1.1.2.1 .Khái niệm
1.1.3.2. Tài nguyên du lịch văn hóa
Theo quan niệm của Luật du lịch, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [50,Tr. 7]. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng, tài ngun du lịch có hai loại hình cơ bản là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn chính là nhân tố giúp hình thành nên nhưng khu, điểm, tuyến, đơ thị du lịch văn hóa để thu hút khác du lịch đến tham quan. Đối với tài nguyên du lịch của các tộ người chứa đựng cả 2 loại tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn trong một khơng gian. Đó là hệ thống giá trị là cảnh quan sinh thái nhân văn do con người sống trong một môi trường tự nhiên cụ thể, bằng lao động sán tạo của mình tạo ra cảnh quan đó với hệ thống các giá trị vật thể, phi vật thể, thiết chế xã hội; là các yếu tố tự nhiên như rừng nguyên sinh, các lồi động thực vật hoang dã, khí hậu, thủy văn, địa hình, hang động, phong cảnh; là quê hương của các cộng đồng tộc
người trong một quốc gia. Nét đặc sắc này có khả năng tạo sức hút lớn, hấp dẫn du khách, đem lại hiệu quả ki khai thác phục vụ phát triển du lịch.
Theo PGS.TS.Nguyễn Phạm Hùng, Tài nguyên du lịch văn hóa là tồn
bộ tài nguyên văn hóa có khả năng kết hợp với các loại dịch vụ du lịch tương ứng để tạo thành sản phẩm du lịch. [14, Tr. 33].
Không phải tất cả các tài nguyên tự nhiên hay tài nguyên nhân văn đều là tài nguyên du lịch tự nhiên hay tài nguyên du lịch văn hóa. Phải đủ các điều kiện: Tính độc đáo, đặc sắc; Tính đại diện cao; Có giao thơng thuận tiện; Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp; Tính liên kết cao; Khả năng tạo dịch vụ du lịch; Sức chứa đảm bảo (cả về không gian và thời gian).