Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 36)

1.2. Tổng quan về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

1.2.3. Tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

RCEP được thực thi với sự tham gia của ASEAN và 05 quốc gia khác, được kỳ vọng là động lực cho hội nhập kinh tế khu vực, mở rộng quan hệ hợp tác, tạo nhiều việc làm mới và gia tăng thu nhập cho khu vực kinh tế có 2,2 tỷ dân (30% tổng dân số toàn cầu) và mức GDP khoảng 26 nghìn tỷ USD (tương tương 30% GDP tồn cầu). 29

Trong bối cảnh thương mại tồn cầu đầy khó khăn và thách thức như trên, sự ra đời của RCEP có vai trị quan trọng, giúp giải quyết các vấn đề cốt lõi của thương mại khu vực và toàn cầu sau đây:

Thứ nhất, RCEP giúp mang lại một khu vực tự do thương mại đầy đủ cho

ASEAN và các nước thành viên châu Á – Thái Bình Dương, qua đó thể hiện sự ủng hộ của các nước hiệp định đối với sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương. Những tác động tích cực mà các FTA ASEAN+1 mang lại đối với việc trao đổi thương mại nội khối của ASEAN trong gần hai thập niên trở lại đây là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, những hạn chế của các FTA trên (mức độ tự do thuế quan chưa cao, quy tắc xuất xứ chưa đồng đều trong các FTA, tự do hoá dịch vụ chưa cao hơn bao nhiêu so với WTO)30 khiến cho mức độ liên kết kinh tế trong khu vực chưa sâu rộng, thiếu hiệu quả trong chuỗi hoạt động sản xuất và cung ứng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó dẫn đến việc chưa thể tạo nên một khu vực thương mại tự do giữa ASEAN và các quốc gia đối tác. Xây dựng một hiệp định thương mại giữa ASEAN và các đối tác dựa trên những điểm hội tụ của những FTA trong khuôn khổ ASEAN+1 và đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho các quốc gia thành viên. RCEP sẽ mang lại một không gian sản xuất chung kết nối giữa thị trường ASEAN với các thị trường lớn trong khu vực.

Thứ hai, RCEP ra đời, với việc hình thành một khn khổ thương mại tự do

xuyên suốt khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sẽ làm giảm hiệu ứng “bát mỳ

29 Nguyễn Thị Thu Trang, Cẩm nang doanh nghiệp - Tóm lược Hiệp định đối tác kinh tế tồn diện khu

vực, Trung tâm WTO và Hội nhập, Hà Nội, 2021, tr. 10.

30 Yoshifumi Fukunaga and I.Isono, “Taking ASEAN+1 FTAs towards the RCEP: A Mapping Study”,

Spaghetti” gây nên từ sự tồn tại của các FTA ASEAN+1 hiện nay. Các FTA ASEAN+1 với sự khác nhau trong quy định về cùng một vấn đề đã khiến cho doanh nghiệp mất nhiều chi phí cho việc hiểu và áp dụng chế độ ưu đãi thương mại cho mỗi khía cạnh kinh doanh. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu khác nhau của nhiều hiệp định. Trong khi đó, RCEP với các quy định pháp lý đồng nhất trong cả khu vực sẽ giúp loại bỏ các trở ngại này31.

Thứ ba, RCEP cho thấy vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN trong việc thu

hút các đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh hơn tham gia khuôn khổ hợp tác đa phương rộng lớn hơn khuôn khổ hợp tác ngoại khối ASEAN+1 hiện tại. RCEP được xây dựng trên cơ sở bốn thành tố trung tâm của hội nhập khu vực: thương mại và đầu tư dựa trên luật lệ; tiếp cận thị trường; hợp tác kinh tế; và vị trí trung tâm của ASEAN32. Đối với ASEAN, việc giữ vững vị trí trung tâm trong các chiến lược hợp tác đa phương không chỉ là mục tiêu mà còn là nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 1, Điều 2 Hiến chương ASEAN. Theo đó, ASEAN sẽ “duy trì vai trị trung tâm, chủ động cũng như là động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp”33. Cách tiếp cận tiệm tiến mang đậm màu sắc ASEAN34 đã được áp dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện RCEP. RCEP được đánh giá là một hiệp định trọn vẹn nhưng duy trì cách tiếp cận tiệm tiến sau khi có hiệu lực. Với cách tiếp cận này, các nước thành viên ASEAN, điển hình là các nước có nền kinh tế kém phát triển trong ASEAN thuộc nhóm ASEAN 4 (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) sẽ được hưởng lợi trong hội nhập khu vực một cách công bằng hơn. Các quốc gia thành viên ASEAN sẽ có cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn như Trung Quốc và Nhật Bản. Vị trí trung tâm của ASEAN sẽ có cơ hội

31 Yoshifumi Fukunaga and I.Isono, “Taking ASEAN+1 FTAs towards the RCEP: A Mapping Study”,

ERIA Discussion Paper Series, 2013, No. 02, tr. 2.

32 Shandre Mugan Thangavelu, Shujiro Urata, and Dionisius A. Narjoko, “Impacts of the Regional Comprehensive Economic Partnership on ASEAN and ASEAN Least Development Countries in the post - pandemic recovery”, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia, 2021, No. 01, tr. 2.

33 Khoản 15 Điều 1 Hiến chương ASEAN năm 2007.

34 Có thể thấy tiếp cận tiệm tiến là một trong những điểm đặc thù của “Phương cách ASEAN” (The ASEAN Way) được ASEAN sử dụng trong quá trình giải quyết các vấn đề hợp tác khu vực. Tiếp cận tiệm tiến trong ASEAN được hiểu là trong hợp tác, ASEAN thường có cách tiếp cận tiệm tiến, thận trọng lựa chọn tốc độ vừa phải, dễ chịu cho tất cả các thành cùng tham gia (không quá nhanh cho những người muốn đi chậm và không quá chậm cho những người muốn đi nhanh).

thể hiện rõ nét hơn vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19. Đại dịch Covid- 19 đã và đang tạo ra sự thay đổi của chuỗi giá trị tồn cầu. Với vai trị trung tâm trong RCEP, ASEAN được kỳ vọng là lực đẩy chính trong việc tăng cường hợp tác khu vực, thúc đẩy tự do hoá hơn và chuyển đổi cấu trúc sâu rộng hơn trong khu vực35 để các quốc gia thành viên, trong đó có tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN được hưởng lợi đầy đủ từ Hiệp định này.

Thứ tư, RCEP mang lại khơng chỉ khá nhiều lợi ích cho ASEAN mà còn đối

với các nước thành viên là đối tác ASEAN, điển hình là Trung Quốc. RCEP được đánh giá là “cơn gió chính trị” giúp quốc gia này củng cố vị thế vững chắc hơn của một đối tác kinh tế đối với khu vực Đơng Nam Á. Có thể thấy RCEP và CPTPP đều mang dấu ấn địa chính trị trong cuộc cạnh tranh về tầm ảnh hưởng đối với các nước Châu Á - Thái Bình Dương của hai cường quốc hàng đầu trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Khi mà CPTPP khơng có sự tham gia của Trung Quốc36, Trung Quốc cũng đã thúc đẩy sự ra đời của RCEP mà khơng với sự có mặt của Mỹ. Cùng với RCEP, Trung Quốc có thể dựa trên trụ cột trung tâm được hình thành với một số nước trong phạm vi châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với Mỹ trong cuộc cạnh tranh thương mại gay gắt giữa hai quốc gia này. Dưới góc độ kinh tế, Trung Quốc được đánh giá là quốc gia được hưởng nhiều lợi ích nhất từ RCEP37. Trong khi đó, theo Ngân hàng thế giới, việc ký kết RCEP sẽ giúp tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm khoảng 0,4% vào năm 203038.

Thứ năm, RCEP hứa hẹn tiếp tục mở rộng sự ảnh hưởng của nó và mang lại

thêm nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên khi vẫn để mở cho sự gia nhập của các quốc gia khác. Tương tự như CPTPP, RCEP không dừng lại ở việc giới hạn số

35 Shandre Mugan Thangavelu, Shujiro Urata, and Dionisius A. Narjoko, “Impacts of the Regional Comprehensive Economic Partnership on ASEAN and ASEAN Least Development Countries in the post - pandemic recovery”, Economic Research Institute for ASEAN and East Asia, 2021, No. 01, tr. 3.

36 Mặc dù ngày 16/9 Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP, việc Trung Quốc có trở thành thành viên CPTPP cũng sẽ còn mất nhiều thời gian để các nước hiện là thành viên CPTPP xem xét.

37 Peter A. Petri and Michael G. Plummer, “East Asia Decouples from the United States: Trade War, COVID-19, and East Asia's New Trade Blocs”, PIIE, 2020, Vol. 20, No. 9, tr. 10.

38 Cổng Thông tin điện tử Công nghiệp Hỗ trợ (Bộ Công Thương), RCEP - An Opportunity for Vietnam to Develop a New Supply Chains, 2020, xem tại: http://vsi.gov.vn/en/news-detail/rcep---an-

lượng thành viên như hiện tại mà quy định mở cho bất kỳ nước hoặc vùng lãnh thổ hải quan có thể gia nhập RCEP sau 18 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực39. Hiện tại, Hong Kong đã có những tín hiệu thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia RCEP. Với trường hợp của Ấn Độ, dù đây là quốc gia thực hiện đàm phán RCEP ngay từ thời gian đầu nhưng Ấn Độ không ký kết RCEP vào năm 2020. Thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của Ấn Độ trong chuỗi giá trị khu vực cũng như trên cơ sở mong muốn của các quốc gia thành viên về việc Ấn Độ sẽ trở thành thành viên trong một tương lai khơng xa, RCEP đã có những điều khoản mở cho sự gia nhập của Ấn Độ kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w