Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối vớ iq trình giáo dục

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 45 - 46)

Thực tế cho thấy, sự vận động của dân chủ phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của dân chúng về thế nào là tự do và bình đẳng, thế nào là hạnh phúc và sự hài lịng. Theo đó, q trình giáo dục hơn hết sẽ phụ thuộc vào chính những giá trị mà mỗi cộng đồng hướng đến.

Văn hóa chính trị Mỹ thiên về giá trị trọng cá nhân và sự đồng đẳng, nhấn mạnh quyền tự do cá nhân, bình đẳng giữa người yếu và kẻ mạnh. Tất cả đều có “quyền lực ngang nhau trước khẩu súng” xuất

46

phát từ nền tảng giá trị này và chi phối luật về sở hữu súng ở quốc gia này. Đó cũng là nền văn hóa chính trị trọng cạnh tranh. Do vậy, nền giáo dục hướng đến các quyền con người cơ bản, khuyến khích sự thể hiện bản thân cũng như vinh danh những cá nhân có thành tích nổi bật. Trong khi đó, văn hóa chính trị Nhật lại thiên về trọng cộng đồng, nhấn mạnh trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng nên hướng tới sựgiáo dục mỗi cá nhân ln răn mình khơng làm ảnh hưởng đến người khác, thu hẹp cái tôi cá nhân, hướng tới cái chung. Luôn đề cao sự khiêm nhường nên mọi thành quả được xem là sự cộng hưởng sức mạnh của tập thể.

Ở các nước Bắc Âu chứng kiến sự song hành của việc tơn trọng quyền cá nhân, bình đẳng và sự hợp tác - những giá trị ln được xã hội hóa một cách liên tục thông qua hệ thống giáo dục. Trong hệ thống giáo dục đó, người học được định hướng các giá trị về ý thức tham gia tích cực đối với cơng việc chung và có trách nhiệm cao đối với xã hội trên cơ sở nhấn mạnh sự bình đẳng về quyền lợi lẫn cơ hội cho mọi công dân đối với dịch vụ giáo dục. Để đạt được mục tiêu đó, ý tưởng giáo dục Bildung và giáo

dục hịa nhập đã được vận dụng ở các quốc gia Bắc Âu như một khung khổ triết học chung trong giáo

dục. Giáo dục Bildung vốn là một khái niệm giáo dục khởi nguồn từ Đức vào giữa thế kỷ thứ XVIII, là hình thức giáo dục hướng tới chủ động phát triển tiềm năng con người một cách toàn diện theo tinh thần khai phóng. Ý tưởng chính của giáo dục Buildung là mỗi cá nhân trưởng thành và chịu trách nhiệm đối với gia đình, bạn bè, cộng đồng xã hội và cả nhân loại. Buildung đề cao việc học tập suốt đời, thúc đẩy con người phát triển và thay đổi, tương tác và đấu tranh với tri thức mới; đặc biệt có chiều sâu về tâm hồn và cảm xúc. Điều này phát huy tối đa sự tự do thể hiện và năng lực khai phá của các cá nhân. Giáo

dục hòa nhập nhấn mạnh sự bình đẳng trong cơ hội giáo dục, phản đối mọi hình thức phân biệt đối xử

trong giáo dục. Bên cạnh đó, văn hóa đối thoại vốn được dẫn dắt bởi đạo luật “Jante”2 - một đạo luật truyền thống, phi chính thức song lại là chiphối các quy tắc ứng xử chung phổ biến của cộng đồng người dân ở khu vực này. Bộ luật khuyến khích các hành vi tham gia nhóm, hịa hợp với tập thể và đề cao sự khiêm nhường của từng cá nhân. Có thể nói, dân chủ chính là q trình giáo dục nhân cách con người một cách chủ động dựa trên chính những giá trị mà xã hội các nước Bắc Âu ưu tiên, được truyền thừa và góp phần phát triển mơ hình dân chủ Bắc Âu.

Trong khi đó, ở các xã hội Đơng Á, dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo cũng đã thực hiện việc giáo dục nhân cách con người theo những yêu cầu riêng đối với dân chủ. Việc giáo dục đức hạnh của người làm vua (người lãnh đạo) lẫn người dân cũng phải được đặt ra theo hướng, tất cả đều phải tự răn mình. Truyền thống phương Đơng nhấn mạnh vào đạo đức, coi đạo đức là gốc, “Vi chính dĩ đức”, hy

2 "Luật của Jante" là quy tắc ứng xử được đề cao của nhiều người dân Bắc Âu. Nó bắt nguồn từ một tiểu thuyết châm

biếm của Đan Mạch, mô tả cuộc sống ở thị trấn viễn tưởng tên là Jante. 10 điều luật của Jante

Một phần của tài liệu Sự ảnh hưởng của văn hóa chính trị đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w