4.2.1. Spreader graft (SG)
chức năng và thẩm mỹ mũi. Đây là loại mảnh ghép được sử dụng phổ biến nhất trong chỉnh hình van mũi.
Mảnh ghép thường được làm từ sụn vách ngăn với bề dày 1-2,5mm, chiều dài 10-25mm, chiều ngang 3-5mm. SG được đặt và khâu cố định hai bên giữa vách ngăn và sụn mũi trên.
SG giúp làm mở rộng góc van mũi trong, làm thẳng và vững chắc 1/3 giữa sống mũi, chống lại áp lực âm làm xẹp thành bên mũi khi hít vào [9], [20], [23], [30].
Hình 4.2. Cách đặt và cố định Spreader graft – Mảnh ghép được đặt vào từng bên giúp nâng đỡ sụn mũi bên và mở rộng van mũi trong [9]
Hình 4.3. Mảnh ghép được cố định bằng chỉ phẫu thuật [9] 4.2.2. Butterfly graft (BG)
Lần đầu tiên được mô tả bởi Clark -2002, mảnh ghép được lấy từ sụn vành tai, có kích thước 9-12mm rộng và 22-25mm dài. Mảnh ghép được đặt trên sống mũi, dưới lớp cân mạc và khâu cố định vào sụn mũi trên hai bên. BG giúp mở rộng van mũi trong và vững chắc thành bên mũi [20].
Hình 4.4. Cách đặt và cố định BG [20] 4.2.3. Alar Batten graft (ABG)
Lần đầu tiên được mô tả bởi Toriumi năm 1997. ABG là mảnh ghép có dạng hình oval uốn cong, có tác dụng làm vững chắc thành bên mũi. Mảnh
ghép được đặt trên sụn mũi bên dưới, hướng đặt chếch lên trên và ra ngồi, có thể tới bờ ngồi hố lê nếu muốn củng cố thành bên mũi. Có thể khâu cố định ABG vào sụn cánh mũi để cố định mảnh ghép. ABG giúp chỉnh hình van mũi trong và cả van mũi ngồi [12], [13].
Hình 4.5. Cách đặt và cố định ABG [12] 4.2.4. Columellar strut graft (CSG)
Mảnh ghép tiểu trụ lần đầu được mô tả bởi Sheen – 1980s, sau đó được áp dụng rộng rãi trong chỉnh hình thẩm mỹ mũi.
Mảnh ghép được cố định với hai cánh trong của sụn cánh mũi. Mảnh ghép này giúp chỉnh hình đầu mũi và làm rộng van mũi ngoài, gián tiếp làm rộng van mũi trong [15].
4.2.5. Upper lateral splay graft (ULSG)
Mảnh ghép kiểu ghép lớp nhằm hỗ trợ sụn mũi bên và sửa chữa “biến dạng mũi dạng V ngược” được mô tả đầu tiên bởi Guyuron (1998). Hiệu quả và chức năng thẩm mỹ đã được nhiều tác giả khác chứng minh sau đó
Ngun lý nâng phía trên và ngồi sụn mũi bên bằng cách sử dụng tính đàn hồi của sụn. Sụn xoăn tai là thích hợp nhất để sử dụng trong trường hợp này, do các đặc tính về độ cứng và độ cong. Mảnh ghép được khâu lại bằng chỉ tự tiêu chậm loại nhỏ.
đồng thời làm rộng lỗ mũi ngồi có thể nhìn thấy được [15].
Hình 4.6. Sử dụng sụn vành tai để nâng đỡ sụn mũi bên [9].