Hướng dẫn viên du lịch 2,91 2,80
Tính hiếu khách của người Bến Tre 3,75 3,91
Đội ngũ nhân viên khách sạn 3,42 3,03
Đội ngũ nhân viên vận tải 3,35 3,20
(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bến
Tre của tác giả, phụ lục 1 và 2- câu 20, câu 34)
Thang điểm từ 1 ->5, với, 1: rất kém, 2:kém, 3: trung bình, 4:tốt, 5: tuyệt vời.
2.3.2.6 Quy trình cung cấp dịch vụ
Đối với du lịch, kết quả phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cung cấp dịch vụ như cảm nhận từ người sử dụng. Tuy nhiên, du lịch chỉ tồn tại thơng qua kinh nghiệm của quá trình sản xuất và tiêu dùng. Vì thế cần phải làm gì để cung cấp dịch vụ cho khách du lịch ngày một tốt hơn.
Tại bảng 2.15 ta thấy các yếu tố về quy trình cung cấp dịch vụ du lịch được du khách trong nước đánh giá trên trung bình với mức điểm trung bình dao động từ 3,23 đến 3,35. Trong khi đĩ du khách quốc tế đánh giá dưới mức trung bình với mức điểm trung bình dao động từ 2,67 đến 2,96. Điểm trung bình trên cho thấy ngành du lịch Bến Tre chưa quan tâm sâu đến quy trình cung cấp dịch vụ, việc thu hút khách đến Bến Tre phải tương thích với khả năng cung ứng dịch vụ, khả năng đáp ứng các yếu tố
về nguồn nhân lực cũng như các sản phẩm, điểm đến. Vì thế, ngành du lịch Bến Tre phải thường xuyên cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và phải phân phối dịch vụ phải được cảm nhận như các kịch bản và thiết kế dịch vụ phải phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.
Bảng 2.15 Đánh giá của du khách về quy trình cung cấp dịch vụ du lịch
Các yếu tố Khách trong
nước
Khách quốc tế
Phân phối dịch vụ được cảm nhận như các kịch bản 3,23 2,96
Thiết kế dịch vụ 3,35 2,67
(Nguồn : tổng hợp từ khảo sát khách du lịch trong nước và quốc tế đến Bến
Tre của tác giả, phụ lục 1 và 2- câu 37, câu 40)
Thang điểm từ 1 ->5, với, 1: rất kém, 2:kém, 3: trung bình, 4:tốt, 5: tuyệt vời.
2.3.2.7 Quản trị minh chứng vật chất và thiết kế
Minh chứng vật chứng cĩ thể được sử dụng để tạo thuận lợi cho quá trình cung cấp dịch vụ, việc sử dụng khéo léo các minh chứng vật chất cĩ thể thu hút các phân khúc mong muốn, từ đĩ hỗ trợ việc quản lý nhu cầu.
Với vị trí khá chiến lược, cách Thành phố Hồ Chí Minh chỉ 86km, Bến Tre đang ở trong tầm ngắm của các nhà đầu tư. Bến Tre cĩ rất nhiều lợi thế về du lịch sinh thái, là điểm hội tụ nhiều yếu tố đặc trưng của vùng châu thổ Cửu Long. Bến Tre cĩ sơng, cĩ biển, và những vườn dừa bạt ngàn, văn hĩa lịch sử mà ai cũng phải nhớ. Con người Bến Tre rất thân thiện, chân chất. Sứ mệnh của ngành du lịch Bến Tre cĩ thể phát biểu như sau: du lịch Bến Tre sẽ mang tới cho khách hàng thập phương sự bình yên, thư thái và sự khám phá thế giới thiên nhiên tuyệt vời. Về với Bến Tre là về với mảnh đất kiên cường đầy di tích và chiến cơng, là về với sơng quê thơ mộng là về với ngọt ngào hoa trái và tình người nồng hậu. Điều này được khẳng định một lần nữa tại bảng 2.13.
TĨM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương 2 luận văn tiếp tục đi vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như thực trạng hoạt động marketing của du lịch tỉnh Bến Tre. Trong đĩ bao gồm cả những đánh giá của du khách, chuyên gia, cơng ty kinh doanh trong lĩnh vực du lịch từ cuộc khảo sát và đánh giá vị thế của du lịch tỉnh Bến Tre trên thị trường.
Nhìn tổng thể ngành du lịch cịn kém phát triển và tụt hậu so với các tỉnh trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; Cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch cĩ phát triển về số lượng nhưng qui mơ cịn nhỏ, dịch vụ chưa đặc trưng, phong phú, chất lượng cịn thấp; Các khu di tích văn hĩa - lịch sử đã được tơn tạo nhưng vẫn chưa thu hút mạnh khách du lịch; Nguồn nhân lực du lịch trình độ hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch; Kinh phí đầu tư của nhà nước đầu tư cho cơng tác tuyên truyền, quảng bá cịn hạn chế;…
Hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân: Khủng hoảng tài chính, tiền tệ đã tác động trực tiếp đến việc phát triển du lịch; Nhận thức về vị trí, vai trị du lịch của xã hội cĩ nâng lên nhưng chưa đầy đủ; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch thiếu về số lượng, yếu về chuyên mơn; Các dự án hạ tầng du lịch nguồn vốn đầu tư ít, chậm hồn thành; Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hạn chế do năng lực của các chủ thể kinh doanh yếu; Doanh nghiệp lữ hành nhỏ. Các dự án du lịch cĩ qui mơ khá triển khai cịn chậm; Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch địa phương chưa chủ động trong việc khai thác tiềm năng du lịch địa phương; chưa kết nối tuyến, điểm du lịch trong và ngồi tỉnh. Chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Các khu di tích văn hĩa – lịch sử cĩ đầu tư nâng cấp, nhưng chưa phát triển được các dịch vụ du lịch phục vụ khách tham quan; Hệ thống đào tạo chuyên ngành du lịch cịn mới, tại địa phương chưa cĩ lớp đào tạo chính quy. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cả lực lượng kinh doanh du lịch chưa được đào tạo chuyên sâu; Cơng tác tuyên truyền quảng bá của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cịn hạn chế về kinh phí, chưa cĩ sự quan tâm.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020
3.1Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Bến Tre
Xây dựng thương hiệu “Du lịch xứ Dừa” (thay cho thương hiệu “Du lịch Bến Tre”; Phát triến du lịch dựa vào các loại hình chính và theo thứ tự ưu tiên là du lịch tham quan (miệt vườn - làng quê) và vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hĩa lịch sử;
Phấn đấu tăng doanh thu du lịch bình quân trên 20%/ năm, tăng lượng khách đến Bến Tre trên 13%/năm. Đến năm 2015, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm 6,96% so với giá trị gia tăng khối dịch vụ; Đến năm 2020, tổng giá trị gia tăng ngành du lịch chiếm 9,5% so với giá trị gia tăng khối dịch vụ.
3.2 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Đa dạng hố các loại hình du lịch. Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, sơng nước, vườn dừa, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, mơi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ và tơn tạo cảnh quan, mơi trường sinh thái. Phát triển du lịch văn hố, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu cĩ chọn lọc những tinh hoa văn hố nhân loại.
Phát triển du lịch phải dựa trên mối liên hệ tương hỗ khăng khít, chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện để các ngành kinh tế khác phát triển.
Đẩy mạnh xã hội hố phát triển du lịch, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn vốn trong dân, vì biện pháp này phù hợp với các tiềm năng du lịch của địa phương.
3.2.1 Về định hướng phát triển thị trường du lịch:
- Phát triển mạnh thị trường khách nội địa, duy trì thị trường trong khu vực; phát triển thị trường khách các tỉnh Trung bộ, Bắc bộ. Nguồn khách nội địa: chủ yếu khách du lịch từ các đơ thị, thành phố lớn, cơng nhân các khu cơng nghiệp trong cả nước. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Đồng Nai. Loại khách: hiện nay, với điều kiện cơ sở vật chất ngành cịn hạn chế, tập trung chủ yếu vào lứa tuổi từ 18 đến 55, trình độ văn hĩa trung bình, thu nhập trung bình. Thời gian tới, khi
cơ sở vật chất ngành du lịch nâng lên, hướng đến loại khách tuổi trên 55, trình độ văn hĩa cao, cĩ thu nhập cao.
- Phát triển thị trường du lịch khách quốc tế như thị trường các nước ASEAN, thị trường các nước Đơng Nam , Đơng Bắc ; tiếp đến thị trường các nước Tây u, Bắc Mỹ. Nguồn khách quốc tế: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thu hút và phân phối khách du lịch quốc tế lớn nhất ở phía Nam. Bến Tre, với vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế đến Bến Tre; tiếp đến là nguồn khách quốc tế từ thành phố Cần Thơ. Các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh bước đầu tiếp nhận nguồn khách từ thành phố, các tỉnh; hướng tới nâng cao năng lực ký kết trực tiếp thu hút khách quốc tế từ nước ngồi. Loại khách: hướng tới nhĩm khách chất lượng cao, cĩ thời gian lưu trú dài ngày, cĩ khả năng chi tiêu cao.
3.2.1.1 Về định hướng khơng gian du lịch
- Tập trung phát triển các cụm du lịch chính: các xã ven sơng huyện Châu Thành, các khu, điểm du lịch Mỹ Thạnh An (Tp.Bến Tre), Hưng Phong (Giồng Trơm), Mỏ Cày, Chợ Lách, Ba Tri.
- Xây dựng tuyến du lịch tham quan làng nghề: Châu Thành - thành phố Bến Tre - Mỏ Cày Bắc - Chợ Lách (và ngược lại); Châu Thành - thành phố Bến Tre - Giồng Trơm - Ba Tri, trở thành sản phẩm tour du lịch đặc thù và cĩ sức hấp dẫn của tỉnh. Các sản phẩm du lịch trụ cột phát triển trong thời gian tới:
- Du lịch sinh thái sơng nước, du lịch miệt vườn làng quê; để phát triển loại hình này khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở xây dựng các sản phẩm cụ thể phục vụ du khách như: tham quan sơng nước, tham quan vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, trại cây giống, các dịch vụ đị máy chở khách tham quan, đị chèo, xe ngựa, khách tự đi xe đạp; phát triển các dịch vụ mơ tơ nước, nhảy dù trên sơng,…
- Du lịch tham quan, nghiên cứu tự nhiên, văn hĩa - lịch sử, lễ hội, làng nghề, khuyến khích các doanh nghiệp và cơ sở xây dựng các chương trình tham quan nghiên cứu phục vụ du khách: nghiên cứu rừng ngập mặn, vườn chim, vườn dừa; các di tích văn hĩa - lịch sử, các loại hình văn hĩa phi vật thể, các lễ hội; nền văn hĩa cư dân Nam bộ….
- Vui chơi - giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thương mại, cơng vụ, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng chương trình tham quan cho khách du lịch lưu trú ở đơ thị: các dịch vụ vui chơi – giải trí, đặc biệt các dịch vụ giải trí về đêm để lưu giữ khách; các chương trình tham quan cơ sở sản xuất các sản phẩm đặc sản; các trung tâm thương mại,… giới thiệu khách du lịch thưởng thức và mua đặc sản, quà lưu niệm. - Phát triển du lịch Bến Tre phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các
tỉnh, thành lân cận và trong khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long. Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh tạo thị trường khách du lịch bền vững.
Bên cạnh những định hướng cơ bản để phát triển du lịch bền vững, trước hết cần cĩ sự hợp sức của các ngành các cấp tập trung để quảng bá về đất nước, con người Bến Tre, đĩ chính là thương hiệu “Bến Tre”.
3.2.1.2 Đầu tư ây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch
+ Dự án Resort Forever Green - xã Phú Túc - Châu Thành từ năm 2009 – 2018; qui mơ 21 ha. Vốn đầu tư: 50 triệu SD.
+ Khu du lịch “Cơng viên Nghĩa trang - Đường Hồ Chí Minh trên biển” dự kiến đưa vào hoạt động năm 2014. Vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng.
+ Làng du kích gắn với di tích Đồng Khởi - Mỏ Cày Nam dự kiến đưa vào hoạt động năm 2013. Vốn đầu tư: 103 tỉ đồng.
+ Dự án Mekong Pearl - xã Tân Thạch - Châu Thành dự kiến đưa vào hoạt động năm 2013. Vốn đầu tư: 330 tỉ đồng.
3.2.1.3 Tăng cường quản l nhà nước về du lịch
Kiện tồn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đủ số lượng, trình độ đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về du lịch.
Tăng cường năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện chiếc lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động du lịch. Tổ chức kiếm tra việc thực hiện quy định phát luật, đảm bảo các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch hoạt động đúng phát
luật và phát triển bền vững. Hỗ trợ doanh nghiệp trong cơng tác đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thơng tin quảng bá, xúc tiến du lịch.
3.3 Giải pháp marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Bến Tre đến năm2020 2020
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết liên quan đến du lịch, marketing du lịch ở chương 1; căn cứ vào hiện trạng du lịch Bến Tre, thực trạng hoạt động marketing của du lịch Bến Tre, các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội; căn cứ vào kết quả thống kê khảo sát lấy ý kiến khách du lịch, chuyên gia và các đơn vị kinh doanh du lịch được đưa vào chương 2; căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre tại mục 3.1 và 3.2 của chương 3 và căn cứ sự tìm hiểu thơng qua các báo cáo, tài liệu, thực tế ở Sở Văn hĩa, Thể thao và Du lịch Bến Tre; tác giả đưa ra các giải pháp marketing du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Bến Tre như sau:
3.3.1 Nhĩm các giải pháp nghiên cứu thị trường
Muốn làm tốt cơng tác quảng bá du lịch, trước tiên cần phải cĩ một bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường du khách. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm:
- Tiến hành phân khúc thị trường theo khu vực, nghiên cứu thị hiếu, tâm lý, tập quán tiêu dùng của các thị trường; từ đĩ xác định thị trường mục tiêu:
Thị trường trong nước bao gồm:
+ Thị trường thành phố Hồ Chí Minh là phân khúc thị trường chủ đạo trong các thị trường trong nước của du lịch Bến Tre.
+ Thị trường các đơ thị lân cận: chú trọng thị trường Cần Thơ. + Thị trường phía Bắc: là thị trường xa và xác định là Hà Nội
Thị trường nước ngồi:
+ Thị trường ASEAN: là thị trường cĩ vai trị quan trọng đối với du lịch Bến Tre do cĩ điều kiện thuận lợi về vị trí, khoảng cách cũng như các định hướng phát triển các tuyến giao thơng gắn với các hành lang kinh tế xuyên Á... Thị trường trọng điểm là Thái Lan.
tượng khách truyền thống của Việt Nam), khách Hàn Quốc (đang nổi lên do những mối quan hệ về kinh tế, văn hĩa ngày càng chặt chẽ giữa Việt Nam và Hàn Quốc).
+ Thị trường Châu Âu: tập trung vào phân khúc thị trường khách Pháp, Anh. + Thị trường Mỹ: được xác định là thị trường mục tiêu do những mối quan hệ từ lịch sử lâu dài, cũng như những tiềm năng về văn hĩa, sinh thái nơng nghiệp, biển sẽ thu hút khách du lịch từ thị trường Mỹ.
Những du khách đến tham quan Bến Tre cĩ độ tuổi khá trẻ, khách du lịch trong nước độ tuổi dưới 35 chiếm 56,2%; khách du lịch quốc tế độ tuổi dưới 35 chiếm 35,7% (Kết quả khảo sát khách trong nước và quốc tế đến Bến Tre, phụ lục 1 và 2- câu 2). Vì vậy, ngành du lịch Bến Tre cần tìm hiểu đặc tính và nhu cầu của nhĩm khách hàng trẻ của từng quốc gia và xây dựng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Đồng thời để xác định các sự kiện du lịch dự định tổ chức sẽ phù hợp với thị trường khách du lịch nào. Từ đĩ mới đề ra chiến lược marketing hiệu quả. Chẳng hạn như: Thị trường TP. Hồ Chí Minh cần tập trung xây dựng: các kỳ nghỉ cuối tuần, các kỳ