QUẢNG NINH
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai tương lai
Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy với tính chất là một phần của tài sản HTTTL, bất động sản HTTTL là loại tài sản mang tính đặc thù. Vì vậy, cần thiết phải có một hệ thống quy định riêng, cụ thể để điều chỉnh các giao dịch bảo đảm bằng loại tài sản này. Hệ thống quy định này phải đáp ứng được các tiêu chí:
+ Bao quát đầy đủ các vấn đề liên quan đến thế chấp bất động sản HTTTL, bao quát nhưng vẫn phải đưa ra các quy định cụ thể mang tính đặc trưng riêng phù hợp với đối tượng của giao dịch bảo đảm này. Hiện nay, việc thế chấp bất động sản HTTTL gần như chỉ được thực hiện căn cứ theo các quy định của thế chấp tài sản nói chung và khơng nhiều các quy định về thế chấp tài sản HTTTL nói riêng. Các vấn đề như: xác định tài sản HTTTL, giao kết hợp đồng thế chấp tài sản HTTTL, đăng ký giao dịch bảo đảm cho đến xử lý tài sản bảo đảm là tài sản HTTTL... chưa được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản nào nên yêu cầu đặt ra là cần có văn bản pháp lý quy định các vấn đề này.
+ Phải được đặt trong một giải pháp tổng thể để tránh sự chồng chéo giữa các văn bản liên quan. Khi thực hiện thủ tục thế chấp tài sản HTTTL nói chung và thế chấp bất động sản HTTTL nói riêng thì các bên vừa phải tn thủ các quy định riêng vừa phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật về quyền sở hữu, về giao dịch bảo đảm....
Những vấn đề này lại được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như Bộ luật dân sự, pháp luật về giao dịch bảo đảm.... Chính vì vậy, khi xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản HTTTL thì cần đảm bảo phù hợp và thống nhất với các quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan, tránh sự chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng. Các quy định đặt ra phải đồng bộ với
nhau, tạo ra sự thông suốt trong quá trình thực hiện giao dịch bảo đảm có đối tượng là tài sản HTTTL.
+ Đảm bảo việc khắc phục những bất cập, những kẽ hở của pháp luật khi vận dụng vào thực tế. Xây dựng pháp luật phải đi đôi với thực thi pháp luật, khi ban hành những quy định liên quan cần tính tốn được các vấn đề như: mỗi quy định có điểm nào chưa hợp lý, chưa khả thi, có phần nào chưa được điều chỉnh, khi thực hiện thì có thể có những vướng mắc gì.... Đồng thời với việc ban hành các văn bản pháp luật thì việc hồn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật cũng rất cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nhu cầu thế chấp và nhận thế chấp bằng tài sản HTTTL, và đặc biệt là bất động sản HTTTL đang tăng cao thì việc xây dựng, kiện tồn hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề này càng được đặt ra cấp thiết hơn. Điều này giúp giảm thiểu được các rủi ro, đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.
Mặt khác, để việc xây dựng pháp luật có hiệu quả, cần thiết có sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành chức năng có liên quan trong việc xây dựng và thực thi pháp luật. Xây dựng hệ thống các quy định về thế chấp tài sản HTTTL là cần thiết nhưng bắt đầu xây dựng như thế nào và thực hiện việc xây dựng như thế nào thì cần có sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan. Chính phủ cần tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng các văn bản dưới luật để kiện toàn hệ thống các quy định liên quan đến thế chấp tài sản HTTTL; đồng thời phát huy vai trò hướng dẫn thực thi pháp luật cho các ngành, các cấp.
Việc xây dựng, thực thi pháp luật cần có sự thống nhất giữa các bộ, các ngành, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, phải có sự chủ động, tích cực. Sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng hệ thống các quy định pháp luật liên quan sẽ đảm bảo tính hiệu quả thi hành pháp luật đối với việc thế chấp tài sản HTTTL; đồng thời tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc của TCTD, cơ quan cơng chứng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm....
Khi các quy định pháp luật về thế chấp tài sản HTTTL đã được ban hành đầy đủ và đồng bộ thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, các bộ, ngành khác có liên quan cần có sự sát sao hơn trong việc chỉ đạo thực hiện các quy định này, tránh để mỗi nơi, mỗi đơn vị thực hiện theo một cách, một ý hiểu. Nếu việc thực hiện không thống nhất thì các cơ quan chủ quản cần phối hợp chỉ đạo bằng văn bản hoặc tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị... để cùng đưa ra phương hướng, xây dựng cách làm chung, đảm bảo các quy định về thế chấp tài sản HTTTL được thực thi hiệu quả và phát huy tác dụng trong nền kinh tế thị trường hiện nay.