Ở bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào thì lạm phát cũng đi liền với hệ lụy của nó và ngành ngân hàng cũng khơng ngoại lệ. Qua đồ thị phân tích mối liên hệ giữa lạm phát và tình hình nợ xấu của hệ thống NHTMCP ta có thể thấy rằng khi lạm phát tăng thì tỷ lệ nợ xấu cũng tăng, đó là quan hệ đồng biến. Tuy nhiên, ta có thể thấy từ năm 2002 đến 2007 có sự nghịch lý, điển hình là trong năm 2003, lạm phát tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giảm. Điều này ta có thể giải thích là do năm 2003 có lạm phát nhưng mang hàm ý tăng trưởng, kích cầu, hơn nữa, năm 2003, tỷ lệ dư nợ của NHTMCP cũng tăng lên nên tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống là việc tất yếu. Năm 2008 là đỉnh cao của cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng như lạm phát tăng cao, tạo đà cho tỷ lệ nợ xấu cũng đang tăng cao. Điều này có thể giải thích là do nền kinh tế đang suy thoái, tỷ lệ nợ xấu hệ thống NHTMCP tăng là đúng quy luật.
2.2.2 Lãi suất ngân hàng (IRS)
Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường, vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính
sách tiền tệ của NHNN, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường tài chính tiền tệ được các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng, thể hiện được vai trị và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối vơi việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Trên thực tế hiện nay, cách điều hành chính sách lãi suất và cách quản lý lãi suất của ngân hàng cũng có những thuận lợi, khó khăn cũng như những tồn tại nhất định tác động đến nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà cần có những giải pháp tốt để điều hành chính sách lãi suất một cách khoa học nhằm đảm bảo và phát huy được công cụ điều hành tiền tệ vĩ mô của nền kinh tế, đồng thời tác động thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp cho tốt hơn.
Để chống lạm phát thì một trong các nguyên tắc căn bản là phải thực hiện lãi suất thực dương (tức lãi suất cho vay ngân hàng phải cao hơn lãi suất huy động và lãi suất huy động phải cao hơn lạm phát, nhưng thực tế từ năm 2007 đến nay các Ngân hàng Việt Nam chỉ đảm bảo 1 chiều là lãi suất tiền vay cao hơn lãi suất huy động còn lãi suất huy động lại thấp hơn hẳn mức lạm phát. Điều này đã dẫn đến chính sách lãi tiền gửi thực âm, khiến tiền đồng Việt Nam bị mất giá và kéo dài tình trạng thừa tiền trong lưu thơng, tính thanh khoản của ngân hàng yếu, hoạt động cho vay tắc nghẽn vì lãi suất cao.
Ở Việt Nam chính sách lãi suất đã được cải tiến. Tuy nhiên tình hình kinh tế vĩ mơ chưa được ổn định và các NHTM nhà nước làm chủ thị trường thì chính phủ khơng tránh khỏi việc áp dụng chính sách lãi suất tích cực.
Giai đoạn từ t6/2002 đến nay, NHNN điều hành cơ chế lãi suất thỏa thuận trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu vốn tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, thể hiện vai trò tác động và sự ảnh hưởng hết sức quan trọng đến nền kinh tế.
MQH giữa NPL và IRS 20.00 15.00 10.00 NPL IRS 5.00 - Năm
(Nguồn: Quỹ tiền tệ thế giới)
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và lãi suất ngân hàng
Ta có thể thấy rằng do Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành lãi suất, gần đây là cơ chế trần lãi suất nên lãi suất luôn nằm trong biên độ mà NHNN đề ra. Năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát tăng khá cao, NHNN đã tăng cao lãi suất ngân hàng nhằm thu hồi đồng tiền vào, hạn chế cho vay. Khi lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp đi vay chịu thêm một khoản chi phí, vì vậy khi tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Tỷ lệ nợ xấu 2008 tăng cao là điều dễ hiểu. Từ đồ thị trên ta thấy có mối liên hệ đồng biến giữa lãi suất và nợ xấu trong khoảng 2002-2011. Bước sang 2012, có mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và nợ xấu là do để giảm áp lực lạm phát, khơi thông nguồn vốn đến doanh nghiệp, NHNN buộc phải giảm lãi suất, Trong khi nợ xấu vẫn tăng cao là do các khoản cho vay có nguồn gốc từ thời kỳ tăng trưởng tín dụng nóng. Ta có thể kết luận rằng tình hình nợ xấu của ngân hàng có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân từ nền kinh tế và lãi suất cũng đóng vai trị khá quan trọng.
2.2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu (IM)
Góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, hoạt động thương mại nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã giải quyết được những vấn đề kinh tế, phát huy tiền năng, lợi thế so sánh của đất nước. Tuy nhiên xuất nhập khẩu của Việt
%
20
02
20
MQH giữa NPL & IM tỷ USD 7 6 5 4 3 2 1 0 5 0 -5 IM NPL -10 -15 -20 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nam còn nhiều tồn tại như quy mô, chất lượng xuất khẩu thì nhiều nhưng giá trị thấp, dễ gặp rủi ro. Thị trường xuất khẩu của ta chưa ổn định, nguyên nhân là chất lượng hàng hóa chưa cao, mẫu mã nghèo nàn, giá thành cao, nhiều trường hợp phải buôn bán qua trung gian. Về cơ cấu hàng xuất khẩu có những thay đổi nhưng tỷ trọng hàng chế biến cịn thấp hơn hàng thơ. Về nhập khẩu, tình trạng nhập siêu lớn dẫn đến thâm hụt thương mại. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỷ lệ nhập siêu tăng lên rõ rệt nhất là các năm 2007, 2008 tỷ lệ nhập siêu tăng lên đến gần 30%.
Từ năm 2001 đến nay, thâm hụt thương mại của Việt Nam gia tăng mang tính chất hệ thống. Thâm hụt thương mại là gánh nặng đối với cán cân thanh toán quốc tế và làm cho tài khoản vãng lai rơi vào tình trạng thâm hụt. Tuy nhiên, thâm hụt cán cân thương mại từ năm 2009 đến nay đã được cải thiện rõ rệt, năm 2012 cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dự 0.78 tỷ USD.
(Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)
Hình 2.5: Mối quan hệ giữa NPL và IM
Như vậy hoạt động xuất nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết đến tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực xuất
MQH giữa NPL và GDP 10.00 8.00 6.00 4.00 2.00 - NPL GDP
nhập khẩu ở các ngân hàng rất lớn, đây cũng là lợi thế của ngành song cũng là rủi ro tiềm ẩn trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
2.2.4 Tốc độ Tăng trưởng (GDP)
Phát triển kinh tế của một đất nước được đo bằng nhiều chỉ tiêu, trong đó tăng trưởng GDP là một chỉ tiêu quan trọng. GDP được hiểu đơn giản là sự thinh vượng của 1 quốc gia.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 2.6 Mối quan hệ giữa NPL và GDP
Đồ thị cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP và nợ xấu. Giai đoạn 2002-2007, nền kinh tế tăng trưởng nóng, GDP tăng cao nhất năm 2007 khoảng 8.5% trong khi tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 1.09%. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn đi theo hướng tăng trưởng về số lượng, chưa chuyển sang tăng trưởng về chất lượng, vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chưa chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu. Từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có xu hướng giảm trong khi nợ xấu tăng cao. Tính đến cuối năm 2012, nợ xấu tồn hệ thống NHTMCP đã ở mức 5.8%.
Trong suốt cuộc khủng hoảng, nợ xấu mở rộng nguyên nhân là do sự khó khăn về tài chính của các hộ gia đình và các cơng ty. Khi nền kinh tế phát triển một cách mạnh mẽ, thu nhập của các cơng ty và hộ gia đình được tăng lên có thể cải thiện khả năng trả nợ dễ dàng hơn, nợ xấu thấp hơn.
2.2.5 Tỷ giá thực hiệu lực (REER)
Theo thông báo của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, sự biến động về thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam từ năm 2000 đến nay trải qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 2000-2003, tỷ giá thực có xu hướng giảm, cán cân thương mại được cải thiện thậm chí có thặng dư chút ít. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, tỷ giá thực có xu hướng tăng, đặc biệt vào thời điểm cuối quý 3 năm 2006, REER tính được là 103.56% tức là đã tăng 3.56% so với cơ sở.
Để góp phần thúc đẩy các hoạt động ngoại thương, ngân hàng với vai trị trung gian tài chính, cung cấp vốn và các nghiệp vụ xuất nhập khẩu rất quan trọng. Rất nhiều ngân hàng với lợi thế mạnh về xuất nhập khẩu ngày càng nâng cao năng lực và đã thu về được những nguồn lợi nhuận từ lĩnh vực này. Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn thì rủi ro tín dụng của ngân hàng đối với các món nợ này là điều khơng thể tránh khỏi.
Về công tác điều hành tỷ giá, từ năm 2007 đến nay, VNĐ đã trải qua 3 giai đoạn biến động tỷ giá lớn. Mỗi một giai đoạn đều do các nhân tố khác nhau trực tiếp dẫn dắt, do đó việc xử lý trong từng giai đoạn là khác nhau. Năm 2008, biến động trên thị trường ngoại hối là do các nhà đầu tư nước ngoài bán khoảng 3 tỷ USD trái phiếu để rút vốn khi lạm phát lên cao. Vào những tháng cuối năm 2009, biến động tỷ giá là do lượng cung VNĐ quá lớn trên thị trường, đồng thời các hoạt động buôn lậu trên thị trường vàng khiến USD khan hiếm. Đây cũng là năm mà sai số trong cán cân thanh toán lên đến 12 tỷ USD. Những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, biến động ngoại hối do một phần tín dụng ngoại hối tăng mạnh và đầu năm 2010, kỳ vọng VNĐ giảm giá do đã liên tục giảm giá trong thời gian qua, thêm vào đó là dự trữ ngoại hối thấp và lạm phát cao.
Ta thấy, tỷ giá chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố trên thị trường, trong đó một phần do tín dụng ngoại tệ của ngân hàng và công tác quản lý cung tiền của NHNN. Cho nên sự biến động của tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của NH và ngược lại, hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ giá thực.
Mối quan hệ giữa NPL và REER 1.2 1.15 1.1 1.05 1 0.95 0.9 0.85 8.00 6.00 4.00 2.00 - NPL REER (Nguồn: NHNN và Tổng cục thống kê)
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa NPL và REER
Nhìn vào đồ thị, có 1 điều nghịch lý là tại sao khi đồng Việt Nam ngày càng bị đánh giá cao hơn tỷ giá thực nghĩa là nó ngày càng bị mất giá trên thị trường nhưng từ năm 2002 đến 2007, tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm. Điều này có thể giải thích vì giai đoạn 2002-2007, là những năm phát triển kinh tế cực thịnh của Việt nam, hơn nữa Việt Nam luôn cố định tỷ giá nên rủi ro về tỷ giá đối với doanh nghiệp Việt nam hầu như là rất nhỏ, cộng với tình hình kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển thịnh vượng thì tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm. tuy nhiên như đã phân tích ở trên năm 2008 có lẽ là năm mà hầu như phản ánh đúng nền kinh tế Việt nam nhất, khi mà khủng hoảng tài chính tồn cầu diễn ra, Việt Nam cũng nằm trong cơn bão này, lạm phát tăng cao, lãi suất tăng cao, Việt Nam không thể giữ cố định đồng Việt Nam hơn nữa các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên khá cao so với trước đây.
2.3 Mơ hình đo lường rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam bằng phương pháp Stress testing.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng Phương pháp Stress Testing vĩ mô để đánh giá thực nghiệm mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng khối NHTMCP và những biến số kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.
Bước 1: Lựa chọn các biến số vĩ mô
N PL 20 02 20 03 RE ER
Tác giả sử dụng 5 biến số kinh tế vĩ mơ có tác động đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTMCP Việt Nam bao gồm:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), - Tỷ giá thực hiệu lực (REER), - Kim ngạch xuất nhập khẩu (IM), - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ,
- Lãi suất ngân hàng (cụ thể lãi suất cho vay trung bình) (IRS).
NPL .
Bước 2: Lựa chọn biến đại diện rủi ro tín dụng ngân hàng là tỷ lệ nợ xấu
Bước 3: Ước tính xác suất các biến kinh tế vĩ mơ ảnh hưởng đến rủi ro tín
dụng ngân hàng .
Lựa chọn mơ hình kinh tế lượng là mơ hình VAR để xác định một hàm số hồi quy biểu thị mối quan hệ của rủi ro tín dụng với các biến số giải thích vĩ mơ khác.
Bước 4: Thực hiện các cú sốc và tính tốn tác động
Sau khi đã có cơng thức ước tính NPL theo các biến số vĩ mơ, tác giả sẽ đưa ra các giả định sốc đối với các biến số vĩ mô để đưa ra kết quả của NPL trong các kịch bản căng thẳng này. Những kết quả NPL này được sử dụng để tính tốn mức độ tác động vào vốn của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Ví dụ, người thực hiện có thể giả định một cú sốc giảm mạnh của GDP hoặc tỷ lệ lạm phát tăng mạnh để có được dự báo về tỷ lệ Nợ xấu. Trên cơ sở đó tính tốn mức độ ảnh hưởng đến nguồn vốn hệ thống ngân hàng theo cách tính tốn thơng thường.
Mơ
hình bao g ồ m m ộ t s ố bi ế n sau:
- CPI: Chỉ số giá tiêu dùng - IRS: Lãi suất ngân hàng
- GDP: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội - REER: tỷ giá thực hiệu lực
2.3.1 Kiểm định các biến của mơ hình
Điều kiện tiên quyết khi thực hiện mơ hình này là các biến sử dụng trong mơ hình này phải có tính dừng. Nếu tiến hành hồi quy với biến là chuỗi số không dừng, sẽ cho kết quả với hệ số xác định cao, dù khơng hề có mối liện hệ có ý nghĩa nào giữa chúng. Mơ hình sẽ xảy ra hiện tượng hồi quy giả, tức hồi quy không xác thực. Trường hợp, các biến này khơng dừng thì ta tiến hành sai phân để cho các biến có tính dừng.
Trong thống kê tính dừng có ý nghĩa rất quan trọng, biến có tính dừng ( stationarity) là biến có giá trị thống kê không thay đổi theo thời gian. Ngược lại, biến khơng có tính dừng là biến có giá trị thống kê thay đổi theo thời gian. Một chuỗi thời gian là dừng thì trung bình, phương sai và tự đồng phương sai (tại các độ trễ khác nhau) sẽ giữ nguyên không đổi dù cho chúng được xác định vào thời điểm nào đi nữa.
Trong phần này, tác giả sẽ kiểm định tính dừng của tất cả các biến khi đưa vào mơ hình bằng cách sử dụng kiểm nghiệm đơn vị Augmentd Dicker Fuller (ADF). Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành kiểm định đồng liên kết giữa các biến dựa trên phương pháp VAR.
2.3.1.1 Kiểm định tính dừng của biến NPL
Ta tiến hành kiểm định ADF đối với chuỗi NPL và sai phân bậc 1 chuỗi NPL. Theo kết quả chạy kiểm định ADF, chuỗi dữ liệu của biến NPL khơng có tính dừng. Ta tiến hành xử lý bằng cách lấy sai phân lần 1 để được chuỗi dừng, với độ trễ bằng 0 (như bảng 2.4),
Bảng 2.4: Kiểm định nghiệm đơn vị ADF đối với NPL và sai phân bậc 1 chuỗi dữ liệu NPL