Biến độc lập Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị tuyệt đối % Thứ tự ảnh hưởng Nghề nghiệp (NGHENGHIEP) 0,196 0,196 17,7 2
Kinh nghiệm (KINHNGHIEM) 0,095 0,095 8,60 6
Số năm đi học (SONAMDIHOC) 0,129 0,129 11,7 3
Số hoạt động tạo thu nhập (SOHOATDONG) 0,455 0,455 41,2 1 Diện tích đất sản xuất (DIENTICHDAT) 0,128 0,128 11,6 4 Vay vốn (VAYVON) 0,102 0,102 9,20 5 Tổng cộng 1,105 100
Thứ tự và đóng góp ảnh hưởng đến thu nhập Hộ gia đình nơng thơn trên địa bàn huyện Lai Vung như sau: Biến SOHOATDONG (số hoạt động tạo thu nhập) đóng góp 41,2%, NGHENGHIEP (nghề nghiệp của chủ hộ) đóng góp 17,7%, SONAMDIHOC (số năm đi học của chủ hộ) đóng góp 11,7%, DIENTICHDAT (diện tích đất sản xuất) đóng góp 11,6%, VAYVON (vay vốn) đóng góp 9,2%, KINHNGHIEM (kinh nghiệm chủ hộ) đóng góp 8,6%.
5.2.4. Giải thích các biến khơng có ý nghĩa
Biến GIOITINH (X4) có hệ số Sig = 0,246 nên khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do thực tế tại các xã trên địa bàn huyện Lai Vung, đa số chủ hộ gia đình là nam giới chiếm phần lớn trong khảo sát (91,4%) do vậy biến GIOITINH không ảnh hưởng đến mơ hình nghiên cứu.
Biến SONHANKHAU (X5) có hệ số Sig = 0,248 nên khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích địa bàn huyện Lai Vung vấn đề dân số (tỷ lệ tăng dân số
hiện khá tốt, tỷ lệ sinh thứ 3 rất thấp, số lượng nhân khẩu trong các gia đình không đông. Theo số liệu khảo sát thực tế các Hộ gia đình có từ 2 đến 5 người chiếm đến 71,2%. Do vậy biến GIOITINH không ảnh hưởng đến mơ hình nghiên cứu.
Biến TYLEPHUTHUOC (X6) có hệ số Sig = 0,293 nên khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích tương tự như SONHANKHAU, đa phần các hộ đều ít người Theo số liệu mẫu khảo sát cho thấy hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao nhất chỉ chiếm 67%. Do vậy TYLEPHUTHUOC khơng ảnh hưởng đến mơ hình nghiên cứu.
Kết luận: Thơng qua 5 kiểm định có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của Hộ gia đình ở nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung theo thứ tự tầm quan trọng như sau: “số hoạt động tạo thu nhập”, “nghề nghiệp”, “số năm đi học”, “diện tích đất sản xuất”, “vay vốn” và cuối cùng là “kinh nghiệm”.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương 5 đã xác định được các nhân tố tác động đến thu nhập của Hộ gia đình nơng thơn huyện Lai Vung, chương này sẽ trình bày những kết luận tổng quát của đề tài và đưa ra những khuyến nghị một số giải pháp đến chính quyền địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời cũng nêu ra thêm những hạn chế của kết quả nghiên cứu trong đề tài và những định hướng nghiên cứu sắp tới.
6.1. Kết luận
Trên cơ sở lý thuyết về thu nhập, kết quả nghiên cứu trước, tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu và qua kết quả nghiên cứu sơ bộ, luận văn nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu nhập Hộ gia đình nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tổng số mẫu dữ liệu thu thập là 270 mẫu, tuy nhiên chỉ có 257 mẫu đảm bảo được yêu cầu đưa vào phân tích dữ liệu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập phần đông của Hộ gia đình ở nơng thơn tại huyện Lai Vung phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp. Tuy mức độ đang dạng hóa (nghề nghiệp phụ) có chú trọng nhưng do hạn chế về trình độ chun mơn nên thu nhập bình quân đầu người vẫn thấp. Các nhân tố tác động chính đến thu nhập bình quân đầu người gồm: (1) số hoạt động tạo thu nhập, (2) nghề nghiệp, (3) số năm đi học, (4) diện tích đất sản xuất, (5) vay vốn và cuối cùng là (6) kinh nghiệm.
6.2. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu này mặc dù chưa được tồn diện và cịn nhiều hạn chế, tuy nhiên với kết quả nghiên cứu của đề tai là cơ sở khoa học thiết thực đối với chính quyền địa phương, các hộ gia đình để tham khảo và có những giải pháp thiết thực hơn nhằm nâng cao thu nhập bình cho các Hộ gia đình trên địa bàn huyện góp phần phát triển kinh tế, giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo.
6.3. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong Chương 5, luận văn này sẽ đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình nơng thơn địa bàn huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp như sau:
Thứ nhất, huyện cần có chính sách giải pháp phát triển ngành nghề phi nơng nghiệp, khuyến khích đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập cho hộ gia đình khu vực nơng thơn. Qua khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các hộ gia đình các xã trên địa bàn huyện Lai Vung, ngành sản xuất chính là: trồng trọt (cây ăn trái quýt hồng, đường, cam,..), lúa và một số hoa màu (mè, đậu bắp nhật, huệ, dưa lê,..). Sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp có phát triển nhưng không nhiều đa số ở các lĩnh vực (chế biến thủy sản, thức ăn thủy sản, dệt may,..). Về dịch vụ thương mại chủ yếu là mua bán hàng hóa, vật tư nơng nghiệp, vật liệu xây dựng, mua bán thức ăn thủy sản,…
Do vậy việc tạo điều kiện cho lao động nông nghiệp chuyển dần sang lao động phi nông nghiệp như lao động công nghiệp hay thương mại dịch vụ là rất cần thiết.
- Cần có chính sách đãi ngộ đối với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phổ thông tại chỗ, đào tạo và sử dụng.
- Liên kết với các Trung tâm các cơ sở mở rộng các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn, các nghề phi nông nghiệp để người lao động có khả năng chuyển đối ngành nghề. Việc đào tạo cần chú trọng đào tạo theo nhu cầu thị trường và theo nguyện vọng của người lao động, đồng thời phải có mối liên kết mật thiết với các doanh nghiệp có nhu cầu để tạo điều kiện cho người lao động học xong là có cơng ăn việc làm ổn định
- Phối hợp các Trung tâm của tỉnh mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt những cây có hiệu quả kinh tế, theo kết quả điều tra khảo sát ý kiến (phụ lục 10 ) có vấn đề kỹ thuật canh tác có thứ tự vị trí quan trọng hàng thứ 3 sau vấn đề bao tiêu sản phẩm và vốn. Cần chú trọng hỗ trợ nghiên cứu sâu về loại cây có múi, đặc biệt địa bàn huyện Lai Vung giá trị nông nghiệp đối với cây quýt, cam là rất cao, mang lại lợi nhuận cho nhà vườn khá, vì vậy cần có chính sách hoặc Đề án phát triển phát triển loại cây trồng này. Bên cạnh đó cần thường xun tìm hiểu thị trường, thơng tin thị trường cho nơng dân nắm để có định hướng trong sản xuất.
Thứ hai, cần hỗ trợ tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong vấn đề bao
tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho sản phẩm nơng nghiệp. Kết quả khảo sát ý kiến (phụ lục 10) hỗ trợ từ phía Nhà nước có đến 51,8% ý kiến hỗ trợ về vấn đề bao tiêu sản phẩm đầu ra (đứng hàng thứ 1). Vì vậy vấn đề này rất quan trọng đặc biệt là trong quá trình thực hiện tiến trình phát triển nơng nghiệp nông dân và nông thôn như hiện nay.
Vì vậy cần phải có chính sách, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề liên kết sản xuất và bao tiêu sản giữa doanh nghiệp và nông dân. Cần tuyên truyền vận động người dân hiểu hơn về lợi ích khi hợp tác làm ăn với quy mơ lớn (hợp tác xã) và liên kết sản xuất – tiêu thụ để giảm chi phí đầu tư tăng lợi nhuận và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Thứ ba, cần có chính sách và giải pháp nâng cao trình độ dân trí đặc biệt ở khu
vực nơng thơn vì qua kết quả nghiên cứu cho thấy những người có số năm đi học nhiều (trình độ học vấn, chun mơn cao) thường có thu nhập nhiều hơn so với người có số năm đi học ít (trình độ học vấn, chun mơn thấp). Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần phải:
- Nên có định hướng nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện và thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập, quan tâm đến giáo dục các cấp nhất là Giáo dục Mầm non, Phổ cấp giáo dục Tiểu học, tập trung hoàn thành Phổ cấp Trung học Cơ sở và tiến tới Phổ cập Trung học Phổ thơng ở những nơi có điều kiện.
- Ưu tiên nguồn vốn và từng bước kiên cố hóa trường lớp, nâng cấp đầu tư trang thiết bị dạy và học nhất là đối với những xã cịn khó khăn về trường lớp.
- Tập trung thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm học phí và nghiên cứu bổ sung một số kinh phí hỗ trợ cho những vùng cịn nhiều khó khăn; thường xun làm tốt cơng tác vận động chống học sinh bỏ học, giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học. Tăng cường công tác khuyến tài, thực hiện hướng nghiệp dạy nghề trong học sinh phổ thông.
Thứ tư là, cần có định hướng quy hoạch vùng sản xuất như: quy hoạch vùng
trồng cây ăn trái có giá trị cao (có thể xây dựng Đề án liên sản xuất và tiêu thụ một số loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như quýt, cam,), quy hoạch vùng chuyên sản xuất lúa, vùng chuyên sản xuất màu theo từng đặc điểm của các xã trên địa bàn huyện. Từ những quy hoạch trên là điều kiện cơ bản để xác định vấn đề diện tích đất sản xuất đối với từng hộ, đối với những hộ nhỏ lẻ, có diện tích đất ít nên thực hiện việc cho thuê hoặc tham gia hoạt động Hợp tác xã, khi cho thuê vẫn có thể làm tham gia làm thuê trên chính mảng đất của mình, điều này khơng những giúp địa phương thực hiện tốt công tác quy hoạch định hướng phát triển kinh tế mà còn giúp cho các hộ gia đình có ít đất sản xuất có thể tăng thu nhập của hộ.
Trong điều kiện khơng thể tăng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp được nữa thì việc giải quyết chuyển dịch lao động nông nghiệp sẽ làm cho diện tích đất sản xuất bình quân đầu người tăng lên. Bên cạnh đó, cần quan tâm thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất nhằm làm tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích và từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp, củng cố, hồn thiện và phát triển mạng lưới khuyến nông từ các huyện, xã đến ấp nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào nơng nghiệp. Trong tổng số 257 mẫu khảo sát có đến 11,7% liên quan đến vấn đề chuyển giao kỹ thuật (phụ lục 10)
Thứ năm là, nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các định chế chính
thức. Trong tổng số 257 mẫu khảo sát trong đó ý kiến của người dân về vốn chiếm 28,8% trong tổng số 257 phiếu khảo sát (phụ lục 10), cho thấy vốn vay có vai trị thứ 2 trong tổng số ý kiến được hỏi và đó cũng là thực tiễn cho vấn đề thu nhập của Hộ gia đình nơng thơn. Trong tổng số 100 hộ được vay (theo số liệu mẫu khảo sát) thì có đến 72 hộ vay vốn với mục đích đầu tư tư cho sản xuất. (phụ lục 11).
Do vậy thiếu vốn người dân không thể mua nguyên liệu phục vụ sản xuất: giống cây trồng phân bón, thiết bị máy móc,.. và cũng khó áp dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Việc đảm bảo nguồn vốn cho vay là điều rất cần thiết. Để nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các định chế chính thức khuyến nghị thực hiện một số giải pháp sau:
- Nâng cao năng lực và cải tiến hoạt động cho vay của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội. Hệ thống ngân hàng, tín dụng cần có biện pháp huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để bổ sung nguồn vốn cho vay, mở rộng đối tượng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, cá nhân, tăng nguồn vốn cho vay trung hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ các mục tiêu đầu tư chiều sâu và dài hạn của nhân dân.
- Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn đối với các hộ có định hướng phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như: quýt hồng, quýt đường, cam,…
- Mở rộng các nguồn cho vay từ các nguồn quỹ hỗ trợ như Ngân hàng CSXH, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh với điều kiện vay dễ dàng, thuận tiện, phương thức trả vốn và trả lãi vay thơng thống.
- Đa dạng hóa hình thức tiết kiệm đến tận vùng sâu vùng xa, nhằm giúp cho người nghèo giảm chi phí giao dịch khi vay vốn và các khoản tiết kiệm này có khả năng giải quyết các chi phí cần thiết để tăng thu nhập gia đình.
- Các cơ quan ban ngành có liên quan của huyện và UBND các xã có giải pháp giải quyết các thủ tục cho vay được thơng thống, tiện lợi như chứng thực, xác nhận hồ sơ vay, chứng thực tài sản thế chấp nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho người dân vay vốn làm ăn.
6.4. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong điều kiện có hạn về thời gian và kiến thức của bản thân nên nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định:
Thứ nhất, Với 257 quan sát để phân tích tình hình thu nhập cho tất cả 11 xã trên
địa bàn huyện Lai Vung với 37.766 hộ gia đình nên có thể nói kết quả nghiên cứu chưa phản ánh hết thực trạng thu nhập của địa bàn nghiên cứu, cần mở rộng địa bàn nghiên cứu.
Thứ hai, luận văn này chỉ tập trung đến đối tượng nghiên cứu là hộ gia đình,
chủ yếu là chủ hộ, chưa bao quát hết đặc điểm riêng của từng thành viên trong hộ gia đình. Vì vậy, những nhận định về hộ gia đình chưa hẳn đúng cho tất cả các thành viên trong hộ.
Thứ ba, nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình bằng phương pháp định lượng
là rất cần thiết, tuy nhiên trong thực tế các biến định lượng không thể phản ánh hết các tình hình thu nhập mà cịn nhiều tiêu chí khác mà luận văn khơng có điều kiện nghiên cứu. Chẳng hạn như: ảnh hưởng của nhân tố giá cả nơng sản, hiệu quả các chính sách của Nhà nước, tình trạng chi tiêu của hộ, văn hóa của địa phương, tâm lý ỷ lại, rủi ro (thiên tai, dịch bệnh,..),... Vì vậy, cần phải có thêm các nghiên cứu về xã hội học với sự tham gia sâu rộng của người dân và các cấp chính quyền địa phương mới có thể phản ánh tồn diện tình hình thu nhập của các hộ gia đình tại các xã trên địa bàn huyện.
Những hạn chế trên đây của nghiên cứu này là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
Aikaeli, J., 2010. Determinants of rural income in Tanzania: An empirical approach. Research on Poverty Alleviation.
Barker, R., 2002. Rural development and structural transformation, Fulbright Economics Teaching Program, University of Economic, HCM, Vietnam.
Demurger. S., Fournier. M., and Yang.W., 2010. Rural household decisions towards income drivesification : Evidence from to townshoip in Northern China. Chin
Economic Review 47, pp 01-13.
Ellis, F., 1998. Household strategies and rural livelihood diversification in developing countries. Journal of Agricultural Economics 51 (2), pp289-301
Haviland, W.A., 2003. Anthropology. Wadsworth: Belmont, CA.
Karttunen, K.A., 2009. Rural Income Generation and Diversification: A Case Study in Eastern Zambia. Finaland: Rural Development Consultant.
Lewis, W.A., 1954 Economic Development with Unlimited Supplies of Labour. Manchester School of Economic and Social Studies, 22:131-91.
Marshall, A., 1890. Principles of Economics. Macmillan, London.
Micevska, M., and Rahut, D. B., 2007. Rural nonfarm employment and incomes
in Eastern Himalayas. In Proceedings of the German Development Economics
Conference.
Mwanza, J. F., 2011. Assessment of Factors of household capital/assets that influence income of smallholder farmers under International Development Enterprises (IDE) in Zambia. Master thesis, Ghent University, Belgium.
Naschold. F., 2009. Microeconomic Determinants of Income Inequality in Rural Pakistan. Department of Applied Economic Journal Development Studies. Vol
45, No.5, pp 746-768.
Okurut, F. N., Odwee, J. O., & Adebua, A., 2002. Determinants of regional poverty in Uganda, Vol. 122. African Economic Research Consortium.
Oshima, H.T.,1993 Strategic Processes in Monsoon Asia’s Economic Development. Baltimore: The Johns Hopkins University Press.
Readon, T., Degalo, C. and Malton, P., 1992. Determinants and Effects of Income Diversification amongst Farm HouseHolds in Burkina Faso. The Journal of