Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược MARKETING TRONG TƯƠNG LAI CHO NHÃN HIỆU điện THOẠI OPPO (Trang 33 - 35)

CHƯƠNG 2 : THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.4. Phân tích SWOT

Điểm mạnh (Strengths)

Có tham vọng, biết cách tiếp cận thị trường.

Trụ sở tại Trung Quốc, thị trường smartphone tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Có kinh nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao, không giảm chất lượng để tiết kiệm chi phí.

Điểm yếu (Weaknesses)

Cịn rất “trẻ”, thương hiệu cịn mới. Tiềm năng tài chính cịn chưa rõ.

Cơ hội (Opportunities)

Chất lượng điện thoại tương đương trong khi giá thành lại thấp hơn so với những sản phẩm cùng phân khúc của đối thủ. Nhiều dòng sản phẩm phục vụ nhiều phân khúc khách hàng.

Hệ thống phân phối rộng, có nhiều đối tác tại Việt Nam.

Thách thức (Threats)

Phải tìm chỗ đứng bền vững trên thị trường trước các “ông lớn” như Samsung, Apple, Nokia, HTC…

Tâm lý người Việt Nam về hàng Trung Quốc.

Chịu áp lực lớn từ phía nhà cung cấp linh kiện là Samsung.

Chiến lược S-O

Oppo có tham vọng, biết cách tiếp cận thị trường, đồng thời có kinh nghiệm trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao, không giảm chất lượng để tiết kiệm chi phí. Từđó, tạo ra được nhiều dòng sản phẩm điện thoại có chất lượng tương đương, song giá thành lại thấp hơn so với dòng sản phẩm cùng phân khúc của đối thủ.

Khá thành công trên thị trường Trung Quốc, với uy tín của mình Oppo thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác tại Việt Nam, đã và đang dần gia tăng hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam. Như vậy, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận diện được sản phẩm đang được bày bán tại nhiều nơi, kích thích sự tò mò của người tiêu dùng.

Chiến lược S-T

Việc thành công tại thị trường Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác, Oppo biết cách tiếp cận thị trường, từ đó dần tạo được nền tảng cho việc hình thành và phát triển chỗ đứng bền vững của mình trước các đối thủ cạnh tranh.

Oppo có kinh nghiệm sản xuất sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp. Điều này đánh thẳng vào tâm lý của người tiêu dùng Việt là thường ưa chuộng sản phẩm có chất lượng tốt, tính năng cao nhưng giá vừa phải.

30

Chiến lược W-O

Với hệ thống phân phối rộng cũng như có nhiều đối tác tại Việt Nam, sẽ khiến thương hiệu Oppo còn khá mới được người tiêu dùng Việt biết đến nhiều hơn. Đồng thời, sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, các chế độ hỗ trợ, bảo hành cho khách hàng cũng dễ dàng thuận tiện hơn.

Chiến lược W-T

Tại Việt Nam, Oppo là thương hiệu còn mới, chưa có chỗ đứng bền vững, cùng với tâm lý người tiêu dùng về hàng Trung Quốc – họ thà bỏ ra một số tiền tương đương để mua sản phẩm của các thương hiệu có uy tín hơn là mua hàng Trung Quốc. Vì thế, khi bước chân vào Việt Nam, Oppo đã khẳng định uy tín, chất lượng của mình với dịng sản phẩm cao cấp, về sau mới mở rộng dần dòng sản phẩm trung cấp cũng như dòng giá rẻ.

Oppo cũng đã giảm bớt được áp lực từ phía nhà cung cấp linh kiện Samsung, bởi công ty công nghệ toàn cầu Laird đã thành lập nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện điện thoại di động thông minh tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh vào ngày 11/06/2014 – nhà máy đầu tiên cho hãng Oppo tại Việt Nam.

31

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN lược MARKETING TRONG TƯƠNG LAI CHO NHÃN HIỆU điện THOẠI OPPO (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)