Đặc điểm về kinh tế, chính trị và xã hội và đầu tư tại tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu Pháp luật ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên (Trang 38 - 41)

2.1. Giới thiệu một số nét cơ bản về tỉnh Phú Yên

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế, chính trị và xã hội và đầu tư tại tỉnh Phú Yên

2.1.2.1. Về Kinh tế, chính trị và xã hội

Trong 3 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên cơ bản ổn định; dịch bệnh được kiểm soát; hoạt động sản xuất kinh doanh có bước phục hồi và phát triển, lượng khách du lịch đến Phú Yên tăng so với cùng kỳ.

Báo cáo của UBND tỉnh Phú Yên cho biết, hoạt động công nghiệp của tỉnh trong quý I/2022 đang từng bước phục hồi và có mặt phát triển. Giá trị sản xuất cơng nghiệp đạt khoảng 5.545 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ. Tổng doanh số dịch vụ tiêu dùng và mức bán lẻ hàng hóa đạt 10.228 tỷ đồng, bằng 27% kế hoạch năm, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Việc mở cửa lại thị trường trong điều kiện bình thường mới đã tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa nên tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 52 triệu USD, bằng 25% kế hoạch năm, tăng 5,6% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong quý I đạt 1.378 tỷ, đạt 27,6% dự toán Trung ương giao, đạt 20,8% dự toán tỉnh giao, tăng 16,5% cùng kỳ. Dịch vụ du lịch của tỉnh từng bước mở cửa các lĩnh vực trong điều kiện đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt với điều kiện dịch COVID-19. Tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên đạt gần 180.000 lượt, tăng 2% so với cùng kỳ; tổng doanh thu hoạt động du lịch đạt hơn 206 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu lưu trú đạt 55 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Hoạt động xây dựng và đầu tư đang được tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt. Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh đạt 3.580 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Trong quý I/2022, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư 03 dự án ngoài ngân sách với tổng vốn đầu tư hơn 276 tỷ đồng, gồm: Nhà máy nước Sông Cầu 2 - Tuy An của Công ty Cổ phần Đô thị Sinh thái Việt Nam; Khu du lịch dịch vụ khách sạn Dayton của Công ty TNHH kinh doanh du lịch và dịch vụ khách sạn Dayton; Khu du lịch sinh thái thác Draitang của Công ty TNHH Tâm Phú Minh. Những tháng đầu năm, tỉnh cũng đã tập trung triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh

nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tình hình đăng ký doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, số doanh nghiệp được cấp mới đăng ký kinh doanh tăng 33,46%; doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 20% và số doanh nghiệp giải thể đã giảm 16% so với cùng kỳ. Lũy kế đến ngày 31/3/2022, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn là 4.050 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng hơn 75.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do tình hình dịch vẫn cịn ảnh hưởng đến phục hồi nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực còn chậm phục hồi, chưa có cơ sở mới tạo giá trị gia tăng cao; mặt khác cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm, giá nhiên liệu tăng cao gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư trực tiếp nước ngồi chưa có khởi sắc..., do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2022 chỉ tăng 3,72%, còn đạt thấp so với kịch bản đề ra.

2.1.2.2. Đặc điểm về đầu tư tại tỉnh Phú Yên

Vào đầu năm 2022, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư theo đó, tập trung vào 05 lĩnh vực chính và phân cơng cụ thể cơ quan thực hiện.

Về nông, lâm ngư nghiệp, tỉnh Phú yên chú trọng phát triển vào khu vực phù hợp trồng cây ăn quả có đi đơi với chế biến hàng hố, từ đó xây dựng các thương hiệu cho những sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, cụ thể như các loại cam, quýt, xoài, bưởi, sầu riêng…..tỉnh cũng chú trọng và thúc đẩy phát triển các khu chăn nuôi tập trung, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất nông, lâm ngư nghiệp của tỉnh. Tỉnh cũng đang khuyến khích trồng các loại cây dược liệu quý hiếm, các loại gỗ hiếm, định hướng phát triển mạnh lâm sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế hợp tác phát triển rừng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm; đồng thời tập trung phát triển kinh tế biển.

Về công nghiệp và xây dựng, tỉnh đang chú trọng nâng cao và phát triển kỹ thuật, hạ tầng khu vực nhằm thu hút và thúc đẩy đầu tư, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư tại tỉnh nói chung và tại khu kinh tế Nam Phú Yên nói riêng. Tỉnh tập

trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, từng bước hình thành tại khu vực các dự án, các khu cơng nghiệp cao. Tỉnh cũng có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến khích đầu tư về lĩnh vực năng lượng ví dụ như điện gió, điện mặt trời (ưu tiên phát triển trên mặt biển)…..và các mơ hình phát triển năng lượng khác dựa trên hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng vốn có. Tỉnh cũng đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư vào phát triển hạ tầng kỹ thuật và đô thị nhà ở tại địa phương.

Về thương mại, dịch vụ và du lịch, với địa thế địa lý phù hợp và hệ thống giao thông, vận tải thuận lợi, tỉnh Phú Yên chú trọng phát triển kinh tế biển, phát triển giao thông dịch vụ vận tải đường biển, logistics, phát triển các dịch vụ về du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Tỉnh Phú Yên xác định du lịch và dịch vụ vận tải logistics sẽ góp phần lớn vào tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Với định hướng này, tỉnh cũng đã và đang thu hút các hoạt động đầu tư vào khu vực Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, Vịnh Vũng Rô….đồng thời có những định hướng hợp tác, phát triển với các tỉnh, khu vực trong vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Thêm vào đó, tỉnh sẽ chú trọng nâng cao hệ thống hạ tầng tại các khu vực hiện nay đang phát triển du lịch mạnh.

Về hạ tầng, tỉnh đang ưu tiên kêu gọi và thúc đẩy đầu tư vào các khu vực kinh tế trọng điểm, phát triển của tính ví dụ như Khu kinh tế Nam Phú Yên. Tỉnh cũng chủ động tạo các quỹ đất sạch, có hỗ trợ thuê hoặc miễn thuế đất, đồng thời đầu tư nâng cấp và khai thác hiệu quả các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, ví dụ như Cảng Vũng Rơ, cảng nước sâu Bãi Gốc và các hạ tầng khác về logistics. Thêm nữa tỉnh cũng đang hỗ trợ nâng cấp và phát triển các hạ tầng về công ghệ thông tin, hạ tầng công nghệ viễn thơng nhằm đồng bộ hố, thơng minh hố, mà trước mắt là cho khu Nam Tuy Hoà.

Về giáo dục, đào tạo, khoa học cơng nghệ, văn hố, xã hội và y tế, tỉnh đang tập trung và ưu tiên nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng của cán bộ lao động đang sinh sống và làm việc tại các doanh nghiệp, trong phạm vi tỉnh Phú Yên nhằm đáp ứng như cầu hội nhập quốc tế và đủ điều kiện hội nhập cách mạng khoa học cơng nghệ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang ban hành rất nhiều các hạng mục đầu tư, danh mục đầu tư về lĩnh vực ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, đầu tư nông

nghiệp ứng dụng cao. Các ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh đang kêu gọi các dự án áp dụng khoa học và công nghệ cao gồm có nơng nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản, chế biến, thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin, môi trường….

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, Ông Trần Hữu Thế cho biết mục tiêu của tỉnh Phú Yên trong năm 2022 nói riêng là chun biệt hố và tập trung mạnh vào các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân. Tỉnh cũng sẽ tập trung khai thác mạnh các ưu thế về tiềm năng mang lại từ biển ví dụ như du lịch, ví dụ như cảng nước sâu….nhìn chung là kinh tế biển. Các ngành nghề khác cần phải tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ cao để từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị. Tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng khoa học cơng nghệ và giá trị tăng cao ví dụ như các ngành nơng lâm nghiệp. Đưa vào các ngành nông nghiệp sinh thái để cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao. Tỉnh cũng sẽ tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thật tốt, đồng bộ, và phải hiện đại để phụ trợ cho các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác trong khu vực, ví dụ như xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không…. (nguồn Hội nghị xúc tiến đầu tư, ngày 9 tháng 3 năm 2022).

Một phần của tài liệu Pháp luật ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Phú Yên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w