3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp
3.3.2.1. Đối với nghiên cứu định tính
Tác giả thu thập dữ liệu bằng phương pháp thảo luận nhóm. Để tránh sự thiếu
chính xác trong việc phân tích kết quả của cuộc thảo luận, nghiên cứu này sẽ tiến hành 8 nhóm thảo luận khác nhau để làm mịn dữ liệu, kết quả nghiên cứu sẽ có độ tin cậy cao.
Mục đích: thu thập những dữ liệu, thơng tin và xác thực lại dữ liệu thứ cấp trên các nguồn khác nhau nhằm khẳng định cho những lập luận, kết luận, giả thuyết đã xây dựng, hình thành trong quá trình tổng hợp, thu thập dữ liệu.
Phương pháp thảo luận nhóm: Nghiên cứu thực hiện thảo luận nhóm theo phương pháp bán cấu trúc. Sau khi xác định các nội dung chính cần trao đổi, tác giả
chuẩn bị các câu hỏi trước khi thảo luận để đảm bảo câu trả lời thu được sẽ hướng đến
hỏi gợi ý và câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn để đặt ra thêm những câu hỏi cho những người đang được phỏng vấn. Người đi phỏng vấn sẽ ghi âm và ghi chép lại cuộc phỏng vấn.
Đối tượng thảo luận nhóm: 8 nhóm, mỗi nhóm 10 người bao gồm 2 chuyên gia
nghiên cứu về bảo hiểm tại các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý và
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 2 cán bộ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện
đang làm việc trực tiếp về bảo hiểm sức khoẻ (trong đó có 1 người hiện đang là quản
lý), 2 cán bộ là đại lý, môi giới hoặc nhân viên kinh doanh bán bảo hiểm sức khoẻ, và 4 người dân trong đó có 2 người đang sử dụng bảo hiểm sức khoẻ và 2 người hiện đang không sử dụng bảo hiểm sức khoẻ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
Tác giả đã lựa chọn các chuyên gia ngoài DNBH là những người có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại, có nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm sức khoẻ thương mại nói riêng. Cán bộ của DNBH phi nhân thọ và đại lý, môi giới, nhân viên kinh doanh bán bảo hiểm sức khoẻ
được lựa chọn cũng là những người có thâm niên ít nhất 10 năm liên quan đến việc quản
lý và bán các sản phẩm BHSK phi nhân thọ. Họ và tên của đối tượng tham gia phỏng
vấn được mã hoá bằng các chữ cái A-J và chữ số 1-8, trong đó A, B là các chuyên gia
ngoài DNBH, C, D là cán bộ hiện đang làm việc trong DNBH, E, F là trung gian bảo hiểm, G, H là khách hàng đã mua BHSK, I, J là người chưa mua BHSK, 1-8 là số thứ tự các nhóm phỏng vấn.
Cuộc thảo luận nhóm sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 90 phút đến 120 phút. Tác giả liên hệ trước với các đối tượng tham gia vào cuộc thảo luận nhóm để tìm ra thời gian và địa điểm sao cho đối tượng trả lời có thể thoải mái nhất khi đưa ra
các câu trả lời hoặc sẽ phỏng vấn nhóm online bằng cách sử dụng phần mềm hỗ trợ họp trực tuyến Google Meet hoặc Zoom. Vì lý do nhạy cảm của các thông tin được
cung cấp nên nhóm khảo sát đã cam kết và giải thích rõ mục đích, nội dung của buổi
phỏng vấn và đặc biệt là tính bảo mật của các thảo luận. Để tạo ra một môi trường thảo luận chuyên sâu hiệu quả nhất, q trình thảo luận khơng thực hiện theo thứ tự câu hỏi
đã sắp xếp từ trước khi thực hiện khảo sát. Các câu hỏi được đưa ra dưới nhiều hình
thức khác nhau mà vẫn đảm bảo được nội dung câu hỏi và được sắp xếp theo trình tự của cuộc nói chuyện. Tức là, căn cứ vào nội dung trả lời của người được phỏng vấn
mà đưa ra các câu hỏi mở, câu hỏi đóng tiếp theo. Câu hỏi được sử dụng và cấu trúc
thảo luận nhóm được đính kèm tại phụ lục 2 của luận án. Thời gian thực hiện: từ 01/2020 đến 07/2020
Đối tượng làm khảo sát là những người chưa, đã và đang tham gia BHSK phi
nhân thọ tại Việt Nam. Sản phẩm bảo hiểm sức khoẻ của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là sản phẩm có thời hạn 1 năm, rất nhiều khách hàng đã tham gia bảo hiểm
hoặc hợp đồng bảo hiểm chuẩn bị hết hạn sẽ quyết định hoặc lưỡng lự giữa việc dừng hoặc tiếp tục tham gia. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ bao gồm cả ba
nhóm: những người chưa tham gia bảo hiểm, đã tham gia bảo hiểm, đang tham gia bảo hiểm.
Phương pháp chọn mẫu:
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi và dễ tiếp cận tới các đối tượng khảo sát, ở những nơi mà tác giả có nhiều khả năng gặp được các đối tượng khảo sát. Tác giả đã liên hệ với các phòng bảo hiểm con người tại các công ty bảo hiểm phi nhân thọ và gửi bảng khảo sát giấy trực tiếp đến các
phòng này để chuyển cho khách hàng đã và đang tham gia BHSK phi nhân thọ. Do điều kiện khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng khảo sát trong thời kỳ dịch bệnh
COVID-19, bảng khảo sát trực tuyến cũng được gửi qua email tới các đối tượng là các khách hàng đã, đang tham gia bảo hiểm sức khỏe, hoặc có ý định mua, đang tìm hiểu
hoặc những khách hàng đã trải nghiệm các sản phẩm khác tại các cơng ty bảo hiểm
này. Ngồi ra, để đảm bảo tính đại diện tốt cho tổng thể, mẫu nghiên cứu được phân
chia cho các vùng miền Bắc - Trung - Nam theo tỷ lệ tương ứng 250:200:250. Nhu cầu mua BHSK phi nhân thọ chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố thu nhập của người dân cũng như cơ sở hạ tầng y tế do đó nhu cầu này tập trung ở các thành phố lớn. Vì vậy, tác giả lựa chọn 3 tỉnh thành lớn đại diện cho mỗi miền: TP. Hà Nội đại diện cho các
tỉnh/thành phố phía Bắc, Đà Nẵng đại diện cho các tỉnh/thành phố miền Trung và TP.
Hồ Chí Minh đại diện cho các tỉnh/thành phố phía Nam.
Quy mơ mẫu:
Quy mơ mẫu được áp dụng trong luận án dựa trên nhu cầu phân tích nhân tố để xác định nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy:
Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: quy mơ mẫu tối thiểu được xác định n =
5*m với m là số biến đo lường tham gia phân tích nhân tố khám phá EFA. Tác giả dựa
trên nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) để tham khảo kích thước
mẫu dự kiến. Comrey (1973) cũng cho rằng đây là cỡ mẫu thích hợp cho các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA. Do đó, số lượng mẫu nghiên cứu tối thiểu cần có để đạt được những kết quả có tính tin cậy theo các nghiên cứu này là: 5*24 = 120 mẫu.
ra từ mơ hình hồi quy có ý nghĩa được tính tốn dựa theo cơng thức của Tabachnick và Fidell (1996): n = 50 + 8*m, trong đó m là số biến độc lập trong mơ hình. Như vậy,
trong luận án mơ hình hồi quy đa biến sử dụng có 5 biến độc lập nên kích cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được là n = 50 + 8*5 = 90 mẫu.
Từ các cơ sở trên, tác giả thực hiện khảo sát và thu về 700 phiếu, sau khi phân tích loại các phiếu khảo sát khơng hợp lệ đã chọn ra được 661 phiếu hợp lệ (loại trừ những mẫu khơng lơ-gíc hoặc khơng liên quan để đảm bảo tính khách quan và chính
xác của nghiên cứu). Số liệu thu thập được tổng hợp phục vụ các phần phân tích sâu. Sau đó, tác gỉả thiết kế phiếu khảo sát. Tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi
điều tra khảo sát tới khách hàng của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Thiết kế mẫu chính thức: Sau khi chỉnh sửa, điều chỉnh bảng hỏi dựa trên điều tra sơ bộ, từ đó tác giả đưa ra phiếu khảo sát gồm tổng cộng 26 câu hỏi (phụ lục 3).
Bảng hỏi:
Phần 1: Thông tin chung (bao gồm các câu hỏi liên quan đến nhân khẩu học). Phần 2: Những câu hỏi đánh giá về Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ tại Việt Nam với hình thức lựa chọn mức độ đồng ý theo
thanh đo Linkert 5 mức độ với 1 - Hồn tồn khơng đồng ý và 5 - Hoàn toàn đồng ý. Trong phần đánh giá các nhân tố ảnh hưởng này, có 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc
được sử dụng để phân tích, trong đó 5 biến độc lập bao gồm: Thái độ đối với rủi ro và
BHSK phi nhân thọ, Chuẩn chủ quan về BHSK phi nhân thọ, Kiểm sốt hành vi có nhận thức, Năng lực đáp ứng nhu cầu của DNBH phi nhân thọ và Truyền thông, quảng cáo về BHSK phi nhân thọ; 1 biến phụ thuộc là ý định mua BHSK phi nhân thọ.
Thời gian điều tra: từ 15/8/2020 đến 26/12/2020
Trong đó, các câu hỏi được thiết kế cụ thể theo biến quan sát của từng nhân tố trong phần thiết kế thang đo dưới đây.