Những tồn tại trong quản trị rủi ro tín dụng tại NHCT Chi nhánh TSG:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 73 - 77)

Tây Sài Gòn:

Tuy CN đạt được thành tựu trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nhưng RRTD vẫn luôn tồn tại song song cùng với hoạt động tín dụng và khơng thể hạn chế hồn tồn. Một số tồn tại trong công tác QTRRTD tại CN NHCT Tây Sài Gòn:

2.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của phịng quản lý rủi ro tín dụng chƣa đƣợc xem trọng

Mặc dù mơ hình PQLRR đã được thành lập, song công tác QTRRTD tại CN chưa được xem trọng, chưa bố trí đủ cán bộ có trình độ kinh nghiệm để thực hiện chức năng nhiệm vụ QTRRTD, qua đó đã cho thấy cịn những hạn chế sau:

+ PQLRR chưa xem trọng nhiệm vụ quản lý danh mục tín dụng, danh mục TSBĐ dẫn đến không phát hiện và cảnh báo kịp thời những rủi ro đang tiềm ẩn.

+ Thiếu phân tích tình hình kinh tế, diễn biến của thị trường trong từng thời kỳ, việc thẩm định RRTD đơi khi chỉ mang tính đối phó và hồn thiện một cách hình thức báo cáo thẩm định RRTD độc lập. Một số cán bộ PQLRR cịn thụ động, khơng mạnh dạn đưa ra ý kiến để tham mưu cho lãnh đạo trong cơng tác điều hành hoạt động tín dụng của NH.

+ Cán bộ Phòng QLRR khơng thường xun rà sốt việc đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng của KH, khơng thường xun kiểm sốt việc hồn thiện hồ sơ vay vào hệ thống phù hợp với hồ sơ giấy.

2.4.2.2. Công tác thẩm định cho vay, thẩm định tài sản bảo đảm, thẩm định rủi ro tín dụng độc lập cịn hạn chế

Công tác thẩm định ở một số KH cịn mang tính hình thức: CBTD tại CN chưa phân tích sâu tình hình quan hệ tín dụng của một số KH với các TCTD khác, chưa thẩm định kỹ các thông tin để đánh giá năng lực của một số KH về tài chính, về quản lý SXKD, tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, nhu cầu thực sự về vốn vay cho nên đã dẫn đến những sai sót trong quyết định cho vay.

Định giá TSBĐ thiếu căn cứ, vi phạm các quy định hiện hành của NHCTVN: định giá TSBĐ cao hơn giá thị trường thực tế, định giá tài sản để có thể cho vay theo yêu cầu của KH.

Không thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định RRTD độc lập: thẩm định chỉ mang tính hình thức và nội dung báo cáo thẩm định chỉ sao chép các thơng tin của phịng KH cung cấp, không thu thập thêm thông tin để thẩm định dẫn đến chất

lượng thẩm định còn thấp, chưa cảnh báo được những rủi ro tiềm ẩn để đề xuất những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

2.4.2.3. Tài sản thế chấp đƣợc xem trọng hơn hiệu quả của phƣơng án vay vốn

Khi giải quyết cho vay, theo nguyên tắc thì yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà NH cần phải quan tâm đó là đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, vì nguồn trả nợ chính của khoản vay được lấy từ kết quả kinh doanh. Thực tế, hầu hết các thông tin và số liệu mà KH cung cấp chỉ mang tính tham khảo, đánh giá tổng quan về KH, việc thẩm định, phân tích số liệu khơng đem lại hiệu quả thiết thực. Để giải quyết cho vay, CBTD tại CN thường đánh giá cao TSĐB và xem TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu khi có RRTD xảy ra. Mặt khác, để có thể cho vay cạnh tranh lôi kéo KH của TCTD khác đôi khi NH phải định giá tài sản cao, nâng giá trị mức cấp tín dụng trên giá trị TSBĐ để có thể thỏa mãn nhu cầu KH, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD do NH cho vay vượt có nhu cầu thực tế của KH, KH thừa vốn kinh doanh sẽ sử dụng vốn sai mục đích là nguyên nhân chính gây ra nợ xấu. Tuy nhiên, khi RRTD xảy ra CN gặp rất nhiều khó khăn trong q trình xử lý TSĐB để thu nợ vì hồ sơ thủ tục pháp lý rườm rà, phải có thời gian thụ lý hồ sơ, phụ thuộc rất nhiều vào các cơ quan pháp luật, phải được sự hợp tác của chủ tài sản là đồng ý xử lý tài sản để thu hồi nợ…

Một số trường hợp cụ thể đã cho thấy việc thẩm định hiện trạng tài sản khơng phản ánh đúng thực tế, tờ trình thẩm định thể hiện tài sản có vị trí đẹp, thuận tiện giao thơng, có lợi thế thương mại nhưng tài sản lại có vị trí xấu, khơng đáp ứng điều kiện nhận làm TSBĐ như: đất khơng có lối đi vào, đất thuộc vùng trũng, thường bị ngập nước, khu vực bị ơ nhiễm…tài sản có tính thanh khoản thấp. Do đó cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại CN.

2.4.2.4. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay chƣa thƣờng xuyên và còn mang tính hình thức, khơng kiểm sốt đƣợc vốn vay

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại CN chưa được thực hiện thường xuyên, thậm chí khơng thực hiện đúng quy định. Nguyên nhân là sợ gây phiền hà cho KH hoặc khơng có thời gian nên CBTD chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Nghiêm trọng hơn, CBTD không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn, phiếu nhập kho do KH cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra. Do đó, hoạt động tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, trường hợp KH cố tình chiếm dụng vốn NH để sử dụng vốn với mục đích riêng khơng phù hợp với cam kết theo hợp đồng tín dụng, khả năng phát sinh nợ xấu là rất lớn. Thực trạng cơng tác tín dụng tại CN hiện nay là cho vay dựa trên lòng tin đối với KH rất lớn. Chẳng hạn như việc cho vay các KH thuộc nhóm KHLQ, KH vay vốn thanh tốn cho các cơng ty trong nhóm, chuyển vốn lịng vịng qua các NH khác, thoát ly khỏi sự quản lý của CN, dẫn đến KH chiếm dụng vốn NHg để sử dụng vào mục đích khác.

2.4.2.5. Thơng tin đƣợc thu thập chƣa đầy đủ và chính xác

Để NH có cơ sở cấp tín dụng cũng như tăng hạn mức tín dụng cho một KH thì phải cập nhật được kịp thời và đầy đủ các thông tin của KH như uy tín, tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, mối quan hệ với các đối tác, tình hình quan hệ tín dụng với các NH. Nhưng thực tế, khi tiến hành cấp tín dụng hay tăng hạn mức tín dụng cho KH, CBTD tại CN chỉ thực hiện thu thập các thơng tin sẵn có hoặc ở các kênh thơng tin thuận tiện như CIC, Internet, báo chí…Đây là các kênh thông tin đáng tin cậy, khách quan, tuy nhiên đó chỉ là thơng tin phản ánh quá khứ, cán bộ hạn chế khả năng đánh giá KH trong hoàn cảnh hiện tại và không nhận định xu hướng phát triển của KH tương lai trong ngành mà KH đang hoạt động. Ngoài ra, đa số cán bộ đã bỏ qua việc cập nhật thông tin không phân tích tình hình tài chính định kỳ tối đa 6 tháng/lần hoặc đột xuất đánh giá thực tình hình hoạt động của KH, không thu thập những chứng từ thu nhập mới của KH tại thời điểm xét hồ sơ mà lại phân tích tình hình tài chính thời điểm q xa, khơng đi thực tế kiểm tra tình hình hoạt động hiện tại của KH. Như vậy, kết quả thẩm định khơng cịn chính

xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn.

2.4.2.6. Phẩm chất đạo đức cán bộ bị tha hóa:

Một số cán bộ vì lợi ích cá nhân nên khi thẩm định cho vay chỉ thực hiện qua loa, chiếu lệ, không thẩm định các điểu kiện vay vốn theo quy định để có thể giải ngân được cho KH. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động tín dụng tại CN.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w