4.3.1. Sụn vách ngăn mũi
Sụn vách ngăn có thể lấy qua đường mổ kín hay mổ hở. Lưu ý khi lấy sụn nên chừa lại khoảng 1cm phía trên và phía trước để khung sụn chống đỡ mũi không bị yếu đi quá nhiều, tránh sụp lõm sống mũi sau này. Đặc điểm sụn lấy được: kích thước và độ dầy cịn tùy đặc điểm sụn tứ giác của bệnh nhân; miếng sụn tương đối phẳng (Hình 1.23,1.24, 1.25).
Loại mảnh ghép được tạo: dễ dàng tạo hình các loại mảnh ghép dạng thẳng như SG, CSG; cũng có thể tạo được BG, ABG.
Hình 4.7. Vị trí lấy sụn tứ giác và phần sụn hình chữ L cịn để lại.
Hình 4.8. Sụn vách ngăn được để lại phần trên và trước hình chữ L
“Nguồn: Asharf Ragab, 2005” [8]
Hình 4.9. Sụn vách ngăn sau khi được lấy [5]. 4.3.2. Sụn vành tai
Sụn vành tai có thể được lấy từ mặt trước hay mặt sau vành tai (Hình 1.26, 1.27).
Đặc điểm sụn lấy được: hình cong, mỏng (Hình 1.28).
Loại mảnh ghép được tạo: dễ dàng tạo hình các loại mảnh ghép dạng cong như ABG, BG.
Hình 4.10.. Lấy sụn vành tai từ mặt trước [5].
Hình 4.11 Sụn vành tai lấy từ mặt sau Hình 1.28 Sụn vành tai sau khi lấy [5].
4.3.3. Sụn sườn
Sụn sườn thường được lấy từ vị trí xương sườn thứ 8 hay 9, dưới gây mê tồn thân.
Đặc điểm sụn lấy được: kích thước rất lớn, phù hợp cho những bệnh nhân có khiếm khuyết mũi nhiều (Hình 1.29).
Loại mảnh ghép được tạo: có thể tạo hình rất nhiều loại mảnh ghép như SG, ABG, BG, CSG,…