Nghiên cứu về mối quan hệ lạm phát và lãi suất

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở các nước châu á (Trang 30 - 33)

6. Kết cấu của đề tài

2.2 Nghiên cứu về mối quan hệ lạm phát và lãi suất

2.2.1 Một số nghiên cứu ở các nước phát triển

Bắt đầu với Fama (1975), ông đưa ra kết luận rằng trong suốt giai đoạn 1953- 1971 thị trường chứng khoán tỏ ra khá hiệu quả trong việc sử dụng các thông tin về lạm phát tương lai trong việc đưa ra mức lãi suất danh nghĩa kỳ hạn 1-6 tháng, ngoài ra kết quả trong nghiên cứu này của Fama cũng đồng quan điểm với Fisher.

Tuy nhiên cũng có nhiều tác giả như Carlson (1977), Nelson và Schwert (1977), Levi-Makin (1979), Tanzi (1980) đã tìm ra những bằng chứng bác bỏ nhận định của Fama. Cụ thể như Levi-Makin (1979) đã đưa ra lý luận rằng mức độ lạm phát kỳ vọng là một hàm biến thiên của nhiều yếu tố bao gồm sự thay đổi công ăn việc làm, sản lượng đầu ra, một giá trị không chắc chắn về sự biến động của lạm phát tương lai. Điều này có thể là kết quả của việc lãi suất thực không phải là hằng số, đó là lý

do tại sao những tác giả nghiên cứu đã đề cập trên tìm ra những kết quả trái ngược với Fama (1975).

Nghiên cứu của Mishkin (1992) đã giải thích tại sao chỉ có một mối tương quan giữa lãi suất và lạm phát trong một số thời kỳ nhất định mà không phải là tất cả. Và tác giả tìm ra rằng lạm phát có khả năng dự báo trong ngắn hạn đối với lãi suất ít có tính thuyết phục.

Những nghiên cứu gần đây của Mỹ, như Crowder và Hoffman (1996) tìm ra bằng chứng lãi suất danh nghĩa điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát kỳ vọng với tỷ lệ cao hơn 1:1. Fahmy và Kandil (2003) với kiểm định dữ liệu trong mốc thời gian từ 1980 đến đầu 1990 và kết luận đưa ra là không thể bác bỏ sự tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn. Nghiên cứu của Tillmann (2004) cũng tìm ra bằng chứng mối quan hệ Fisher trong dữ liệu thời gian sau chiến tranh.

Cũng có nhiều nghiên cứu ở Phần Lan, Anh và Ý kiểm định lại hiệu ứng Fisher. Như Junttila (2001) với mơ hình ARIMA và dữ liệu trong giai đoạn 1987-1996 đã bác bỏ hiệu ứng Fisher ở Phần Lan. Evans (1998) cũng khơng tìm thấy bằng chứng tin cậy cho mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và lãi suất ở Anh. Nhưng Muscatelli và Spinelli (2000) bằng việc phân tích dữ liệu tại Ý trong giai đoạn 1948-1990 đã tìm thấy lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa có đồng liên kết với nhau trong dài hạn.

Miyagawa và Morita (2003) bác bỏ sự tồn tại mối quan hệ với tỷ lệ 1:1 giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát kỳ vọng ở Nhật, Thụy Sĩ và Ý. Yuhn (1996) cũng đã khẳng định sự tồn tại của hiệu ứng Fisher ở Mỹ, Đức và Nhật nhưng cũng không đủ bằng chứng để thuyết phục về hiệu lực của hiệu ứng Fisher đối với Canada và Anh trong giai đoạn từ tháng 9/1973 đến tháng 6/1993. Lardic và Mignon (2003) đã chấp nhận giá trị của hiệu ứng Fisher tồn tại ở các nước G7 trừ nước Đức trong giai đoạn từ tháng 1/1970 đến tháng 3/2001.

2.2.2 Một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển

Một vài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến, Garcia (1993) đã tìm thấy giá trị của hiệu ứng Fisher với dữ liệu lạm phát và lãi suất tại Braxin trong giai đoạn 1993- 1990. Hay nghiên cứu của Carneiro, Divino và Rocha (2002) cũng như Phylaktis và Blake (1993) đã tiến hành kiểm định giả thuyết Fisher cho 3 nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao là Braxin, Mexico, Argentina. Phylaktis và Blake (1993) đã tìm thấy bằng chứng mạnh cho mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát kỳ vọng. Còn Carnerio, Divino và Rocha (2002) chỉ chấp nhận giả thuyết Fisher ở 2 nước là Braxin và Argentina.

Cooray (2002-2003) với dữ liệu trái phiếu 3 tháng và lạm phát kỳ vọng trong giai đoạn 1952-1998 đã đi đến kết luận lãi suất phản ứng khá chậm với lạm phát kỳ vọng và chính sách tiền tệ là một nhân tố tác động mạnh đến lãi suất trong ngắn hạn.

Và gần đây nhất là cuộc nghiên cứu của Mitchell Innes (2006) về mối quan hệ giữa lạm phát kỳ vọng và lãi suất danh nghĩa ở Nam Phi. Kết quả cho thấy mối quan hệ này trong ngắn hạn là không được chấp nhận. Trong dài hạn, kết quả cho thấy có một quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa lãi suất dài hạn và lạm phát kỳ vọng.

2.2.3 Bằng chứng thực nghiệmtại Việt Nam

Một bằng chứng thực nghiệm đã được tìm thấy trong đề tài “Phân tích lãi suất danh nghĩa và lạm phát trong đổi mới tài chính ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trọng Hoài với số liệu được lấy trong giai đoạn 1992-2002. Kết quả thực nghiệm cho thấy lạm phát gây ra sự thay đổi của lãi suất danh nghĩa trong khi đó lãi suất khơng thể gi`ải thích được lạm phát. Khi tỷ lệ lạm phát dự kiến tăng 1% thì lãi suất danh nghĩa tăng tương ứng là 1.31%.

Ngồi ra cịn có đề tài nghiên cứu “Lạm phát Việt Nam, nguyên nhân căn bản và giải pháp kiềm chế trong thời gian tới” của tác giả Lê Quốc Hưng, với số liệu được lấy từ tháng 1/1995 đến tháng 2/2011 trên 164 quan sát sau khi điều chỉnh. Kết quả

thực nghiệm được tác giả rút ra là lãi suất ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới tác động rất ít đến lạm phát.

Tóm lại, những cuộc nghiên cứu thực hiện ở các quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển đã đưa đến những kết quả trái chiều nhau. Mặc dù vậy, khá nhiều cuộc nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ dương trong dài hạn giữa lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ lạm phát kỳ vọng.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát ở các nước châu á (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w