Sự tương thích

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 109)

- Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người cần quan tâm đến bạn Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

4.1.1.1. Sự tương thích

Sự tương thích (tức có lợi cho dân chủ) khi xem xét sự ảnh hưởng của giá trị trọng cộng đồng

đối với tiến trình dân chủ chính là tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng trong các lựa chọn chính

trị của các cá nhân. Theo đó, đối với bất kỳ hành vi nào gây nguy hại đến lợi ích của cộng đồng sẽ bị

lên án mạnh mẽ bởi nó được gắn với đạo lý, nhân cách của từng cá nhân. Hình phạt trước hết cho những hành vi này là sự xa lánh của cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, sức răn đe của hình phạt này cịn mạnh hơn cả các thể chế chính thức như pháp luật hay pháp đình. Đây là yếu tố mang lại sự tương thích của giá trị trọng cộng đồng đối với dân chủ trong việc góp phần vào sự giám sát cũng như gây áp lực từ cộng đồng đối với những hành vi đi ngược lại với lợi ích chung. Đặc biệt, hành vi tham ô, tham nhũng khi đây đang là chủ trương lớn của Đảng nhằm tăng cường sức mạnh và uy tín lãnh đạo của Đảng cũng như hiệu quả quản trị của Nhà nước. Điều này đã tạo ra đường giới hạn để những người cầm quyền phải luôn tự điều chỉnh hành vi nếu khơng muốn mất đi uy tín chính trị vốn là cơ sở quan trọng cho sự chính đáng của quyền lực.

131

Trọng quyền lực chung là cơ sở cho sự thừa nhận mơ hình quyền lực nhà nước tập trung, song

đó phải là sự tập quyền vì lợi ích chính đáng của người dân, được thể hiện thông qua niềm tin của người dân đối với Đảng và chính quyền. Mặc dù điều này cịn nhiều tranh cãi xung quanh việc nó có thực sự có lợi cho dân chủ hay khơng ngay cả khi chính quyền được người dân ủng hộ. Theo quan điểm của J.Chan, ngay cả khi được dân chúng chấp thuận, một ông vua sáng nhưng với quyền lực tuyệt đối thì chính thể đó khơng nhất thiết có tính dân chủ bởi nó khơng hàm ý về sự bình đẳng chính trị cũng như quyền tự quyết của người dân [102, tr.187]. Tuy nhiên, phản bác lại lập luận trên một số học giả đưa ra quan niệm của Khổng Tử trong Kinh Lễ "Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công", tức là khi đạo lớn được thi hành, thiên hạ là của chung hay “Thiên hạ không chỉ của một người, thiên hạ

là của thiên hạ”. Theo hướng này, việc trọng quyền lực chung vốn là cơ sở cho sự ủng hộ của người

dân đối với chính thể quyền lực tập trung được cho là bao chứa các giá trị tương thích với dân chủ. Đối với thực tiễn chính trị Việt Nam, đặc trưng về phương thức sản xuất đưa tới thiết chế quản lý tập trung như một nhu cầu tất yếu và nhà nước theo đó được vận hành và phát triển theo cơ chế tập trung quyền lực. Điều này sẽ trở nên có lợi cho dân chủ khi đặt ra yêu cầu đối với đảng cầm quyền cũng như nhà nước phải dùng quyền lực chung vì lợi ích chung, tức vì người dân nếu khơng muốn đánh mất tính chính đáng của quyền lực. Đây là động lực quan trọng để Đảng phải ln tự hồn thiện về cả

“đức” lẫn “tài” để vừa là chủ thể xứng đáng đại diện cho lợi ích của tồn dân tộc, vừa là chủ thể tinh

hoa có thể lãnh đạo đất nước phát triển và thịnh vượng. Quá trình Đảng tự hồn thiện và đổi mới đó chính là q trình hiện thực hóa các giá trị dân chủ, đúng với quan điểm của Marx - là quá trình

“dân chủ hơn” và nó nằm trong chính thực tiễn vận động của dân chủ Việt Nam chứ không phải theo

132

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w