Nội dung của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

Một phần của tài liệu Pháp luật ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên (Trang 30 - 34)

1.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của pháp luật ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

1.2.3. Nội dung của pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư

Nội dung của pháp luật ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đề cập đến các quy định về ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư. Như đã trình bày, ưu đãi đầu tư là các quy định của pháp luật về lĩnh vực ưu đãu, về địa bàn ưu đãu đầu tư còn hỗ trợ đầu tư là các quy định của pháp luật về các biện pháp mà nhà nước áp dụng để tạo cho nhà đầu tư có cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất về tài chính, hạ tầng kỹ thuật, cơng nghệ, khoa học…rồi từ đó thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư cho nhà nước, cho địa phương nhất định.

Hiện nay, Chính phủ đang là cơ quan quyết định áp dụng mọi biện pháp chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư. Đồng thời, Chính phủ cũng là cơ quan quyết định mức ưu đãi, thời gian ưu đãi dựa trên các tiêu chí về cơng nghệ cao, chuyển giao cơng nghệ nếu các doanh nghiệp Việt tham gia vào những dự án có tính đầu tư như quy định tại Khoản 2, Điều 20 Luật Đầu tư 2020. Tuy nhiên theo Khoản 6, Điều 20 Luật Đầu tư 2020, Chỉnh phủ khơng được quyết định áp dụng các hình thức ưu đãi và hỗ trợ khác có thể được áp dụng hoặc các dự án khác với dự án được quy định tại Luật Đầu tư 2020, và lúc này Chính phủ phải trình Quốc hội xem xét và đưa ra quyết

định. Đây là một điều tất yếu cho sự phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nếu chỉ đơn phương áp dụng các hình thức, hay dự án đầu tư như quy định hay định sẵn tại Luật Đầu tư 2020 thì sẽ có nguy cơ bỏ qua nhiều dự án tiềm năng khác. Cùng với đó, Chính Phủ cũng sẽ chọn lọc và thí điểm để áp dụng các loại hình, phương án đầu tư đang được áp dụng rộng rãi hay phổ biến tại các nước Đơng Nam Á như Indonesia, Thái Lan….nhằm mục đích tăng tính cạnh tranh nước nhà và đồng thời thu hút các nguồn lực đầu tư về trong nước. Có thể nói, những đổi mới về quy định và chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong Luật Đầu tư 2020 đã cụ thể hố các đối tượng tham gia, tăng tính tương tác của những đối tượng này nhất là của Bộ Chính Trị trong q trình hội nhập nền kinh tế số 4.0 và đồng thời giúp Việt Nam tăng cường cạnh tranh với nước ngoài, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư hơn. Với sự đổi mới này, Việt Nam hy vọng có thể thu hút nhiều dự án đầu tư về khoa học và cơng nghệ hơn nữa, như vậy có thể giúp cho chúng ta có 1 tương lai phát triển hơn, tươi sáng hơn.

Kết luận chương 1

Việt Nam đã và đang hoàn thiện hành lang pháp lý của mình một cách vững chắc nhằm áp dụng các chính sách, pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư một cách hiệu qủa, giúp cho nền kinh tế nước nhà ngày càng hội nhập và phát triển. Thơng qua các chính sách, pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, nhà nước ta đã cho thế giới, các nhà đầu tư thấy được khả năng tiếp cận cũng như thiện chí sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư vào nền kinh tế nước nhà. Với những gì nhà nước ta đang và đã thể hiện, tương lai chúng ta sẽ chứng kiến sự thay đổi và bổ sung thêm nữa nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư nhằm thu hút các nguồn lực kinh tế nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Tính đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đã loại bỏ được nhiều tiêu cực, cắt giảm, các trợ cấp…..liên quan đến xuất nhập khẩu, thay vào đó hệ thống pháp luật ngày càng hồn thiện hơn, tuy nhiên vẫn phải có nhiều điểm cần khắc phục nhất là thực tiễn áp dụng những luật này vào thực tế. Thêm vào nữa, các chính sách hay pháp luật cần phải rõ ràng, tách bạch, không ràng buộc hay lồng ghép thêm vào nhau khiến cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp hay những người thực thi bị lúng túng trong quá trình thực hiện pháp luật. Thực tế cho thấy, nếu chính sách, hệ thống pháp luật về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của chúng ta đều tốt, và hợp lý nhưng việc áp dụng vào thực tiễn lại khơng rõ ràng hay phù hợp thì đây qủa là một điều đáng tiếc với kinh tế nước nhà. Khơng phải các hệ thống, chính sách tốt thì việc áp dụng hay thực tiễn áp dụng cũng sẽ tốt và ngược lại. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách, pháp luật về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phải đi đôi với thực tiễn áp dụng vào môi trường kinh doanh, đầu tư tại Tỉnh. Từ thực tiễn áp dụng đó sẽ tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu, những nguyên nhân và hạn chế và từ đó có thể đưa ra các phương án tốt hơn cho việc xây dựng chính sách mới trong tương lai.

Chính vì vậy, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đứng trước những hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, địi hỏi chúng ta cần có cách thức áp dụng triệt để những pháp luật này, có như vậy thì các nhà đầu tư nước ngoài mới thêm phần thu hút, và tham gia nhiều hơn, góp phần tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngày càng thần kỳ hơn nữa. Ở những giai đoạn ban đầu, khi nhà đầu tư còn đang dè

chừng đang cân nhắc xem Phú Yên nói riêng hay Việt Nam nói chung có phải là một mơi trường kinh doanh phù hợp hay khơng thì việc Nhà nước ta có càng nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút và hấp dẫn họ đặt nền móng đầu tư càng dễ dàng hơn rất nhiều. Nhà nước ta nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng cần nắm chắc các hành lang pháp lý về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, các thông lệ quốc tế để từ đó có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu Pháp luật ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w