6. Kết cấu của đề tài
2.1.1 Các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ là có ý nghĩa thống kê
Hamburger và Zwick (1981) đã kiểm tra mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát trong giai đoạn 1954 – 1976 ở Mỹ, và kết luận rằng thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát. Đặc biệt, mối quan hệ trở nên mạnh hơn trong "giai đoạn Keynes" (1961 - 1974).
Sau đó, nghiên cứu của Darrat (1985) cho thấy thâm hụt ngân sách và tăng trưởng tiền tệ gây ra lạm phát đáng kể từ 1958 đến 1979. Tiếp theo đó, De Haan và Zelhorst (1990), điều tra 17 nước đang phát triển từ 1961 đến 1985, và khám phá ra rằng thâm hụt có tương quan với lạm phát trong suốt thời kỳ lạm phát mạnh.
Sử dụng phân tích đồng liên kết, Metin (1998) phát hiện rằng thâm hụt trực tiếp gây ra lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1954 -1986. Và Cottarelli et al. (1998) kiểm tra dữ liệu của 47 quốc gia từ 1993 đến 1996 cũng chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách đóng một vai trị có ý nghĩa trong việc gây ra lạm phát. Ngoài ra, mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát trong quá khứ và lạm phát trong hiện tại là liên tục và có tính động.
Tiếp theo đó, nghiên cứu của Fischer etal. (2002) điều tra mối quan hệ giữa lạm phát, tăng trưởng tiền tệ, phát hành tiền và thâm hụt ngân sách trên một dữ liệu lớn bao gồm 94 quốc gia trong thời gian 1960 -1995. Kết quả của họ chỉ ra rằng thâm hụt ngân sách là có ý nghĩa dương với việc phát hành tiền và lạm phát.
Nghiờn cu ca Domaỗ v Yucel (2005) iu tra 15 thị trường mới nổi từ năm 1980 đến 2001 bằng dữ liệu gộp và phát hiện ra rằng thâm hụt chính phủ là một nhân tố có ý nghĩa dương gây nên lạm phát cao. Thêm vào đó, dữ liệu bảng của họ cho thấy rằng, ở các quốc gia có lạm phát trung bình là cao, thì thâm hụt ngân sách có ý nghĩa đáng kể trong việc phát hành tiền và lạm phát. Ngồi ra, thâm hụt ngân sách có tương quan dương với lạm phát trong suốt thời kỳ lạm phát cao.
2.1.2 Các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ là khơng có ý nghĩa
Một số nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu không gian lẫn thời gian trong quá trình phân tích. Như nghiên cứu của Karras (1994) điều tra mối quan hệ bằng cách sử dụng ước lượng bảng và thấy rằng thâm hụt không gây ra lạm phát ở 32 nước phát triển và các nước đang phát triển trong những năm 1950 đến 1980.
Ahking và Miller (1985) cũng kiểm tra dữ liệu quý trong giai đoạn 1947 -1980, và đưa ra rằng mối quan hệ thâm hụt – lạm phát ở Mỹ không tồn tại trong suốt một vài thời kỳ cụ thể.
King và Plosser (1985) điều tra mối quan hệ giữa thâm hụt với việc phát hành tiền trong mơ hình kinh tế vĩ mô tân cổ điển tiền ở 12 nước công nghiệp và các nước đang phát triển. Họ thấy có một kết nối nhỏ giữa thâm hụt ngân sách và thuế lạm phát trong giai đoạn 1953 -1982 ở Mỹ, nhưng vẫn không thể chỉ ra được mối quan hệ là có ý nghĩa.
Thêm vào đó, Giannaros và Kolluri (1986), người sử dụng dữ liệu từ 10 nước công nghiệp hoặc các nước phát triển từ 1950 đến 1981, cho thấy tác động của thâm hụt ngân sách lên cung tiền và lạm phát là khơng có ý nghĩa.
Protopapadakis và Siegel (1987) thì xem xét các mối liên kết nợ - tiền và nợ - lạm phát cho 10 quốc gia tiên tiến lớn trong giai đoạn 1952-1987, và lưu ý rằng mối liên hệ giữa tăng trưởng nợ và lạm phát là rất yếu.
Barnhart và Darrat (1988) cũng kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng tiền trên 7 quốc gia công nghiệp từ 1960 đến 1984, và bác bỏ giả thuyết rằng thâm hụt gây ra sự gia tăng trong tăng trưởng tiền tệ và họ cũng bác bỏ quan hệ nhân quả theo chiều ngược lại.
Tiếp theo đó, Komulainen và Pirttilä (2002) sử dụng dữ liệu từ ba nền kinh tế chuyển đổi (Nga, Bulgaria và Romania), và thấy rằng thâm hụt khơng đóng một vai trị gì trong việc gây ra lạm phát.
2.1.3 Các nghiên cứu tìm ra mối quan hệ là có sự pha trộn
Loungani và Swagel (2003) cho thấy cân bằng ngân sách tương quan yếu với lạm phát ở 53 nước đang phát triển từ 1964 đến 1998, nhưng tương quan trở nên mạnh mẽ hơn ở các nước có lạm phát trung bình cao hơn. Ngồi ra, họ tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến giữa thâm hụt và lạm phát, và tác động của thâm hụt lên lạm phát là đáng kể khi tỷ lệ thâm hụt so với GDP là trên 5%.
Catão và Terrones (2005) thu thập dữ liệu từ 107 quốc gia trong giai đoạn 1960 - 2001, và sử dụng ước tính trung bình gộp theo nhóm lại để xem xét những ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn của thâm hụt đối với lạm phát. Họ cho rằng tác động gây ra lạm phát của thâm hụt đối với lạm phát phụ thuộc vào độ sâu tài chính của một quốc gia, căn cứ tính thuế lạm phát và độ tin cậy của cơ quan tiền tệ. Thâm hụt tài chính thì gây lạm phát ở các nước đang phát triển và các nước có lạm phát cao, nhưng khơng gây ra ở các nước lạm phát thấp và các nước phát triển. Vì các nước đang phát triển với nguồn thu thuế kém hiệu quả hơn, bất ổn chính trị, và giới hạn trong việc vay nợ nước ngồi có vẻ có chi phí liên quan thấp của thuế lạm phát và do đó thuế lạm phát cao hơn.
Kwon et al. (2009) kiểm tra sự liên hệ giữa nợ và lạm phát dựa vào dữ liệu bảng của 71 quốc gia từ năm 1962 đến 2004 để đo lường tác động của nợ trong lạm phát.
Kết quả của họ cho thấy rằng sự tăng trưởng nợ gây lạm phát mạnh mẽ ở các nước đang phát triển mắc nợ, và ít hơn ở các nước đang phát triển khác. Ở các nước tiên tiến, tăng trưởng nợ gây lạm phát thấp. Theo hướng của lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, thì thâm hụt ngân sách thường gây ra lạm phát ở các nước có lạm phát trung bình cao và ở những giai đoạn lạm phát cao, điều này cũng tương tự ở các nước đang phát triển. Ngồi những trường hợp trên, thì thâm hụt đóng một vai trị yếu trong việc xác định lạm phát.
Gần đây nhất có nghiên cứu của Cheah và Hamid (2011), thực nghiệm trên 13 nền kinh tế châu Á đang phát triển cụ thể là, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan và Thái Lan, đã phân tích các mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Tác giả đã xem xét vai trò của cung tiền bằng cách kiểm tra tác động của nó đối với lạm phát. Bằng cách xác định hướng quan hệ nhân quả giữa ba biến, nghiên cứu này cung cấp thêm một phần bằng chứng trên số lượng ngày càng tăng của tài liệu về mối quan hệ thâm hụt ngân sách-tiền-lạm phát.
2.1.4 Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thực tế có rất nhiều các bài báo, đề tài luận bàn về hai chỉ số kinh tế này của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên đề tài đi sâu vào kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lạm phát trong một giai đoạn cụ thể rất hiếm.
Một trong số ít các đề tài phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) về “Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010”. Trong nghiên cứu này các tác giả không thấy rõ tác động của thâm hụt ngân sách đối với lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này khơng có nghĩa là thâm hụt ngân sách khơng có ảnh hưởng đến lạm phát. Nguyên nhân của điều này là do việc tài trợ ngân sách thường có hai tác động trái chiều. Một mặt, tài trợ ngân sách bằng việc gia tăng vay nợ của Chính phủ làm tăng lãi suất do nhu cầu vay cao hơn. Điều này cũng tương tự như chính sách tiền tệ thắt chặt và do đó góp phần giảm đi phần nào lạm phát. Mặt khác, tài trợ ngân sách
thông qua việc tăng cung tiền (nếu có) cũng tương tự như chính sách tiền tệ mở rộng và gây áp lực lạm phát. Hai tác động trái chiều này làm giảm thậm chí xóa bỏ ảnh hưởng của nhau đối với lạm phát.
Ngồi ra cịn có nghiên cứu của IMF trong năm 2003 cũng cho thấy các kết quả tương tự về vai trò của cung tiền đến lạm phát. Nghiên cứu này sử dụng mơ hình VAR với bảy biến: giá dầu quốc tế, giá gạo quốc tế, sản lượng công nghiệp, tỷ giá, cung tiền, giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng cho giai đoạn từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 3 năm 2003. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy vận động nội tại là yếu tố quan trọng giải thích những biến động của lạm phát, lạm phát phi lương thực thực phẩm và giá nhập khẩu. Tỷ giá có tác động đến giá nhập khẩu nhưng khơng có tác động đến CPI. Điều này phản ánh thực tế là các loại hàng hóa phi thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong giỏ CPI và giá nhập khẩu không chuyển trực tiếp vào giá trong nước dù độ mở của Việt Nam đang tăng lên. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng giá gạo quốc tế, các điều kiện về tổng cầu trong nước và tốc độ tăng cung tiền mở rộng ít có tác động đến lạm phát nhưng tác động lại kéo dài.
2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ lạm phát và lãi suất2.2.1 Một số nghiên cứu ở các nước phát triển 2.2.1 Một số nghiên cứu ở các nước phát triển
Bắt đầu với Fama (1975), ông đưa ra kết luận rằng trong suốt giai đoạn 1953- 1971 thị trường chứng khoán tỏ ra khá hiệu quả trong việc sử dụng các thông tin về lạm phát tương lai trong việc đưa ra mức lãi suất danh nghĩa kỳ hạn 1-6 tháng, ngoài ra kết quả trong nghiên cứu này của Fama cũng đồng quan điểm với Fisher.
Tuy nhiên cũng có nhiều tác giả như Carlson (1977), Nelson và Schwert (1977), Levi-Makin (1979), Tanzi (1980) đã tìm ra những bằng chứng bác bỏ nhận định của Fama. Cụ thể như Levi-Makin (1979) đã đưa ra lý luận rằng mức độ lạm phát kỳ vọng là một hàm biến thiên của nhiều yếu tố bao gồm sự thay đổi công ăn việc làm, sản lượng đầu ra, một giá trị không chắc chắn về sự biến động của lạm phát tương lai. Điều này có thể là kết quả của việc lãi suất thực không phải là hằng số, đó là lý
do tại sao những tác giả nghiên cứu đã đề cập trên tìm ra những kết quả trái ngược với Fama (1975).
Nghiên cứu của Mishkin (1992) đã giải thích tại sao chỉ có một mối tương quan giữa lãi suất và lạm phát trong một số thời kỳ nhất định mà khơng phải là tất cả. Và tác giả tìm ra rằng lạm phát có khả năng dự báo trong ngắn hạn đối với lãi suất ít có tính thuyết phục.
Những nghiên cứu gần đây của Mỹ, như Crowder và Hoffman (1996) tìm ra bằng chứng lãi suất danh nghĩa điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng với tỷ lệ cao hơn 1:1. Fahmy và Kandil (2003) với kiểm định dữ liệu trong mốc thời gian từ 1980 đến đầu 1990 và kết luận đưa ra là không thể bác bỏ sự tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn. Nghiên cứu của Tillmann (2004) cũng tìm ra bằng chứng mối quan hệ Fisher trong dữ liệu thời gian sau chiến tranh.
Cũng có nhiều nghiên cứu ở Phần Lan, Anh và Ý kiểm định lại hiệu ứng Fisher. Như Junttila (2001) với mơ hình ARIMA và dữ liệu trong giai đoạn 1987-1996 đã bác bỏ hiệu ứng Fisher ở Phần Lan. Evans (1998) cũng khơng tìm thấy bằng chứng tin cậy cho mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và lãi suất ở Anh. Nhưng Muscatelli và Spinelli (2000) bằng việc phân tích dữ liệu tại Ý trong giai đoạn 1948-1990 đã tìm thấy lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa có đồng liên kết với nhau trong dài hạn.
Miyagawa và Morita (2003) bác bỏ sự tồn tại mối quan hệ với tỷ lệ 1:1 giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát kỳ vọng ở Nhật, Thụy Sĩ và Ý. Yuhn (1996) cũng đã khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng Fisher ở Mỹ, Đức và Nhật nhưng cũng không đủ bằng chứng để thuyết phục về hiệu lực của hiệu ứng Fisher đối với Canada và Anh trong giai đoạn từ tháng 9/1973 đến tháng 6/1993. Lardic và Mignon (2003) đã chấp nhận giá trị của hiệu ứng Fisher tồn tại ở các nước G7 trừ nước Đức trong giai đoạn từ tháng 1/1970 đến tháng 3/2001.
2.2.2 Một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển
Một vài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến, Garcia (1993) đã tìm thấy giá trị của hiệu ứng Fisher với dữ liệu lạm phát và lãi suất tại Braxin trong giai đoạn 1993- 1990. Hay nghiên cứu của Carneiro, Divino và Rocha (2002) cũng như Phylaktis và Blake (1993) đã tiến hành kiểm định giả thuyết Fisher cho 3 nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao là Braxin, Mexico, Argentina. Phylaktis và Blake (1993) đã tìm thấy bằng chứng mạnh cho mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát kỳ vọng. Còn Carnerio, Divino và Rocha (2002) chỉ chấp nhận giả thuyết Fisher ở 2 nước là Braxin và Argentina.
Cooray (2002-2003) với dữ liệu trái phiếu 3 tháng và lạm phát kỳ vọng trong giai đoạn 1952-1998 đã đi đến kết luận lãi suất phản ứng khá chậm với lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ là một nhân tố tác động mạnh đến lãi suất trong ngắn hạn.
Và gần đây nhất là cuộc nghiên cứu của Mitchell Innes (2006) về mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa ở Nam Phi. Kết quả cho thấy mối quan hệ này trong ngắn hạn là không được chấp nhận. Trong dài hạn, kết quả cho thấy có một quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa lãi suất dài hạn và lạm phát kỳ vọng.
2.2.3 Bằng chứng thực nghiệmtại Việt Nam
Một bằng chứng thực nghiệm đã được tìm thấy trong đề tài “Phân tích lãi suất danh nghĩa và lạm phát trong đổi mới tài chính ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng Hoài với số liệu được lấy trong giai đoạn 1992-2002. Kết quả thực nghiệm cho thấy lạm phát gây ra sự thay đổi của lãi suất danh nghĩa trong khi đó lãi suất khơng thể gi`ải thích được lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa tăng tương ứng là 1.31%.
Ngoài ra cịn có đề tài nghiên cứu “Lạm phát Việt Nam, nguyên nhân căn bản và giải pháp kiềm chế trong thời gian tới” của tác giả Lê Quốc Hưng, với số liệu được lấy từ tháng 1/1995 đến tháng 2/2011 trên 164 quan sát sau khi điều chỉnh. Kết quả
thực nghiệm được tác giả rút ra là lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới tác động rất ít đến lạm phát.
Tóm lại, những cuộc nghiên cứu thực hiện ở các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển đã đưa đến những kết quả trái chiều nhau. Mặc dù vậy, khá nhiều cuộc nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ dương trong dài hạn giữa lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.
2.3 Nghiên cứu về mối quan hệ lạm phát và tỷ giá hối đoái2.3.1 Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới 2.3.1 Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới
Chihhibber (1991) chỉ ra rằng tác động của việc phá giá tới lạm phát phụ thuộc vào độ linh hoạt của tỷ giá, độ mở cửa của tài khoản vốn và mức độ kiểm soát giá.
Bodart (1996) nghiên cứu các tác động của việc cải cách tỷ giá lên lạm phát ở một nước nhỏ và mở bằng cách kết hợp giữa quan điểm tài khóa với các chế độ tỷ giá khác nhau. Ông thấy rằng chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh tỷ giá chính thức chỉ có tác động ngắn hạn đối với lạm phát trong khi phá giá lại có tác động dài hạn hơn đối với lạm phát dưới chế độ điều chỉnh tỷ giá chính thức liên tục theo tỷ giá thị