Bảo vệ tôn tạo và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch văn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa những vấn đề lýluận và thực tiễn (Trang 90 - 93)

2.1.2 .Tiềm năng du lịch văn hoá của Khu di tích

2.1.2.5 .Món ăn dân tộc

3.2. Một số giải pháp

3.2.3. Bảo vệ tôn tạo và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch văn

du khách một chuyến du lịch hài lòng, thõa mãn.

Để ý thức trách nhiệm về xây dựng môi trường văn hóa du lịch hằn sâu trong từng nếp nghĩ của mỗi địa phương và người làm du lịch nói chung ngồi việc tuyên truyền cần đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của mũi nhọn kinh tế du lịch đối với cuộc sống dân sinh. Ngồi ra, mơi trường và chất lượng cuộc sống của chính mỗi người dân tại điểm du lịch cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên mơi trường văn hóa trong du lịch. Từ lý do đó nên cần có nhiều dự án về mơi trường với hàng trăm tỷ đồng đã được kêu gọi về với các tỉnh có điểm du lịch, góp phần mang lại một mơi trường sống lành mạnh cho người dân nơi đây. Quảng Nam chính là một điển hình đã và đang làm tốt điều này.

Nên chăng ở các điểm du lịch cần thành lập trung tâm thông tin và hỗ trợ khách du lịch. Đây là nơi giới thiệu, quảng bá các tour, tuyến du lịch; nơi ăn, nghỉ; điểm tham quan… trên địa và các địa phương trong tỉnh đến du khách. Đồng thời, tiếp nhận các thông tin phản ánh của du khách về các “sự cố” xảy ra khi tham quan tại các điểm, khu du lịch như: bán hàng không theo giá niêm yết, chèo kéo khách đến các điểm lưu trú, quán ăn, mua đặc sản… Trung tâm cũng cần công bố số điện thoại để tiếp nhận thông tin phản ánh của du khách và sẽ phối hợp cơ quan chức năng địa phương xử lý.Trung tâm này sẽ góp phần cải thiện mơi trường văn hóa trong hoạt động du lịch tại các địa phương.

3.2.3. Bảo vệ tơn tạo và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịchvăn hóa văn hóa

Dường như thời gian qua, sự phối hợp hành động giữa ngành văn hóa và ngành du lịch cịn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Những người trơng giữ di sản

không am tường về du lịch, cịn những người làm du lịch thì tìm mọi cách để thu hút khách mà khơng cần quan tâm đến việc có làm tổn hại đến di sản hay khơng. Trong q trình phát triển, mỗi di sản khơng thể "đóng cửa" chỉ trơng chờ vào kinh phí của Nhà nước để bảo tồn, mà còn cần được quảng bá rộng rãi khơng những ở trong nước mà cịn vươn ra thế giới với mong muốn giới thiệu với mọi người về đất nước và con người Việt Nam, từ đó có thêm nguồn kinh phí phục vụ tơn tạo, sửa chữa. Ngành du lịch cũng cần dựa vào di sản mới có nội dung đa dạng, hấp dẫn du khách. Du lịch văn hóa phải lồng ghép văn hóa du lịch vào khi khai thác hay nói cách khác yếu tố văn hóa du lịch càng cần được thể hiện rõ nét hơn ở ba thành tố trong du lịch văn hóa như thành tố khách thể du lịch, chủ thể du lịch và trung gian nối hai thành tố trên. Vậy tại sao hai ngành không liên kết chặt chẽ với nhau để thống nhất hành động vì lợi ích chung? Việc kết hợp hài hịa giữa hai ngành sẽ giúp những người làm văn hóa có đầu óc và kỹ năng làm du lịch, sáng tạo nhiều hình thức sống động phơ diễn tất cả giá trị, vẻ đẹp của di sản, đồng thời những người làm du lịch càng hiểu sâu sắc giá trị của di sản để tìm cách thu hút du khách mà không gây ra nguy cơ phá hỏng di sản.

Phải xác định rõ quan điểm phát triển du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các di tích là ln gắn cơng tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích lịch sử văn hố với việc khai thác phục vụ du lịch; hay nói cách khác phát triển du lịch vì mục tiêu văn hố; đồng thời, việc bảo vệ tơn tạo di tích phải hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên cứu, trong đó có khách du lịch.

Với khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ an, vấn đề bảo vệ tôn tạo và

phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch văn hóa cần được cụ thể hóa

bằng những giải pháp cụ thể. Nên chăng cần tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc

của tồn bộ hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa huyện cũng như của Tỉnh

Để cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có hiệu quả cấp ủy Đảng, chính quyền huyện cần:

- Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ, Thành phố cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá địa phương.

- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn huyện như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên... triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Gắn cơng tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tới từng cán bộ Đảng viên, thị trấn, xã, khu dân cư nơi có di sản văn hóa.

- Chủ động phối hợp với ban ngành liên quan, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình huyện Nam Đàn, thành phố Vinh thực hiện các chương trình về bảo vệ, phát huy di sản văn hóa huyện cũng như tồn Tỉnh. Chính quyền địa phương chọn một ngày để tổ chức "Ngày di sản văn hóa", phát động chiến dịch "Tơn trọng di sản văn hóa - mơi trường". Dán băng rôn, khẩu hiệu ủng hộ chiến dịch ở những nơi công cộng trên địa bàn huyện thu hút sự chú ý của mọi người. Bằng những phương thức trên, vừa giới thiệu vừa tơn vinh di sản văn hóa.

Các ngành, các cấp phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung nghiên cứu, biên soạn, đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong các trường học. Cần phải tuyên truyền, giáo dục bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách báo, tạp chí, ảnh, phim phóng sự… để cho mọi người dân thấy được tầm quan trọng và giá trị của các di tích, về bảo vệ mơi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác đối với việc bảo vệ các di tích, mơi trường nói chung và mơi trường du lịch nói riêng.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống và phát triển du lịch văn hoá là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài của các cơ quan chức năng. Nhân tố mang tính quyết định đến sự thành công trong việc giải quyết mối quan hệ văn hóa du lịch và du lịch văn hóa là sự quan tâm của lãnh đạo và ý thức của người dân nơi có di sản. Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương bằng những chương trình, kế hoạch cụ thể sẽ huy động được sự tham gia của tất cả các ban, ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động của di sản. Thiếu sự quan tâm ấy, chắc chắn hoạt động văn hóa và du lịch sẽ chuệch choạc, mất phương hướng và dễ rơi vào tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Người dân trong khu di tích Kim Liên cũng giữ vai trị chính trong việc xây dựng mơi trường văn hóa cho du lịch. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục tinh thần tự hào, ý thức bảo vệ di sản cần quan tâm đến sự hưởng lợi của họ. Vấn đề là sự hưởng lợi ấy cần được tổ chức, quản lý một cách quy củ, minh bạch, tránh tình trạng manh mún, mạnh ai nấy làm. Hoạt động văn hóa du lịch vừa bảo tồn và phát huy di sản vừa góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, trên cơ sở đó du lịch mới phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa văn hóa du lịch và du lịch văn hóa những vấn đề lýluận và thực tiễn (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)