2.4 Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
2.4.2 Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất năm 2009
Dưới tác động tiêu cực làm suy yếu kinh tế trong nước từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã diễn ra từ những tháng cuối năm 2008, mục tiêu trọng tâm của CSTT cũng như điều hành lãi suất trong năm 2009 được Chính phủ đưa ra là “phục hồi tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô”.
Các giải pháp điều hành lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế tiếp tục được triển khai như sau: (i) LSCB, LSTCV, LSTCK, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử LNH và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN giảm xuống mức lần lượt là 7%/năm, 8-7%/năm, 6-5%/năm và 8-7%/năm từ 1/2/2009 và giữ ổn định đến cuối tháng 11/2009; (ii) ban hành cơ chế lãi suất thoả thuận của các NHTM đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo thơng tư số 01/2009TT-NHNN vào ngày 01/02/2009 (các lĩnh vực còn lại vẫn sẽ tiếp tục thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản theo Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN); (iii) triển khai đồng bộ các cơ chế hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND theo Quyết định số 131/QĐ- TTg ngày 23/01/2009, Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009, Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 và Công văn số 670/TTg-KTTH ngày 5/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ với lãi suất hỗ trợ là 4%; đi đôi với tăng cường thanh tra, giám sát, hồn thiện cơ chế và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến cơ chế hỗ trợ lãi suất.
Đến hết tháng 11/2009, trước xu thế phục hồi của nền kinh tế đã rõ rệt hơn (ước tính khả năng tăng trưởng kinh tế vào cuối năm có thể trên 5,2% - đạt mục tiêu đề ra vào đầu năm là 5%), thì NHNN đã chuyển sang quan tâm đến mục tiêu ổn định giá cả khi thị trường tiền tệ, tín dụng và giá cả thời gian gần đây có nhiều biến động, đặc biệt là dư nợ tín dụng cần phải có những biện pháp xử lý kịp thời hơn. Tính đến hết tháng
11/2009, tổng dư nợ tín dụng đã tăng khá cao, tăng 36,08% so với ngày 31/12/2008
trong khi nguồn huy động không kịp đáp ứng dẫn đến việc một số NH nhỏ gặp khó khăn về thanh khoản và lãi suất trên thị trường đã có xu hướng tăng từ những tháng cuối năm. Trước tình hình đó, Chính phủ đã quyết định dừng hỗ trợ LSCV ngắn hạn chỉ đến 31/12/2009 (so với thời gian thực hiện quy định ban đầu là đến hết Quý 1/2010) và bắt đầu thực hiện từ 1/12/2009. Ngoài ra, NHNN cũng điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành thêm 1% (trong đó lãi suất OMO cũng tăng từ 7 lên 8%/năm) bắt đầu từ 1/12/2009 để tạo điều kiện cho các TCTD gia tăng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế và cải thiện thanh khoản. Động thái thắt chặt này của NHNN đã làm lãi suất trên thị trường tăng mạnh hơn vào cuối năm, tạo xu hướng lãi suất tăng cao vào đầu năm 2010.
Bảng 2.2 Tình hình biến động lãi suất điều hành năm 2009
Lãi suất
qua đêm LSCB LSTCV LSTCK Văn bản áp dụng Ngày áp dụng 8% 8% 8% 6% 2664/QĐ-NHNN25/11/2009 01-12-2009
7% 7% 7% 5% 837/QĐ-NHNN
10/4/2009 10-04-2009 8% 7% 8% 6% 173/QĐ-NHNN23/1/2009 01-02-2009
Nguồn: NHNN
Như vậy, điều hành lãi suất năm 2009 nhìn chung tương đối ổn định, phù hợp với diễn biến của thị trường và mục tiêu của CSTT: tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,32% (đạt mục tiêu đề ra là 5%); lạm phát được kiểm soát tốt (6,52%) đạt mục tiêu đề ra < 15% và giảm đi rất nhiều so với năm 2008 (19,89%).
2.4.3 Thực trạng cơ chế điều hành lãi suất năm 2010
Mặc dù điều hành lãi suất hay CSTT của NHNN năm 2009 có kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn cịn đó những tồn tại cần phải tiếp tục xử lý trong năm 2010 như:
tốc độ tăng trưởng kinh vẫn đang bị suy giảm nhiều so với những năm trước đó; lãi suất thị trường đang có xu hướng tăng nhanh. Nên từ đầu năm đến tháng 10/2010, trước tình hình kinh tế thế giới đang dần hồi phục, Chính phủ đã giao cho NHNN nhiệm vụ là điều hành giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế theo các Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 6/4/2010, Nghị quyết 23/NQ-CP ngày 7/5/2010 và Nghị quyết 39/NQ-CP ngày 4/10/2010.
Để đạt được mục tiêu trên, NHNN đã thực hiện các biện pháp điều hành lãi suất theo hướng CSTT nới lỏng, như sau: (i) duy trì các mức lãi suất điều hành như LSCB, LSTCV, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử LNH và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN ở mức 8%/năm, LSTCK ở mức 7% cho đến hết tháng 10/2010; lãi suất OMO được điều chỉnh giảm dần; (ii) thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận đối với VND theo Thông tư 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 (không áp dụng đối với cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh), và sau đó là Thơng tư 12/2010/TT-NHNN ngày 14/04/2010, được áp dụng đối với tất cả các khoản vay.
Kết quả của chính sách “nới lỏng” trên đã có chiều hướng tốt khi từ tháng 5 đến tháng 10 lãi suất thị trường đã giảm dần, qua đó kích thích gia tăng tiêu dùng, đầu tư và vay vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm 2009 (cao hơn 120 điểm % so với kết quả đạt được vào cuối năm 2009 là 5,32%). Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn do ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 – 2009, kết hợp với tác động từ chính sách nới lỏng trong điều hành CSTT của NHNN khiến lạm phát không ổn định, đang ngày càng leo thang và có xu hướng tăng cao vào cuối năm. CPI sau khi đột ngột giảm trong đầu quý 2 thì cuối quý 3 lại đột ngột tăng cao đã làm cho CPI 9 tháng đầu năm lên đến 6,46% so với tháng 12/2009 (gần bằng mức 6.52% của cả năm 2009).
Trước tình hình đó, từ tháng 11/2010 theo Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/11/2010, nhiệm vụ trọng tâm của NHNN là điều hành CSTT theo tín hiệu thị trường
để kiểm sốt lạm phát. Từ tháng 5/11/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng 1% các mức lãi suất chủ chốt, cụ thể: LSCB, LSTCV, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử LNH và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN lên 9% và LSTCK lên 7%; ngoài ra, NHNN cũng điều chỉnh tăng 1-2%/năm lãi suất OMO. Chịu tác động từ động thái tăng lãi suất điều hành của NHNN, lãi suất trên thị trường tăng cao trong tháng 11, và một kịch bản được lập lại như cuộc đua lãi suất ở giai đoạn đầu năm 2008, các NHTM vừa và nhỏ với tiềm ẩn yếu kém trong thanh khoản, đã đẩy lãi suất LNH tăng cao, lên đến 18-20%, và mở đầu cho cuộc đua LSHĐ ở cuối năm 2010. Nhằm ngăn chặn LSHĐ tăng cao ảnh hưởng đến LSCV và sau đó là khả năng hồi phục kinh tế, đầu tháng 12, với sự đồng thuận của VNBA, NHNN đã chỉ đạo các NHTM ấn định LSHĐ bằng VND không quá 14%/năm, đã bao gồm các chương trình khuyến mãi và cộng thưởng đi kèm. Với biện pháp hành chính được đưa ra như vậy, thì đối với một hệ thống NH còn nhiều yếu kém, chủ yếu là các NHTM vừa và nhỏ lại ẩn chứa rủi ro thanh khoản cao như nước ta, thì biện pháp này lại thất bại như năm 2008. Kết quả là LSHĐ vẫn tiếp tục tăng và vượt trần làm LSCV cũng tăng cao gây khó khăn cho tình hình thanh khoản và các hoạt động kinh tế. Mặt khác trước tình hình tỷ lệ lạm phát tháng 11 đã cao hơn dự kiến, đáng lẽ NHNN phải có động thái điều chỉnh tăng các mức lãi suất chủ chốt để khắc phục thì NHNN lại giữ nguyên các mức lãi suất này cho đến hết năm. Kết quả là khiến lạm phát cuối năm 2010 lên đến 11,75% (cao hơn gần gấp đơi so với 2009).
Bảng 2.3 Tình hình biến động lãi suất điều hành năm 2010
Lãi suất qua đêm LSCB LSTCV LSTCK Ngày áp dụng
9% 9% 9% 7% Từ 05-11-2010
8% 8% 8% 6% Từ 01-02-2010
Nguồn: NHNN
Mặc dù năm 2010 có kết quả thuận lợi là tăng trưởng kinh tế đã hồi phục (đạt 6,78%), điều hành lãi suất đã tự do hóa hơn thơng qua việc ban hành cơ chế LSCV
thỏa thuận. Tuy nhiên điều hành lãi suất của NHNN vẫn cịn mang nặng tính hành chính và chứa đựng nhiều bất ổn khi đã khiến lạm phát tăng cao và không ngăn chặn được cuộc đua lãi suất của các NH.
2.4.4 Thực trạng điều hành lãi suất năm 2011
Theo Luật NHNN năm 2010 có hiệu lực từ 1/1/2011 thì mục tiêu cao nhất, mục tiêu cuối cùng của CSTT là: “Ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát”. Như vậy, NHNN đã chuyển hướng từ CSTT đa mục tiêu ở thời kỳ 1998 – 2010 (theo Luật NHNN năm 1997 có hiệu lực từ 1998) sang CSTT đơn mục tiêu. Đây là sự đổi mới, hoàn thiện đúng hướng của NHNN phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế.
Ngay từ đầu năm 2011, theo chỉ đạo của Chính phủ (Nghị quyết số 11/NĐ-CP ban hành ngày 24/02/2011), NHNN đã tiếp tục thực hiện CSTT thắt chặt để ưu tiên kiềm chế lạm phát. Theo đó, NHNN đã điều chỉnh tăng 5 lần LSTCV và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử LNH và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN, điều chỉnh tăng 3 lần LSTCK bắt đầu từ 17/02/2011 đến 10/10/2011. Ngoài ra, trước tình hình cuộc đua lãi suất đã bắt đầu từ cuối năm 2010 vẫn đang diễn ra và có xu hướng tăng cao, ngày 03/03/2011 NHNN đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định về mức trần LSHĐ là 14% cho các NHTM nhằm kiểm soát chặt chẽ mức LSHĐ đầu vào của các NH từ đó hướng đến mục tiêu giảm LSCV cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Thông tư này của NHNN lại không quy định rõ là áp dụng cho kỳ hạn nào nên đã khiến cho một số NHTM “lách luật” bằng cách áp dụng mức lãi suất 14%/năm đối với cả các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn như ngày, tuần, khiến cho lãi suất thực tế lên cao hơn 14%/năm. Mặt khác, với thực trạng muôn thuở chưa được giải quyết đó là khả năng thanh khoản yếu kém và cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM, mà đặc biệt là các NHTM vừa và nhỏ mà biện pháp hành chính năm 2011 lại một lần nữa tiếp nối thất bại như những tháng đầu năm 2008 và cuối năm 2010. LSHĐ của các NHTM vẫn tiếp tục vượt trần và ngày càng tăng cao, lên đến đỉnh điểm khoảng 18% vào những tháng giữa năm và kéo dài cho đến hết tháng 9.
Bảng 2.4 Tình hình biến động lãi suất điều hành năm 2011
Lãi suất
qua đêm LSTCV LSTCK Văn bản quyết định Ngày áp dụng 16% 15% 13% 2210/QĐ-NHNN06/10/2011 10-10-2011 14% 14% 13% 929/QĐ-NHNN 29/4/2011 01-05-2011 13% 13% 12% 692/QĐ-NHNN31/3/2011 01-04-2011 12% 12% 12% 379/QĐ-NHNN8/3/2011 08-03-2011 11% 11% 7% 271/QĐNHNN17/02/2011 17-02-2011 Nguồn: NHNN
Nhằm giải quyết tình trạng vượt trần LSHĐ của các NHTM, ngày 28/9/2011 NHNN đã phải bổ sung Thông tư số 30/2011-TT-NHNN về quy định lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của tổ chức, cá nhân tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, trong đó có quy định rõ: lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 6%/năm. Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 14%/năm thì cuộc đua lãi suất mới có dấu hiệu thun giảm và khơng vượt trần lãi suất như những tháng trước đó.
Mặt khác, với cơ chế LSCV thỏa thuận đang được áp dụng, thì việc LSHĐ của các NH tăng cao, vượt xa so với mức trần của NHNN trong 9 tháng đầu năm đã làm mặt bằng LSCV trong thời gian này bị đẩy lên theo đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ cũng như tiếp cận vốn vay mới, hệ quả tất yếu là các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và ảnh hưởng xấu đến tổng cầu. Mặc dù LSCV đã bắt đầu giảm vào 3 tháng cuối năm nhưng sự sụt giảm này là không đáng kể. Tốc độ tăng GDP cuối năm 2011 do đó đã sụt giảm so với năm 2010, chỉ cịn 5,89%.
chỉ là ở sụt giảm trong GDP, vì mục tiêu quan tâm hàng đầu, mục tiêu duy nhất trong năm 2011 được Chính phủ và NHNN đặt ra là kiểm soát lạm phát chứ không phải là mục tiêu tăng trưởng. Lạm phát trong năm 2011 đã liên tục tăng cao và khó kiểm sốt từ những tháng đầu năm. Lạm phát vào tháng 5/2011 so với tháng 12/2010 đã là 12,07%, vượt mức lạm phát 11,75% của năm 2010. Đến cuối năm 2011, CPI đã lên đến 18,13%, cao gần bằng với mức 19,89% của năm lạm phát cao đỉnh điểm 2008.
2.4.5 Thực trạng điều hành lãi suất năm 2012
Theo những mục tiêu mà Quốc hội đề ra từ 3/12/2011 theo Nghị quyết số 11/2011/QH13 là kiềm chế lạm phát trong năm 2012 < 10% và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 6 – 6,5%, đầu năm 2012 NHNN đã chủ trương tiếp tục điều hành CSTT theo hướng thắt chặt nhưng thận trọng và linh hoạt, tránh gây ra cú sốc làm tăng cao lãi suất thị trường như những tháng đầu năm 2011. Các mức lãi suất chủ chốt do đó vẫn được thận trọng giữ nguyên trong 2 tháng đầu năm mặc dù tốc độ tăng giá đã giảm mạnh. Trước xu hướng giảm của lạm phát và trạng thái thanh khoản ở một số NH lớn đã dần được cải thiện trong khi các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì khó tiếp cận được vốn vay từ phía các NHTM do mặt bằng lãi suất quá cao, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN vào ngày 13/02/2012, trong đó xác định rõ nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện trong năm 2012 là: “giảm lãi suất thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tiếp cận vốn kinh doanh”. Đầu tháng 3/2012 NHNN đã mạnh dạn giảm đồng loạt 1% các mức lãi suất điều hành (trừ LSCB) để hạ nhiệt lãi suất thị trường và giảm bớt căng thẳng thanh khoản của các NHTM vừa và nhỏ đã tồn tại từ cuối năm 2011 và tiếp tục kéo dài sang đầu năm 2012. Kết quả khích lệ khi lãi suất thị trường đã bắt đầu hạ nhiệt, thanh khoản của một số NH đã dần được cải thiện trong khi lạm phát cũng sụt giảm từ mức 18,14% cuối năm 2011 xuống còn 14,15% trong tháng 3/2012.
Trước tình hình khả quan trong quý 1/2012, ngày 11/4 NHNN đã linh hoạt khi tiếp tục giảm 1% các mức lãi suất điều hành để theo kịp diễn biến kinh tế vĩ mơ (lạm
phát đang có xu hướng giảm ổn định) và thực hiện mục tiêu giảm lãi suất thị trường, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện thanh khoản cho các TCTD, từ đó góp phần thực hiện nhiệm vụ giảm lãi suất, ổn định thị trường, từ đầu tháng 4 NHNN cũng đã điều chỉnh giảm trần LSHĐ.
Tổng cộng trong năm 2012 NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất