Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất ở việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 73)

2.5 Đánh giá thực trạng cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam gi a

2.5.2 Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong thời gian qua cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, cụ thể như sau:

Thứ nhất, dưới tác động của cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian qua, lãi

suất thị trường có nhiều diễn biến bất thường và không ổn định hay hiệu quả truyền dẫn tác động của các mức lãi suất cơng bố đến lãi suất thị trường cịn yếu, chưa gắn kết chặt chẽ với nhau.

Theo cơ chế điều hành lãi suất gián tiếp hay tự do hóa lãi suất mà hiện nay các quốc gia đã và đang thực hiện, và ở đây là NHNN, thì việc điều hành lãi suất theo cơ chế này phải đảm bảo theo nguyên tắc các loại lãi suất mà NHNN công bố (lãi suất điều hành) phải có tác động hiệu ứng và có mối quan hệ chặt chẽ đối với lãi suất thị trường. Có nghĩa là, bất kỳ hành động tăng hoặc giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN sẽ là tín hiệu muốn thực thi CSTT thắt chặt hay mở rộng mà NHNN muốn phát đi và tác động làm lãi suất trên thị trường biến động theo nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Nhưng với cơ chế điều hành lãi suất mà NHNN thực thi trong suốt thời gian qua, đặc biệt là khoảng thời gian từ cuối năm 2011 trở về trước, các mức lãi suất điều hành của NHNN chưa thực sự là tín hiệu thị trường tác động hiệu quả đến mặt bằng lãi suất thị trường gồm lãi suất LNH, LSHĐ và LSCV.

Lãi suất LNH (1 tháng) LSTCV LSTCK Lãi suất OMO 25.00% 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00% 01/01/2008 01/01/2009 01/01/2010 01/01/2011 01/01/2012 01/01/2013

suất LNH phải được điều tiết nằm trong giới hạn của “trần” là LSTCV, “sàn” là LSTCK và được điều tiết qua công cụ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Nhưng quan sát biến động lãi suất LNH đặt trong mối quan hệ với “khung lãi suất” của nó cho thấy, có nhiều thời điểm lãi suất LNH vượt “trần” LSTCV – đó là thời điểm các NHTM đang thiếu hụt thanh khoản trầm trọng phải thi nhau “chạy đua lãi suất” để cải thiện thanh khoản (năm 2008, năm 2010, năm 2011), nhưng cũng có những thời điểm lãi suất LNH lại phá đáy “sàn” LSTCK khi thanh khoản của các NHTM ở trạng thái dư thừa. (Đồ thị 2.5) Như vậy, việc thực tế diễn ra không theo đúng nguyên tắc điều tiết lãi suất LNH theo “khung lãi suất” đề ra ban đầu đã chứng tỏ sự kém hiệu quả trong khâu truyền tải động thái điều hành của NHNN đến lãi suất thị trường.

Đồ thị 2.5 Diễn biến LSTCV, LSTCK, Lãi suất LNH và lãi suất OMO từ năm 2008 đến tháng 6/2013

Nguồn: Tổng hợp từ website của NHNN

Ngoài ra, mối quan hệ giữa lãi suất OMO đối với lãi suất LNH và trong vai trò ổn định thanh khoản và điều tiết lãi suất LNH biến động theo tín hiệu điều hành của NHNN cũng cịn nhiều hạn chế khi lãi suất LNH thường xuyên biến động với độ chênh lệch rất lớn đối với lãi suất OMO, không xoay quanh lãi suất OMO (đã được NHNN

25.00% LSHĐ bình quân LSCV bình quân LSCB 20.00% 15.00% 10.00% 5.00% 0.00%

điều chỉnh theo sự biến động của các mức lãi suất điều hành khác hay theo tín hiệu điều hành mà NHNN muốn truyền tải). Đặc biệt có những giai đoạn mà lãi suất LNH chênh lệch cao hơn nhiều so với lãi suất OMO đã tạo ra “vùng bù rủi ro thanh khoản” rất lớn, những giai đoạn đó chính là lúc thanh khoản của các NHTM đang yếu kém trầm trọng, từ đó hình thành những “cuộc chạy đua” đẩy lãi suất thị trường lên rất cao gây nhiều khó khăn cho cơng tác điều hành lãi suất cũng như nền kinh tế. (Đồ thị 2.5)

Cũng giống như mối quan hệ đối với lãi suất LNH, vai trò điều tiết LSHĐ và LSCV của các mức lãi suất điều hành cũng trở nên kém hiệu quả khi LSHĐ và LSCV

thường không ổn định, các NHTM liên tục tạo ra những cuộc chạy đua lãi suất lặp đi lặp lại (2008, 2010 và 2011). Từ Đồ thị 2.3 và 2.4 có thể thấy hầu như trong suốt thời gian qua, LSHĐ và LSCV luôn biến động với độ chênh lệch rất xa so với các mức lãi suất điều hành, điều đó chứng tỏ sự gắn kết yếu kém của các mức lãi suất điều hành đối với lãi suất thị trường. Từ đó làm giảm hiệu quả tác động của cơ chế điều hành lãi suất đối với doanh nghiệp, dân cư và nền kinh tế.

Đồ thị 2.6 Diễn biến LSCB, LSHĐ bình quân và LSCV bình qn từ năm 2008 đến tháng 6/2013

Ngồi ra cơ chế điều hành LSCB trong thời gian qua cũng trở nên mờ nhạt, “hữu danh vô thực” khi đứng yên ở mức 9% trong suốt từ năm 2010 đến nay và đã thoát ly mối liên hệ với các mức lãi suất thị trường (đặc biệt là LSCV có những thời điểm vượt trần 150% LSCB rất xa – Đồ thị 2.6) cũng như các mức lãi suất điều hành khác (Đồ thị 2.2), trong khi các mức LSTCV, LSTCK, Lãi suất cho vay qua đêm và Lãi suất OMO đã được NHNN điều chỉnh tăng giảm liên tục từ năm 2010 đến nay.

Thứ hai, sự truyền dẫn tác động của cơ chế điều hành lãi suất hay CSTT đến

tổng cầu và các biến số kinh tế vĩ mơ cịn yếu kém, làm kết quả điều hành lãi suất hay CSTT thường không đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Như nội dung chương 1 đã trình bày, mục tiêu mà cơ chế điều hành lãi suất hướng đến chính là mục tiêu điều hành CSTT. Tức là việc thực thi chính sách lãi suất phải đảm thực hiện được mục tiêu cuối cùng về mức độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp v.v… trong từng thời kỳ cụ thể.

Bảng 2.8 Mục tiêu và thực hiện Tăng trƣởng kinh tế và Lạm phát 2008 – 2013

Đơn vị: %/năm

Chỉ tiêu Năm

Tăng trưởng kinh tế Lạm phát

Mục tiêu Thực hiện Mục tiêu Thực hiện

2008 8,5 – 9 6,18 < 10 19,89 2009 5 5,32 < 15 6,52 2010 6,5 6,78 7 – 8 11,75 2011 7 – 7,5 5,89 7 18,13 2012 6 – 6,5 5,03 < 10 6,81 2013 5,5 5,3* 8 7*

Nguồn: Tổng cục Thống kê. *: Ước tính

Bảng 2.8 cho thấy mối tương quan giữa 2 nội dung “mục tiêu” đề ra và kết quả “thực hiện” hai nhiệm vụ quan trọng của việc điều hành CSTT cũng như điều hành chính sách lãi suất trong giai đoạn từ 2008 đến tháng 6/2013. Thực tế cho thấy kết quả

thực hiện trong giai đoạn này thường xuyên nằm ngoài các chỉ tiêu đã được đề ra ban đầu và với biên độ chênh lệch ngày càng lớn. Điều đó cho thấy hiệu quả truyền dẫn của chính sách lãi suất hay CSTT đến nền kinh tế vĩ mơ trong thời gian qua cịn rất yếu.

Thứ ba, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN thường chậm so với các diễn biến

của nền kinh tế.

Thực tế thời gian qua cho thấy cách điều hành lãi suất của NHNN thường chậm so với diễn biến của nền kinh tế khi phải chứng kiến liên tục những biến động trái chiều trong lãi suất và thanh khoản của hệ thống NH. Chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng cơ chế điều hành lãi suất của NHNN thực hiện trong giai đoạn gần đây phần lớn chưa thực sự đi trước và dẫn dắt thị trường tiền tệ. Sự thay đổi trong chính sách điều hành chỉ được đưa ra khi có quá nhiều phàn nàn từ thực tế, hoặc khi tình hình đã xảy ra những hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như năm 2008, sau nhiều tháng NH lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản nặng nề, NHNN mới chấp nhận nâng LSCB lên 14% trong khi cơ chế điều hành lãi suất lúc này là căn cứ vào LSCB. Hay như chính sách hỗ trợ lãi suất năm 2009 nên được rút lại sớm hơn khi tình hình cho thấy chiều hướng phục hồi đã xuất hiện, thậm chí sự phục hồi còn khá chắc chắn. Tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục triển khai cho đến cuối năm vì cho rằng sự phục hồi là chưa chắc chắn và có quá nhiều doanh nghiệp phàn nàn là vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi. Hậu quả là tăng trưởng tín dụng quá mức trong khi nguồn vốn huy động của các NH lại khơng tương xứng đã làm xảy ra tình trạng thiếu vốn cho vay và hậu quả là lãi suất bị đẩy lên cao tạo ra những cuộc đua lãi suất trong năm 2010 và 2011 gây ra khơng ít khó khăn đến hoạt động kinh doanh của các NH cũng như đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thứ tư, việc xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trong thời gian qua chưa được

NHNN xác định rõ, cịn đang trong giai đoạn tìm tịi thử nghiệm khi NHNN cơng bố q nhiều lãi suất điều hành, trong đó chưa xác định được đâu là lãi suất chính thức hay chủ đạo để vận hành cơ chế.

Hiện nay, NHNN sử dụng đến 5 loại lãi suất điều hành như: LSCB, LSTCK,

LSTCV, lãi suất cho vay LNH

NHNN NH, lãi suất OMO. Mặc dù chức năng của mỗi loại lãi suất là khác nhau và được NHNN quy định ở những mức khác nhau nhưng vai trò của chúng còn nhiều chồng chéo và phức tạp. Việc lựa chọn, sử dụng, xác định cách tính và chức năng cơ bản của từng loại lãi suất chưa được quy định rõ ràng. Cụ thể như LSTCV và LSTCK tuy được quy định ở những mức khác nhau và đóng vai trị khác nhau trong cơ chế điều hành lãi suất (LSTCV với vai trò là “lãi suất trần” của khung định hướng lãi suất thị trường LNH thường được quy định cao hơn biên độ là 2% so với LSTCK – đóng vai trị là “lãi suất sàn”) nhưng công cụ sử dụng để cho vay cầm cố và tái chiết khấu cũng như cơ chế tiếp cận hai hình thức tái cấp vốn và tái chiết khấu này vẫn còn nhiều điểm giống nhau. Do vậy, hai loại lãi suất này chưa thực sự phát huy được vai trò tạo khung dao động của lãi suất trên thị trường LNH. Ngoài ra, các loại lãi suất điều hành này chưa thực sự phát huy được vai trò định hướng dẫn dắt thị trường khi mà có nhiều thời điểm lãi suất thị trường đã vượt xa các mức lãi suất định hướng của NHNN.

Thứ năm, NHNN còn sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính trong quá trình điều hành lãi suất nhưng lại khơng có những biện pháp chế tài thích hợp đã dẫn đến tình trạng biến tướng lách luật, cạnh tranh không lành mạnh gây mất ổn định trong hệ thống NH. Điển hình cho việc áp dụng những biện pháp hành chính khơng hiệu quả và gây ảnh hưởng xấu cho thị trường tiền tệ và hệ thống NH là những tháng đầu năm 2008, cuối năm 2010 và đầu năm 2011 nhằm ngăn chặn cuộc đua lãi suất tăng cao của các NHTM. Cụ thể, Đầu năm 2008, NHNN đã ban hành công điện số 02/2008/CĐ- NHNN quy định lãi suất huy động tối đa là 12%/năm và thông qua VNBA vận động các NHTM chấp thuận lãi suất huy động là 11%/năm. Điều này cũng được thực hiện tương tự ở cuối năm 2010 vẫn với cái gọi là đồng thuận LSHĐ tối đa 14%/năm của Hiệp hội Ngân hàng và trong năm 2011 là quy định mức trần LSHĐ 14%/năm theo

thông tư 02/2011/TT-NHNN. Tất cả những giải pháp hành chính kể trên đều mang lại kết quả thất bại trong công tác điều hành lãi suất của NHNN khi không ngăn chặn được cuộc đua lãi suất của các NH mà còn làm cuộc đua lãi suất ngày càng trầm trọng hơn như đã phân tích ở mục 2.4.1, 2.4.3 và 2.4.4. Ngồi ra, chính những biện pháp hành chính này cịn tạo ra những biến tướng, lách luật, cạnh tranh không lành mạnh gây mất ổn định trong hệ thống NH khi nhiều NHTM, đặc biệt là các NHTM vừa và nhỏ với năng lực tài chính yếu kém đã lách “trần” lãi suất bằng nhiều cách khác nhau như khuyến mãi, dự thưởng, quà biếu, quà tặng v.v... và tạo ra cuộc đua lãi suất “ngầm” trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất ở việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w