Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi thực thi Hiệp định Đối tác

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 80 - 85)

Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Bất kỳ một thoả thuận thương mại tự do nào, ngoài những cơ hội, thuận lợi mang đến cho doanh nghiệp hay quốc gia thành viên để thúc đẩy kinh tế phát triển, thì cũng mang theo nhiều khó khăn và thách thức. RCEP cũng phải là không ngoại lệ, các cơ hội dành cho doanh nghiệp sẽ luôn đi cùng thách thức.

3.2.1. Thách thức đối với thương mại hàng hoá

3.2.1.1. Gia tăng sức ép cạnh tranh xuất khẩu

Theo nguyên tắc tối huệ quốc, cơ hội thuận lợi được mở ra bình đẳng cho các quốc gia tham gia RCEP, tuy nhiên, khả năng tận dụng cơ hội và thành công vượt qua thách thức sẽ là khác nhau phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng nước. Sức ép cạnh tranh ln là trở ngại khó khăn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt để tận dụng được lợi ích của một FTA bất kỳ, nhưng trong khu vực RCEP, sức ép cạnh tranh có thể căng thẳng hơn do đặc điểm các nền kinh tế trong khu vực RCEP có điểm tương đồng, nhiều quốc gia tham gia RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam và có năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang

112 Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, Cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định Đối tác Kinh tế

Toàn diện Khu vực, 2022, xem tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cam-ket-ve-canh-tranh-

một quốc gia thành viên RCEP sẽ phải cạnh tranh với hàng hoá tương tự xuất khẩu sang quốc gia này từ 13 thành viên cịn lại.

Bên cạnh đó, RCEP đã tạo ra một khu vực thương mại lớn với hai nhóm thành viên có sự khác biệt rõ rệt là nhóm 10 quốc gia ASEAN và nhóm 05 quốc gia đối tác. RCEP thực thi cũng sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh giữa nhóm 10 quốc gia ASEAN và 04 quốc gia đối tác để đưa hàng hoá vào thị trường của 01 quốc gia đối tác. Nhóm 10 quốc gia ASEAN khi tham gia RCEP đều có những kỳ vọng nhất định trong việc tiếp cận thị trường các quốc gia đối tác – các nhà nhập khẩu lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand và Hàn Quốc. Tuy nhiên, có thể thấy RCEP gần như là thoả thuận thương mại tự do khu vực đầu tiên kết nối 05 quốc gia đối tác này, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, hai nước chưa ký kết bất kỳ FTA nào. Dưới tác động xói mịn các ưu đãi thương mại đã thiết lập trước đây, các quốc gia chọn RCEP là đích đến xuất khẩu sẽ phải đối đối diện với cạnh tranh mạnh mẽ. Chẳng hạn, Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam và các quốc gia ASEAN khác trong lĩnh vực dệt may, thực phẩm chế biến và thức ăn chăn nuôi cho Hàn Quốc, gạo cho Nhật Bản. Đặc biệt là Nhật bản, năm 2018, điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản là Trung Quốc, tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc. RCEP sẽ càng củng cố điểm đến xuất khẩu của Nhật Bản là Trung Quốc và Hàn Quốc. Các quốc gia ASEAN sẽ rất khó để cạnh tranh với hàng hoá của Trung Quốc và Nhật Bản. Doanh nghiệp trong nước có thể thua trong một cuộc cạnh tranh về giá cả, chất lượng và sự đa dạng hàng hoá như vậy113.

3.2.1.2. Gia tăng sức ép cạnh tranh nội địa

Trên cơ sở hài hồ hố các FTA đang có hiệu lực, mức độ cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam tại RCEP thấp hơn hoặc bằng mức cam kết tại các FTA ASEAN+. Với việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường hiện nay cùng với quá trình xố bỏ thuế quan trong nhiều năm qua, thì việc thực tiễn hố các cam kết trong RCEP sẽ không tạo sức ép quá lớn về gia tăng cạnh tranh đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nước. Dù vậy, với cơ cấu sản phẩm tương đồng, hàng hoá nhập khẩu từ thành viên RCEP vào thị trường Việt Nam sẽ chính là những hàng hố mà

113 Claudio Dordi, Đánh giá tác động của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với

sản phẩm nội địa đang rất phong phú. Cùng với tác động của xói mịn các ưu đãi thương mại trước khi ký kết RCEP, nguy cơ xáo trộn và chuyển hướng thương mại trong khu vực RCEP hồn tồn có thể xảy ra, hàng hố nhập khẩu vào Việt Nam có thể gia tăng. Vì vậy, thách thức về mức độ cạnh tranh chính tại thị trường nội địa vẫn luôn tồn tại đối với doanh nghiệp Việt Nam sau khi RCEP được thực thi toàn diện.

3.2.1.3. Nguy cơ xáo trộn và chuyển hướng thương mại

Xáo trộn và chuyển hướng thương mại có thể xảy ra trong khu vực RCEP do vấn đề xói mịn ưu đãi thương mại. Trước khi ký kết RCEP, các quốc gia ASEAN đều đã có FTA với tất cả các đối tác thương mại lớn, một phần là do các quốc gia ASEAN đã trở thành thành viên của Khu vực Thương mại tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area, AFTA), các FTA ASEAN+1 với từng đối tác ngoài ASEAN và cả Hiệp định CPTPP, và một phần do một số quốc gia đã có các FTA song phương với nhau như FTA Nhật Bản - Singapore, FTA Malaysia - Australia, FTA Nhật Bản - Thái Lan, v.v. Các thoả thuận sẵn có này đã tạo ra những ưu đãi thương mại nhất định cho các thành viên tham gia. Việc cắt giảm thuế quan trong RCEP sẽ dẫn tới xói mịn các ưu đãi thương mại sẵn có này, nói cách khác các quốc gia ASEAN phải đối mặt với sự suy giảm lợi thế cạnh tranh mà một số nhà xuất khẩu được hưởng ở thị trường nước ngồi. Lợi ích của các FTA này bị giảm đi do việc các ưu đãi đã được mở rộng cho các quốc gia tham gia RCEP ngoài ASEAN và ngoài FTA. Việc loại bỏ thuế quan theo RCEP sẽ dẫn đến xói mịn ưu đãi lớn hơn và do đó làm giảm xuất khẩu trong ASEAN, trong RCEP đối với các doanh nghiệp có hàng hố xuất khẩu đã có lợi thế cạnh cạnh trong xuất khẩu do ưu đãi thương mại trước đó.

Trong khi đó, bên cạnh tác động suy giảm xuất khẩu vào khu vực RCEP của các nước nêu trên, vấn đề cắt giảm thuế quan trong RCEP lại tạo ra cơ hội tăng xuất khẩu vào khu vực RCEP cho các thành viên khác, đặc biệt là giao thương hàng hoá giữa các thành viên đối tác với nhau. Xáo trộn và chuyển hướng thương mại có thể xảy ra khiến các doanh nghiệp không thể chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mất thị trường và phá sản.

3.2.2. Thách thức đối với thương mại dịch vụ

Thách thức đầu tiên với các doanh nghiệp dịch Việt Nam là việc các quốc gia RCEP áp dụng phương thức “chọn – cho” từ ban đầu phải chuyển sang phương thức tiếp cận “chọn – bỏ”, Việt Nam phải hồn tất q trình này trong vịng 06 năm. Điều này đặt ra thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi phải thích nghi đối với sự thay đổi trong cam kết về mở cửa thương mại dịch vụ.

Đối với dịch vụ chuyên môn, do khoảng cách nhân lực đáng kể giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên RCEP khác, tiềm năng gia tăng xuất khẩu các dịch vụ chuyên nghiệp vào khu vực RCEP gặp nhiều hạn chế, đặc biệt khi so sánh với các Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Australia, Thái Lan, Singapore và Malaysia. Trong đó, trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc để tham gia thị trường lao động trong phạm vi quốc tế. Các dịch vụ chun mơn của Việt Nam cịn nhiều lỗ hổng, chủ yếu bởi chất lượng, số lượng hạn chế, cũng như trình độ ngoại ngữ của người lao động thấp, dẫn đến hạn chế khả năng xuất khẩu loại hình dịch vụ này.

Đối với dịch vụ tài chính, xét về độ uy tín của thương hiệu, kinh nghiệm cung cấp và chuyên môn quản lý, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật tại các doanh nghiệp tài chính của Việt Nam chưa có chất lượng cao. Phần lớn các tổ chức tài chính ở Việt Nam vẫn cịn ít được biết đến ở nước ngoài do chưa đủ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ hoặc quản trị rủi ro. Để phát triển thị trường này, thúc đẩy dòng luân chuyển vốn FDI và nâng cao chất lượng chuyên môn của các tổ chức tài chính, Việt Nam sẽ phải chấp nhận áp lực từ thị trường. Việt Nam cũng sẽ cần thực hiện các điều chỉnh thể chế trong nước đối với hệ thống ngân hàng.

Gia tăng sức nhập khẩu trong lĩnh vực vận tải cũng là một thách thức đối với Việt Nam, trong khi ngành giao thơng vận tải là lĩnh vực có lượng xuất khẩu lớn nhất Việt Nam nhưng lại gặp phải tình trạng nhập siêu do thiếu hụt hạ tầng cơ sở và hệ thống dịch vụ bổ trợ. Việt Nam sẽ phải đối mặt với những trở ngại đáng kể do áp lực cạnh tranh từ các nước láng giềng nếu Việt Nam và các quốc gia RCEP đạt được thỏa thuận mở cửa hơn nữa thị trường trong lĩnh vực vận tải, mà chú trọng nhất là vận tải biển. Nhiều quốc gia, bao gồm cả các quốc gia trong RCEP, đặc biệt sử dụng Singapore như một trung tâm vận tải quốc tế.

3.2.3. Thách thức đối với đầu tư

Việc tham gia RCEP mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư tới các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, khác biệt với CPTPP hay EVFTA, cơ chế ISDS chưa được ghi nhận trong RCEP để giải quyết các tranh chấp liên quan giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước nước sở tại. Do đó, trong trường hợp tranh chấp, nhà đầu tư sẽ phải dùng những cơ chế giải quyết đầu tư ở những quốc gia liên quan. Điều này gây ra rủi ro lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang các quốc gia RCEP, khi các doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng đầu tư mà chưa nắm rõ luật pháp của nước sở tại, hay đơn cử như những rào cản về ngơn ngữ, văn hố, mức chênh lệch chi phí của các dịch vụ tư vấn cũng là một trong những thách thức khi doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch đầu tư vào thị trường nội khối RCEP.

3.2.4. Thách thức đối với cạnh tranh

Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có phải đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt cả trong nước và ngồi nước. Việc chưa có một cơ quan quản lý cạnh tranh thống nhất, cụ thể là Uỷ ban cạnh tranh quốc gia, khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong các vấn đề liên quan đến tố tụng cạnh tranh, khiếu nại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt, trong môi trường quốc tế, cơ quan này sẽ là đầu mối hợp tác, trao đổi thông tin với cơ quan cùng chức năng của các thành viên RCEP khác để làm việc về các vụ việc liên quan đến quản lý cạnh tranh. Do đó, Việt Nam nên sớm thành lập cơ quan này.

3.2.5. Thách thức đối với thương mại điện tử

Bên cạnh những tiềm năng về thương mại điện tử mà RCEP đem lại, Hiệp định này cũng đặt ra một số thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với sự thuận lợi hóa về thương mại điện tử và các ưu đãi về thuế quan, các sản phẩm của nước ngoài sẽ tiếp cận dễ dàng hơn tới người tiêu dùng Việt Nam, gây áp lực khơng nhỏ lên ngành sản xuất nội địa. Đây có thể là một điểm đáng lo ngại, do ở thời điểm hiện nay, năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ hơn một số nước Đông Nam Á như Lào và Campuchia. Do đó, cơng nghệ và sản phẩm nội địa nếu khơng có sự cải tiến về chất lượng sẽ có nguy cơ đánh mất thị trường trong nước, và hơn thế nữa là khó thâm

nhập vào các thị trường lớn với yêu cầu cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, trong khi có nguy cơ đánh mất thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, các cơng ty cung ứng dịch vụ thương mại điện tử Việt Nam cũng sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn từ các quốc gia thành viên trong khu vực (như Alibaba, Taobao của Trung Quốc; Rakuten của Nhật Bản; v.v). Với nguồn vốn lớn và nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, những doanh nghiệp này có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tại các quốc gia đang phát triển.

Một phần của tài liệu Thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và những lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w