 2 có 128 chủ hộ chiếm 49,8%, Cấp 3 chỉ chiếm 17,1%, trình độ trên 12 chỉ chiếm có 9,3% tương đương 24 hộ (gồm: 8 sơ cấp, 12 trung cấp, cao đẳng và 4 Đại học). Khảo sát cho thấy rằng nhóm chủ hộ có số năm đi học càng nhiều thì thu nhập của hộ có chiều hướng tăng hơn so với nhóm hộ có số năm đi học ít, tương ứng chủ hộ có trình độ trên 12 có thu nhập cao hơn so với 03 nhóm cịn lại đạt 3.465.290 đồng/người/tháng.
Bảng 5.6: Thu nhập với giới tính của chủ hộ Giới tính Số hộ Tỷ lệ phần trăm Giới tính Số hộ Tỷ lệ phần trăm (%) Thu nhập bình quân/người/tháng Nam 235 91,4 2.202.230 Nữ 22 8,6 1.139.850
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại địa bàn huyện Lai Vung năm 2015)
Số liệu khảo sát thực tế tại các hộ trên địa bàn huyện Lai Vung cho thấy có 22 hộ trong tổng số 257 hộ được khảo sát có chủ hộ là nữ (Bảng 5.6) chiếm 8,6%, trong khi đó chủ hộ là nam giới chiếm 91,4% tương ứng với 235. Theo số liệu thống kê cũng cho thấy thu nhập bình quân đối với nhóm hộ có chủ hộ là nam (2.202.230 đồng/người/tháng) cao hơn so với hộ có chủ hộ là nữ giới (1.139.850 đồng/người/tháng). Như vậy chênh lệch giữ hai nhóm chủ hộ là 1.062.380 đồng. Đây là mức chênh lệch cao cho thấy vai trò nam giới trong việc tạo ra thu nhập của gia đình, điều này phù hợp với điều kiện ở nơng thơn, so với nam thì nữ có rất ít cơ hội được tiếp xúc với kiến thức, chun mơn, vì vậy đây là rào cản cơ bản làm cho nữ giới thường có thu nhập thấy hơn so với nam. Số liệu thống kê tại Hình 5.3 cho thấy số năm đi học bình quân của các chủ hộ tại các xã trên địa bàn huyện Lai Vung là 7,99 năm, của nam giới là 8,08 năm, trong khi đó nữ giới có số năm đi học bình quân chỉ là 7. Theo truyền thống và chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo thì nam giới, nhất là người chồng, người cha là trụ cột và thường là những người tạo ra thu nhập chính của gia đình, nữ giới trong gia đình thường đóng vai trị là nội trợ, trơng con, làm những việc nhẹ, thu nhập thấp và khơng ổn định.
Như vậy có thể thấy rằng thực tiễn tại các xã trên địa bàn huyện Lai Vung, nam giới vẫn cịn đóng vai trị quan trọng trong việc tạo ra thu nhập của hộ gia đình.