2.2. Thực trạng thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực của
2.2.3. Thực trạng thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực của doanh
của doanh nghiệp Việt Nam
Nhờ vào việc thực thi 15 FTA (trong đó có nhiều NGFTA, điển hình như RCEP), việc xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam trong nửa năm đầu 2022 có sự tăng trưởng tích cực. Cụ thể, trong hai quý đầu năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 371,32 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 52,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 186,03 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 27,46 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 185,29 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 24,86 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hoá của cả nước xuất siêu 743 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 202294.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng bởi căng thẳng, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, v.v, nhưng xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn phục hồi mạnh mẽ. Sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và việc triển khai các FTA của Việt Nam được thực thi một cách đầy đủ với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản. Năm 2022 được dự báo có những thời cơ, thuận lợi và thách thức đan xen, xuất khẩu dự báo tiếp tục phục hồi khi các nước dần kiểm sốt được đại dịch Covid-19. Tín hiệu rất tốt là xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các FTA được tăng cường khi các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của hiệp định cùng thuế nhập khẩu ưu đãi của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm.
Các cơ quan, tổ chức được ủy quyền trong năm qua đã cấp 1.232.703 bộ chứng nhận xuất xứ ưu đãi với trị giá 69,08 tỷ USD, tăng 24,33% về trị giá và 23,34% về số lượng chứng nhận xuất xứ so với năm 2020. Tỷ lệ cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi
94 Tổng cục Hải quan, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 6 và 6 tháng/2022, xem tại: https:// www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=442&tkId=5403&group=Ph%C3%A2n%20t
32,66% cùng với tốc độ tăng trưởng 24,33% cho thấy doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng cao tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam. Tỷ lệ cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi 32,66% khơng có nghĩa là 67% kim ngạch hàng hố xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao. Một trong những nguyên nhân là thuế nhập khẩu MFN tại một số thị trường đã là 0% nên hàng hố khơng cần phải có chứng nhận xuất xứ ưu đãi mới được hưởng mức thuế 0%95. Như vậy, sau nửa năm đầu thực thị RCEP, cũng đã có những tác động rất tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là từ những thị trường các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, nhưng năng lực cạnh tranh mạnh hơn, trong khi đó, chất lượng, hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết các sản phẩm của Việt Nam cịn khiêm tốn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Ngoài ra, cam kết trong RCEP cũng buộc nhiều nước trong khu vực cắt giảm thuế quan đối với hàng hoá Trung Quốc dẫn đến việc một số ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm thuế quan này. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam không những buộc phải cạnh tranh tại thị trường trong nước với một loạt hàng hố mới có giá thành thấp hơn từ Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước ASEAN, mà cịn phải cạnh tranh với hàng hố của Trung Quốc tại thị trường các nước thành viên RCEP.
Ngoài ra, cơ hội thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ chuyên nghiệp sang các nước RCEP cịn gặp nhiều khó khăn, do chênh lệch về nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nước trong RCEP. Bên cạnh đó, các dịch vụ ngân hàng sẽ phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ các nước RCEP, điểm yếu chính của dịch vụ tài chính Việt Nam là chất lượng dịch vụ, thương hiệu và uy tín, kinh nghiệm, trình độ quản lý, áp dụng cơng nghệ tại các tổ chức tài chính đều cịn hạn chế.
Để có thể tận dụng được các cơ hội kỳ vọng từ RCEP, trước hết doanh nghiệp cần hiểu về Hiệp định, tiến trình, các cam kết cụ thể cũng như các tác động dự kiến
95 Thế Hồng, “Doanh nghiệp thích nghi với các FTA, xuất khẩu tiếp tục là cửa sáng”, Báo Đầu tư, 2022, xem tại: https://baodautu.vn/doanh-nghiep-thich-nghi-voi-cac-fta-xuat-khau-tiep-tuc-la-cua-sang-
của các cam kết này. Thực tế thực hiện 15 FTA đã có hiệu lực của Việt Nam cho thấy một trong những lý do mà nhiều cơ hội FTA đã bị bỏ lỡ là do các doanh nghiệp chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ về các cam kết FTA. Theo một Khảo sát của VCCI năm 2020, tỷ lệ hiểu biết ở mức tương đối về các cam kết FTA của các doanh nghiệp Việt Nam trung bình chỉ đạt 23%. Các cam kết FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như RCEP thường khơng dễ tìm hiểu do số lượng các cam kết đồ sộ, nội dung phức tạp96.
Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chủ động, chiến lược kinh doanh hợp lý để tận dụng cơ hội từ Hiệp định. Đến nay, chưa nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc Việt Nam đang tham gia đàm phán RCEP, trong khi đây là một hiệp định toàn diện nhằm tối đa hóa lợi nhuận kinh tế, tích hợp các hiệp định thương mại tự do khác nhau mà 10 nước ASEAN đã ký với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ và Trung Quốc. Việc ký kết các FTA này mở ra thị trường thương mại tự do cho Việt Nam với các nền kinh tế lớn trên thế giới và quan trọng nhất là các FTA mang lại cơ hội cắt giảm 90% các dòng thuế xuống 0%. Doanh nghiệp cho rằng các điều khoản FTA phức tạp, nhưng trên thực tế, lý do chủ yếu là chưa quan tâm đúng mức. RCEP đang được đàm phán hứa hẹn sẽ mở ra một vùng trời kinh doanh rộng mở nhưng cũng hứa hẹn nhiều thách thức nếu không biết tận dụng.