3.2. Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến chào bán cổ phần phổ thông
phổ thông mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài
Khung pháp lý về chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC như đã phân tích về thực trạng bên trên, có rất nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hoạt động này.
Trước hết, các quy định điều chỉnh các khái niệm về các đối tượng liên quan đến hoạt động chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN đã có nhiều tiến bộ tích cực khi hầu như các quy định về một khái niệm đã khá tương đồng với nhau. Điều này cực kỳ quan trọng vì chỉ khi các khái niệm được làm rõ và tất cả các bên liên quan có được một cách hiểu thống nhất thì mục tiêu về chào bán CPPT riêng lẻ của CTĐC Việt Nam và mục tiêu về đầu tư của nhà ĐTNN mới có thể gặp được nhau, dẫn đến sự thành công bước đầu của giao dịch cũng như đạt được hiệu quả đầu tư cho tất cả các bên. Tuy nhiên, qua phân tích về khn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động chào bán này tại Việt Nam, tác giả nhận thấy việc quy định các khái niệm vẫn cịn chưa đạt được tính thống nhất cao. Đạt được tính thống nhất cao phải thể hiện ở chỗ với một khái niệm cụ thể cần được quy định một cách chính xác và nhất quán tại một văn bản Luật cụ thể và có liên quan chặt chẽ nhất với khái niệm đó. Đây có thể
được gọi là điều, khoản cơ sở cho khái niệm đó. Từ đây, tất cả những văn bản pháp luật khác có điều chỉnh đến các vấn đề có liên quan thì phải dẫn chiếu đến điều, khoản Luật cơ sở này.
Điển hình trong khung pháp lý điều chỉnh về chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của các CTĐC Việt Nam hiện nay, quy định về nhà ĐTNN đã khá thống nhất trong các văn bản pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư, về chứng khốn vì khn khổ pháp lý về doanh nghiệp, đầu tư và chứng khoán vừa được cập nhật mới như LCK 2019, LDN 2020, LĐT 2020 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn các Luật này cũng mới ra đời từ năm 2020 đến nay. Tại các văn bản này, quy định về nhà ĐTNN đã thống nhất theo hướng lấy quy định tại LĐT làm cơ sở (tại Khoản 19 Điều 3 LĐT 2020 quy định rằng nhà ĐTNN là cá nhân người có quốc tịch nước ngoài, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ) và các văn bản pháp luật khác sẽ dẫn chiếu đến quy định cơ sở. Tuy nhiên, quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTNN vào Việt Nam tại Thơng tư 06/2019/TT-NHNN vẫn có quy định riêng về khái niệm nhà ĐTNN. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-NHNN quy định rằng nhà ĐTNN bao gồm cá nhân có quốc tịch nước ngồi, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Như vậy, việc quy định chưa thống nhất sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau, những cách áp dụng pháp luật khác nhau cho các bên tham gia cũng như liên quan đến giao dịch chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro về pháp lý cũng như các rủi ro về vốn đầu tư, về thời gian thực hiện các thủ tục cần thiết cho hoạt động đầu tư. Có sự chưa ăn khớp này là do Thông tư 06/2019/TT-NHNN chứa đựng những quy định cũ chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các văn bản pháp luật mới về doanh nghiệp, đầu tư và chứng khốn. Vì vậy, sau khi ban hành các văn bản Luật mới, Chính phủ cần giao cho các đơn vị chức năng rà soát các văn bản chứa đựng các quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến văn bản Luật mới để có những sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm mục tiêu thống nhất hóa các quy định pháp lý và hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hồn thiện khung pháp lý về chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN của các CTĐC nói riêng.
Đối với các quy định về quy trình, thủ tục, hồ sơ mà các chủ thể liên quan cần phải hồn thiện để có thể thực hiện mua, bán cổ phần mới phát hành trong đợt chào bán riêng lẻ của CTĐC cho nhà ĐTNN thì như phân tích tại Chương 2 của Luận văn, các quy định đã khá chi tiết mang tính hướng dẫn cụ thể từng bước thực hiện cho các CTĐC có kế hoạch chào bán riêng lẻ cũng như cho các nhà ĐTNN mong muốn tham gia vào giao dịch. Tuy nhiên, qua những phân tích trên đây, tác giả cũng nhận thấy rằng các quy định về mặt thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục cịn q dài, thơng thường từ 07 – 10 ngày để thực hiện được một thủ tục. Đây sẽ là một bất lợi lớn đối với thị trường Việt Nam. Bởi vì trong bối cảnh hiện nay, nước ta đang phải cạnh tranh rất nhiều với các nước trong khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài. Các nước bạn cũng rất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn ngoại, trong đó phải kể đến điển hình là Singapore. Một cơng ty tại nước này có thể bán cổ phần cho các nhà đầu tư mới chỉ sau vài giờ thực hiện các thủ tục cần thiết trong khi quy trình đó hiện đang kéo dài ở Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 và đặc biệt là nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam trong thời gian qua, các quy định về thời hạn xử lý hồ sơ và thủ tục thực hiện các quy trình liên quan đến chào bán cổ phần riêng lẻ của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN cần phải được cải thiện theo hướng quy định rút ngắn tối đa thời gian xử lý hồ sơ, xây dựng cổng thông tin điện tử để tiếp nhận và xử lý hồ sơ điện tử của cả các CTĐC đăng ký phát hành CPPT mới riêng lẻ và cả hồ sơ của các nhà ĐTNN muốn tham gia vào các đợt phát hành này.
Đối với các quy định liên quan đến quản lý nhà nước về chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN. Như đã phân tích tại Chương 2, các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tài Chính thực hiện việc quản lý, giám sát đối với hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ gồm có UBCK Nhà nước, VSD, Sở giao dịch chứng khoán (Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh) – nơi CTĐC đang niêm yết chứng khoán. Theo quy định của LCK 2019, VSD và các Sở giao dịch Chứng khoán đều trực thuộc sự quản lý trực tiếp của UBCK Nhà nước nên việc quy định các thủ tục mà CTĐC và nhà ĐTNN phải thực hiện đối với mỗi cơ quan này trở nên rất cồng kềnh, chồng chéo, phức tạp gây lãng phí nhiều thời gian, chi phí cho các bên. Do vậy, các cơ quan chức năng mà cụ thể là UBCK Nhà nước – Bộ Tài Chính cần tiến hành ngay hai việc để
nâng cấp quá trình này. Một mặt, cần xây dựng nhanh hệ thống thông tin điện tử riêng liên thông giữa UBCK Nhà nước với các cơ quan liên quan là VSD và các Sở giao dịch Chứng khoán về việc xử lý hồ sơ chào bán riêng lẻ CPPT mới của CTĐC cho nhà ĐTNN. Mặt khác, nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục xin chấp thuận và đăng ký lưu ký, niêm yết chứng khoán của đợt phát hành cổ phần riêng lẻ đối với các CTĐC theo hướng buộc phải thực hiện các thủ tục xin chấp thuận của cơ quan quản lý cao nhất là UBCK Nhà nước, sau khi đã nhận được văn bản chấp thuận của UBCK Nhà nước thì CTĐC và nhà ĐTNN chỉ cần bổ sung các hồ sơ, tài liệu cần thiết tới các cơ quan liên quan như VSD và Sở giao dịch Chứng khốn để hồn thiện giao dịch. Nếu giải pháp này sớm được thực hiện thì mơi trường đầu tư tại Việt Nam sẽ được cải thiện đáng kể và nhà ĐTNN sẽ có thêm nhiều động lực để mở rộng đầu tư vào các CTĐC nói riêng cũng như vào nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Đối với các quy định về quản lý cạnh tranh, LCT 2018 quy định rằng các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động tập trung kinh tế thì phải thực hiện các thủ tục về thông báo tập trung kinh tế với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi các bên thực hiện giao dịch. Các hoạt động tập trung kinh tế có thể bao gồm việc phát hành CPPT mới của CTĐC do đó khi CTĐC thực hiện chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN cần phải lưu ý kiểm tra xem hoạt động của mình có rơi vào ngưỡng tập trung kinh tế phải tiến hành thủ tục thông báo tập trung kinh tế với Cơ quan quản lý cạnh tranh hay khơng. Hiện chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định về thời điểm chính xác mà các các bên tham gia giao dịch phải thực hiện việc báo cáo tập trung kinh tế. Điều này gây khó khăn rất lớn cho cả các doanh nghiệp trong nước là các CTĐC phát hành CPPT mới riêng lẻ và cho cả các nhà ĐTNN. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật cạnh tranh, thời gian để cơ quan quản lý cạnh tranh tiến hành thẩm định một giao dịch báo cáo tập trung kinh tế có thể lên đến 180 ngày (tương đương khoảng 06 tháng) kể từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ báo cáo đầy đủ, hợp lệ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Đây là khoảng thời gian quá dài cho một quy trình thủ tục mà khơng chỉ nhà ĐTNN, ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng cực kỳ lo ngại. Trong khi các đối thủ cạnh tranh về thu hút ĐTNN của chúng ta đang thực hiện những quy trình chấp thuận chỉ trong vài giờ thì những quy trình phức tạp và kéo dài như thế này chính là
điểm làm giảm sức hút đối với dịng vốn ngoại. Vì vậy, cần có sự sửa đổi, bổ sung nhanh chóng trong khn khổ pháp lý về cạnh tranh để cải thiện vấn đề về xử lý hồ sơ báo cáo tập trung kinh tế nói chung cũng như báo cáo tập trung kinh tế trong hoạt động chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN theo hướng quy định thời điểm chính xác mà các bên tham gia giao dịch phải nộp hồ sơ báo cáo là trước khi có sự tiếp xúc của doanh nghiệp Việt Nam với các nhà đầu tư hay là trước thời điểm các bên ký hợp đồng mua bán cuối cùng để đóng giao dịch. Bên cạnh đó, cần quy định rút ngắn thời gian tối đa trong việc xử lý hồ sơ báo cáo tập trung kinh tế để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp thu hút vốn ĐTNN nói riêng.