Biểu đồ thị phần nước giải khát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING MIX đối với NHÃN HIỆU AQUAFINA tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 72 - 77)

Đối thủ tiềm năng của công ty Suntory PepsiCo là khi thị trường thức ăn và đồ uống tiện lợi dần trở nên là một thị trường hấp dẫn vì thị trường này dễ đầu tư và mang lại lợi

nhuận cao. Tuy nhiên gặp phải một số khó khăn khi nguồn vốn đầu tư quá lớn và lòng trung thành với khách hàng. Để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, nhiều cơng ty đã tập trung một khoảng tiền lớn vào quảng cáo. Bởi vì Suntory PepsiCo đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ rất lâu và dành được nhiều yếu tố cạnh tranh từ khâu sản xuất sản phẩm đến các yếu tố đầu vào cho quy trình sản xuất: nguyên vật liệu, lao động, thiết bị và các kỹ năng. Tuy nhiên cải tiến những dịch vụ để giữ chân khách hàng là những việc mà Suntory PepsiCo cần phải quan tâm.

3.2.2. Mơi trường vĩ mơ

3.2.2.1. Mơi trường chính trị luật pháp

Theo Thư viện Pháp luật (2016) quy định của chính phủ số 3690/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành rượu, bia, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đối với các ngành nước giải khát: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư với một quy mơ lớn, trang thiết bị hiện đại, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, khuyến khích sản xuất các loại nước giải khát tốt cho sức khỏe, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động sống như các loại nước hoa quả, nước khống thiên nhiên

Vì vậy, cơng ty TNHH Suntory PepsiCo Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển không ngừng nghĩ, luôn mong muốn đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm với chất lượng tốt thì cơng ty đã đạt được ý thứ nhất. Công ty cũng sản xuất ra thị trường nhiều loại nước giải khát được khuyến khích ở ý thứ hai.

Theo Thư viện Pháp luật (2005), nhà nước đã đưa ra những luật chống độc quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ như điều 5.A.1.1: Quyền tự bảo vệ (Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

sức bảo vệ môi trường, sản xuất những sản phẩm thân thiện với môi trường, cũng như tài trợ tài trợ vùng sông nước, khu vực ô nhiễm.

Cổng TTĐT Bộ Tài Chính (2017) dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt của Bộ Tài chính vừa bổ sung mặt hàng nước giải khát có ga khơng cồn sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mức thuế suất là 10%. Bộ Tài chính vừa đăng tải trên cá nhân của Bộ dự thảo Luật Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để lấy ý kiến rộng rãi. Theo bản dự thảo này, nước ngọt có ga khơng cồn sẽ bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mức thuế suất là 10%. Trong số các loại nước giải khát khơng cồn, chỉ có nước có ga bị đánh loại thuế này. Lý do chính mà cơ quan soạn thảo đưa ra khi đề xuất đánh thuế TTĐB lên nước ngọt có ga khơng cồn là: “nước ngọt có ga khơng cồn tác hại lớn đến sức khỏe người dùng như bệnh béo phì, tiểu đường, bệnh về tim mạch”.

Theo Bộ y tế (2010), số liệu thống kế tỷ lệ béo phì đối với trẻ em từ 5 đến 19 tuổi cũng khá cao: Tỷ lệ chung ở nhóm này là 8,5%; 18,2% ở thành phố; 7,9% ở nông thôn, tuy nhiên, ở thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh rất cao: 34,5%. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh khơng lây nhiễm như: các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim; nguy cơ của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư như: ung thư túi mật, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư thận…Theo các nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì và tiểu đường. Theo Quỹ Nâng cao sức khỏe Victoria, Australia, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng nước ngọt gắn liền với tăng cân và béo phì, và nhiều ảnh hưởng xấu khác đến sức khỏe bao gồm tim mạch và tiểu đường.

Do vậy, để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, các nước trong khu vực đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng nước ngọt, đại diện Bộ Tài chính đã dẫn chứng cụ thể Thái Lan quy định nước ngọt có ga khơng cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc; nước ngọt có ga, ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. Lào thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt có ga khơng cồn với mức thuế suất 5% và nước tăng lực với mức thuế suất 10%; Campuchia thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt 10%. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng việc đánh thuế này cũng đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều và hiện này rất nhiều quốc gia đang có xu hướng loại bỏ việc đánh thuế TTĐB đối với nước giải khát (Cổng TTĐT Bộ Tài Chính, 2017).

3.2.2.2. Mơi trường kinh tế

Theo Brands Việt Nam (2019) từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch covid-19 đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ. Dân số Việt Nam đã lên đến 96,5 triệu vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Mặc dù chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69 từ năm 2010 đến 2020 Việt Nam, còn tồn tại sự chênh lệch trong nội bộ quốc gia, đặc biệt là đối với nhóm các dân tộc thiểu số. Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời gian từ năm 1990 đến 2016. Tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày một tăng cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn cịn tồn tại.

Nguồn: https://vnreview.vn

Một phần của tài liệu THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 đề tài PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING MIX đối với NHÃN HIỆU AQUAFINA tại THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM (Trang 72 - 77)