2.4. Kinh nghiệm thực tiễn nâng cao thu nhập Hộ gia đình nơng thơn:
2.4.1. một số nước khác:
* Kinh nghiệm tại Trung Quốc:
Vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã có những thay đổi về tăng đầu tư nơng nghiệp, đẩy mạnh việc cải cách thể chế về nông nghiệp và nông thôn, kinh tế hộ gia đình từng bước được khơi phục, nơng dân tiếp cận và quản lí tư liệu sản xuất, tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp nông thôn phát triển.
Trải qua hơn ba thập kỷ thực hiện cải cách mở cửa, phát triển kinh tế, Trung Quốc đã đạt được rất nhiều thành tựu: tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền đạt ở mức cao, từ năm 1978 đến năm 2010 GDP bình quân đầu người mỗi năm tăng 9,6%. Nhất là những năm gần đây 2008 đến 2010 GDP tăng lần lượt là 9,0%, 8,7%, 10,4%. Cùng với sự phát triển kinh tế, thu nhập dân cư nông thôn cũng không ngừng tăng lên, năm 2000 thu nhập bình qn đầu người ở nơng thơn là 2.253 nhân dân tệ (NDT), năm 2005 là 3.255 NDT, năm 2006 là 3.587 NDT và năm 2007 là 4.140 NDT, tăng 9,5% so với năm 2006.
Đạt được những kết quả trên, là do Trung Quốc coi việc tăng thu nhập cho người dân ở nơng thơn là một vấn đề chính trị lớn. Hầu hết các giải pháp tập trung vào
nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nông dân, đẩy mạnh tiến bộ khoa học công nghệ, đi sâu vào cải cách nông thôn, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nỗ lực làm cho thu nhập của người nông dân tăng nhanh, nhanh chóng làm thay đổi tình trạng chênh lệch thu nhập giữa người dân thành thị và nơng thơn. Các giải pháp đó là:
Một là, thực hiện quy hoạch xây dựng khu vực có ưu thế về nơng sản xuất, hỗ
trợ sản xuất nơng sản xuất có chất lượng tốt, phát triển ngành nông nghiệp đặc sắc, thúc đẩy gia công tinh chế nông sản.
Hai là, thông qua những việc làm phi nông nghiệp để tăng thu nhập như nâng
cao trình độ phát triển xí nghiệp gia đình và ngành du lịch làng xã.
Ba là, thông qua những hỗ trợ về chính sách để tăng thu nhập như mở rộng mức
độ ưu đãi cho nơng dân, điều chỉnh hợp lí giá cả nơng sản và tư liệu sản xuất.
Bốn là thông qua phát triển ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngay tại
nông thôn để mở rộng thêm nhiều kênh tăng cường để tăng thu nhập cho nông dân.
Năm là, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện cho người
dân tăng thu nhập.
Sáu là thực hiện tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết tình trạng khó khăn
về sản xuất và đời sống đối với người nghèo và gặp nhiều thiên tai rủi ro.
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc đã tập trung các giải pháp để nâng cao trình độ người nơng dân, đẩy mạnh việc triển khai công tác đào tạo kỹ năng nghề cho nông dân. Đồng thời, đẩy nhanh phát triển giáo dục phổ thông cơ sở ở nông thôn, coi trọng việc phổ cập và củng cố giáo dục 9 năm ở nông thôn. Năm 2006, Trung Quốc đã thực hiện miễn tồn bộ học phí, cung cấp sách vở miễn phí, trợ cấp sinh hoạt và ký túc xá cho học sinh thuộc diện gia đình có hồn cảnh khó khăn. Đến năm 2008, cơ bản hồn thành phổ cập trung học cơ sở và xóa mù chữ (trích bởi Trương Châu, 2014)
* Kinh nghiệm Nhật Bản:
Nhật Bản bị giới hạn bởi tài nguyên thiên nhiên đất đai ngày càng ít và dân số ngày càng đơng (diện tích đất trung bình một hộ nơng dân của Nhật Bản năm 1878 là 01 ha và năm 1962 chỉ cịn 0,8 ha). Trong hồn cảnh đó, một chiến lược khơn khéo và có hiệu quả đã được thực hiện thành cơng đó là: Muốn tăng năng suất thâm canh phải tăng năng suất trên một đơn vị sản xuất và trên một đơn vị lao động. Từ đó, nông nghiệp đi ngay vào phát triển chiều sâu từ giai đoạn tăng trưởng ban đầu.
Từ năm 1970, Nhật Bản đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hóa nông thôn. Thu nhập công nhân tăng nhanh do chính sách phi trung hóa cơng nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, tạo việc làm cho lao động nơng thơn. Từ đó, cơ cấu kinh tế nơng thơn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi nơng nghiệp trong thu nhập cư dân nông thôn ngày càng tăng (năm 1950 phi nơng nghiệp đóng góp 29% năm 1990 chiếm 85% thu nhập của hộ nông dân). Bên cạnh đó nhờ phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông, thông tin, giáo dục,… đã thúc đây nông nghiệp tăng trưởng, tạo nên năng suất đất đai cao và tạo điều kiện phát huy tác dụng máy móc thiết bị, hóa chất cho hóa trình cơ giới hóa, tạo nên năng suất lao động cao cho nông nghiệp.