Trong bốn phương diện đã bàn ở phần trên, mọi BSC thường sử dụng những thước đo cơ bản để đánh giá kết quả, phản ánh những mục tiêu chung của nhiều chiến lược. Những thước đo kết quả này thường là những chỉ số theo sau (Lagging inditcator) như khả năng sinh lợi, thị phần, mức độ hài lòng của khách hàng, khả năng giữ chân khách hàng và kỹ năng của nhân viên. Trong khi đó, các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động mang tính dẫn dắt (Leading indicator) là những chỉ số đặc thù cho một đơn vị kinh doanh cụ thể. Các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động phản ánh tính chất đặc thù của chiến lược mà đơn vị kinh doanh đưa ra như các nhân tố tài chính về khả năng sinh lợi, phân khúc thị trường mà đơn vị kinh doanh lựa chọn để hoàn thành, cũng như các quá trình nội bộ đặc trưng và các mục tiêu học hỏi và tăng trưởng mang lại các tập hợp giá trị cho đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường mà đơn vị nhắm tới.
Một BSC tốt phải kết hợp các thước đo về kết quả (out-come measure) với các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động (performance driver). Các thước đo kết quả không kèm theo nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động thì khơng truyền đạt được cách thức để đạt được kết quả. Chúng cũng không cung cấp một chỉ số sớm, cho phép xác định xem chiến lược có được triển khai thành công hay không. Ngược lại, các nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động nếu khơng đi kèm các thước đo kết quả có thể vẫn cho phép tổ chức đạt được tiến bộ ngắn hạn về năng lực hoạt động nhưng không thể chỉ ra được liệu các tiến bộ về năng lực hoạt động có được chuyển tải tới các hoạt động kinh doanh mở rộng với những khách hàng hiện có cũng như khách hàng mới khơng,và cuối cùng là tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính. Một BSC tốt cần phải có mức độ kết hợp hợp lý giữa kết quả (chỉ số theo sau) và nhân tố thúc
đẩy hiệu quả hoạt động (chỉ số dẫn dắt) đã được chuyên biệt hóa cho phù hợp với chiến lược của đơn vị kinh doanh.