Để phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua bảo hiểm sức
khoẻ phi nhân thọ của các người dân, tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát 700
người dân ở các thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh đại diện cho ba miền
Bắc, Trung, Nam để thu thập số liệu về nhân khẩu học, về nhu cầu và ý định mua bảo hiểm sức khoẻ phi nhân thọ. Sau khi tiến hành lọc 39 phiếu không hợp lệ do thông tin khơng rõ ràng hoặc câu trả lời có sự mâu thuẫn, tác giả tiến hành phân tích với 661 phiếu hợp lệ còn lại chiếm tỷ lệ 94,43%. Số phiếu hợp lệ theo Hair và cộng sự (1998) là đủ điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội.
Bảng 4.13. Thống kê mô tả mẫu theo tỉnh thành
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Hà Nội 237 35.9 35.9 35.9
Đà Nẵng 184 27.8 27.8 63.7
Hồ Chí Minh 240 36.3 36.3 100.0
Total 661 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Theo kết quả khảo sát, trong tổng số 661 người tham gia khảo sát có 237 người
ở Hà Nội chiếm tỷ lệ 35,9%, Đà Nẵng có 184 người tương ứng với tỷ lệ 27,8% và 240
người ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm 36,3%.
Bảng 4.14. Thống kê mơ tả mẫu theo giới tính
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Nam 279 42.2 42.2 42.2
Nữ 382 57.8 57.8 100.0
Total 661 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Về giới tính, theo kết quả thu thập được, trong 661 người dân tham gia khảo sát thì nam giới có số lượng người là 279 người tương ứng với tỷ lệ 42,2%; có 382 người
Bảng 4.15. Thống kê mơ tả mẫu theo độ tuổi
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Dưới 25 tuổi 43 6.5 6.5 6.5
Từ 25 đến dưới 35 tuổi 182 27.5 27.5 34.0 Từ 35 đến dưới 45 tuổi 221 33.4 33.4 67.5 Từ 45 đến dưới 55 tuổi 137 20.7 20.7 88.2 Từ 55 tuổi trở lên 78 11.8 11.8 100.0
Total 661 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Theo kết quả khảo sát, độ tuổi của chủ người dân dao động từ 21 đến 64 tuổi, trong đó đứng thứ nhất là nhóm người dân trong độ tuổi từ 35 đến 45 gồm 221 hộ
tương ứng với 33,4%; tiếp theo là nhóm người dân trong độ tuổi 25 đến 35 với 182 hộ chiếm tỷ lệ 27,5%; đứng thứ ba là nhóm người dân trong độ tuổi 45 đến 55 với 137 hộ chiếm tỷ lệ 20,7%; nhóm người dân dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ 6,5% và nhóm người dân
độ tuổi từ 55 trở lên chiếm tỷ lệ 11,8%.
Bảng 4.16. Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Phổ thông 13 2.0 2.0 2.0
Trung cấp 58 8.8 8.8 10.7
Cao đẳng, đại học 481 72.8 72.8 83.5
Trên đại học 109 16.5 16.5 100.0
Total 661 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Kết quả khảo sát cho thấy đa số người tham gia khảo sát đều có trình độ cao đẳng, đại học với 481 người chiếm 72.8%, 109 người có trình độ trên đại học chiếm
16.5%, số lượng người có trình độ phổ thông, trung cấp chiếm thiểu số 10.7% với 71 người.
Bảng 4.17. Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Dưới 10 triệu đồng 17 2.6 2.6 2.6 Từ 10 đến dưới 20 triệu đồng 195 29.5 29.5 32.1 Từ 20 đến dưới 30 triệu đồng 247 37.4 37.4 69.4 Từ 30 đến dưới 40 triệu đồng 103 15.6 15.6 85.0
Từ 40 đến dưới 50 triệu đồng 68 10.3 10.3 95.3 Từ 50 triệu đồng trở lên 31 4.7 4.7 100.0
Total 661 100.0 100.0
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu của tác giả
Theo bảng thống kê về thu nhập tháng của hộ gia đình người tham gia khảo sát năm 2019, số người tham gia khảo sát mà hộ gia đình có thu nhập tháng từ 20 đến
dưới 30 triệu đồng chiếm đa số với 247 người tương ứng tỷ lệ 37,4%; tiếp theo là
nhóm người tham gia khảo sát mà hộ gia đình có thu nhập tháng từ 10 đến dưới 20
triệu đồng với 195 người chiếm tỷ lệ 29.5%; đứng thứ ba là nhóm các người dân có
thu nhập tháng từ 30 đến dưới 40 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15.6%; tiếp theo là nhóm các người dân có thu nhập hộ từ 40 đến dưới 50 triệu đồng chiếm tỷ lệ 10.3%, nhóm người dân có thu nhập từ 50 triệu trở lên chiếm 4.7% trong tổng số người dân tham gia khảo sát; cuối cùng là nhóm các người dân có thu nhập dưới 10 triệu đồng chỉ chiếm 2.6%.