Các loại văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN địa ốc HAPPY (Trang 25 - 51)

Hình 1-2:Phong cách lãnh đạo theo cách tiếp cận của Likert.....................14 Hình 1-3: Ơ bàn cờ quản trị...........................................................................15 Hình 1-4: Logo Cơng ty cổ phần Đồng Tâm..................................................18 Hình 2-1: Sơ đồ tổ chức của cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy......................28 Hình 2-2: Tỷ lệ nam nữ trong công ty Cổ Phần Địa Ốc Happy...................31 Hình 2-3:Dự án khu phức hợp và khu nhà ở Phước Lợi..............................35 Hình 2-4:Tổng quan Dự án Vườn Tài............................................................36 Hình 2-5:Trung tâm thương mại Vườn Tài...................................................36 Hình 2-6:Dự án Resort sinh thái Cozy Garden.............................................37 Hình 3-1: Trụ sở cơng ty tại cao ốc 123..........................................................46 Hình 3-2: Bàn làm việc giám đốc trong văn phịng cơng ty..........................46 Hình 3-3: Logo Cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy..........................................47 Hình 3-4: Cơng ty đến thăm và chia sẻ cho người khuyết tật của Xã Cam an Bắc và hộ nghèo xã Suối Cát tỉnh Khánh Hịa ngày 16/10/2021..................49 Hình 3-5: Đồng phục cơng ty..........................................................................50

VI

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, áp lực cạnh tranh ngày càng gia

ự p ị g, p ự ạ g y g g tăng giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành với nhau, các doanh nghiệp buộc phải thích ứng được với sự biến đổi của thị trường. Việc xây dựng nền văn hóa đặc trưng cho riêng mình là một điều cần thiết nhằm phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp và tạo ra cho mình lợi thế cạnh tranh bền vững.

Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp từ lâu đã và đang trở thành một xu hướng trên thế giới, được nâng lên tầm chiến lược trong nhiều doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế hiện nay. Thực tế cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được tầm quan trọng và áp dụng thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển bền vững và tương lai cho doanh nghiệp mình.

Việc chọn lựa và xây dựng văn hóa phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu của Shahzad và cộng sự (2012) cho thấy nếu nhân viên có cam kết và có các quy tắc, giá trị như của doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đạt các mục tiêu chung của tổ chức. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vai trò của cấp quản lý và lãnh đạo trong việc phát triển văn hóa trong tổ chức nhằm cải thiện hiệu suất chung của nhân viên cũng như của cả doanh nghiệp. PGS. TS Nguyễn Mạnh Quân (2007) cũng cho rằng văn hóa doanh nghiệp giúp tăng năng suất làm việc, giúp nhân viên cơng ty tăng tính tự giác.

Cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy đã từng bước hình thành văn hóa doanh nghiệp của riêng mình với những đặc trưng trong quá trình phát triển sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, và các giá trị văn hóa đó đã được thiết lập cũng như mang lại những ảnh hưởng tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của văn hóa doanh nghiệp trong cơng ty, cùng với sự cộng tác của đồng nghiệp trực tiếp làm việc tại doanh nghiệp, đã cung

1

cấp cho tôi tư liệu tương đối đủ về thông tin. Thế nhưng, vì cơng ty khơng có truyền thơng nhiều về hình ảnh của mình nên trong bài báo cáo sẽ khơng có nhiều hình ảnh chính thức của cơng ty và chủ yếu là hình ảnh tổng hợp từ đồng nghiệp trong nội bộ. Trong thời gian thực tập tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực trạng và giải pháp về văn hóa doanh nghiệp, vì thế tơi đã lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp

hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty Cổ phần Địa Ốc Happy" 2. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy. Từ đó nhận biết, phân tích, tổng hợp được ưu điểm và hạn chế của văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty.

- Tìm hiểu mục tiêu hoạt động và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới để đưa ra một số giải pháp hồn thiện văn hóa doanh nghiệp phù hợp cho công ty Cổ Phần Địa Ốc Happy

công ty Cổ Phần Địa Ốc Happy.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những lý luận thực tiễn liên quan đến văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy

Phạm vi nghiên cứu:

− Về nội dung: đề tài nghiên cứu một số nội dung liên quan đến văn hóa doanh nghiệp tại công ty và một số giải pháp nhằm hồn thiện văn hóa doanh nghiệp cơng ty trong thời gian sắp tới.

− Về không gian: đề tài được nghiên cứu ở trụ sở chính cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy tại TP. Hồ Chí Minh.

− Về thời gian: đề tài nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu: bài viết sử dụng các tài liệu sách học, sách giảng dạy, các bài viết khoa học trực tuyến và ngoại tuyến. Phối hợp các tài liệu

2

cung cấp từ phía cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy. Sau đó tổng hợp, so sánh và phân tích các dữ liệu thu được để làm rõ vấn đề.

5. Bố cục khóa luận

Bố cục của bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp

Chương 2: Tổng quan về cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy

Chương 3: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Cổ Phần Địa Ốc Happy Chương 4: Giải pháp nhằm hồn thiện văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty Cổ Phần Địa Ốc Happy

3

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN, ĐẶC TRƯNG, PHÂN LOẠI VÀ CHỨC

NĂNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm

Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại, chủng tộc và đất nước mang nét đặc trưng đa dạng và phức tạp. Khái niệm có nhiều nghĩa mang nội hàm khác nhau về đối tượng, tính chất và hình thức biều hiện.

Văn hóa doanh nghiệp là thói quen, cách nghĩ truyền thống và cách làm việc trong tổ chức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong tổ chức (Elliott Jaques, 1952).

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những ý nghĩa chung được chấp nhận rộng rãi bởi những người lao động trong thời gian nhất định. (Adrew Pettgrew, 1979).

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống ý nghĩa chung hàm giữ bởi các thành viên của tổ chức, qua đó có thể phân biệt tổ chức này với tổ chức khác (Robbin, 2000).

Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp xác định tính cách của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp thường được xem như là cách sống của mọi người trong tổ chức. Văn hóa là các giá trị, truyền thống và phong cách hoạt động của một cơng ty. Văn hóa doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm tập quán truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chỉ phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

4

Văn hóa doanh nghiệp đại diện cho nhận thức chung của các thành viên trong tổ chức. Tuy nhiên hầu hết những tổ chức lớn đều có văn hóa tiêu biểu và nhiều cụm văn hóa bộ phận khác nhau. Văn hóa bộ phận là những giá trị và hệ thống ý nghĩa chung được chia sẻ bởi một nhóm người lao động trong tổ chức.Các cụm văn hóa bộ phận có thể được xác định dựa trên sự bố trí các phịng ban hay dựa theo tính chất cơng việc của người lao động.

Theo Schein (1989), văn hoá doanh nghiệp bao gồm ba cấp độ, mỗi cấp độ biểu hiện với những đặc điểm, hình thức khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là thể hiện được đặc trưng văn hóa của tổ chức và lan truyền văn hóa ấy tới các thành viên trong tổ chức.

1.1.2.1 Cấp độ 1 - Những giá trị văn hóa hữu hình

Những giá trị văn hóa hữu hình là những cái thể hiện được ra bên ngoài rõ ràng, dễ nhận biết nhất của văn hoá doanh nghiệp. Các thực thể hữu hình mơ tả một cách tổng quan nhất môi trường vật chất và các hoạt động xã hội trong một doanh nghiệp. Những giá trị văn hóa hữu hình bao gồm các hình thức cơ bản sau:

a. Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp

Được coi là bộ mặt của doanh nghiệp, kiến trúc và diện mạo luôn được các doanh nghiệp quan tâm, xây dựng. Kiến trúc, diện mạo bề ngoài sẽ gây ấn tượng mạnh với khách hàng, đối tác về sức mạnh, sự thành đạt và tính chuyên nghiệp của bất kỳ doanh nghiệp nào. Diện mạo thể hiện ở hình khối kiến trúc, quy mô về không gian của doanh nghiệp. Kiến trúc thể hiện ở sự thiết kế các phịng làm việc, bố trí nội thất trong phịng, màu sắc chủ đạo... Tất cả những sự thể hiện đó đều có thể làm nên đặc trưng cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng đến tâm lý trong quá trình làm việc của người lao động.

b. Các lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa

Đây là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Lễ nghi theo từ điển tiếng Việt là tồn thể những cách làm thơng thường theo phong tục, áp dụng khi tiến hành một cuộc lễ. Theo đó, lễ nghi là những nghi thức đã trở

5

thành thói quen, được mặc định sẽ được thực hiện khi tiến hành một hoạt động nào đó, nó thể hiện trong đời sống hàng ngày chứ không chỉ trong những dịp đặc biệt. Lễ nghi tạo nên đặc trưng về văn hóa, với mỗi nền văn hố khác nhau các lễ nghi cũng có hình thức khác nhau.

Lễ kỷ niệm là hoạt động được tổ chức nhằm nhắc nhở mọi người trong doanh nghiệp ghi nhớ những giá trị của doanh nghiệp và là dịp tôn vinh doanh nghiệp, tăng cường sự tự hào của mọi người về doanh nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng được tổ chức sống động nhất.

Các sinh hoạt văn hóa như các chương trình ca nhạc, thể thao, các cuộc thi trong các dịp đặc biệt, là hoạt động khơng thể thiếu trong đời sống văn hóa. Các hoạt động này được tổ chức tạo cơ hội cho các thành viên nâng cao sức khoẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần, tăng cường sự giao lưu, chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên.

c. Ngôn ngữ, khẩu hiệu

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trong đời sống hàng ngày, do cách ứng xử, giao tiếp giữa các thành viên trong doanh nghiệp quyết định. Những người sống và là iệ t ù ột ơi t ờ ó h ớ dù h ột thứ ô ữ Cá

làm việc trong cùng một mơi trường có xu hướng dùng chung một thứ ngôn ngữ. Các thành viên trong doanh nghiệp để làm việc được với nhau cần có sự hiểu biết lẫn nhau thông qua việc sử dụng chung một ngôn ngữ.

Khẩu hiệu là một câu nói ngắn gọn, sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ nhớ thể hiện một cách cô đọng nhất triết lý kinh doanh của một công ty.

d. Biểu tượng, bài hát truyền thống, đồng phục

Biểu tượng là biểu thị một cái gì đó khơng phải là chính nó và có tác dụng giúp mọi người nhận ra hay hiểu được cái mà nó biểu thị. Các cơng trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng.

Một biểu tượng khác là logo. Logo là một tác phẩm sáng tạo thể hiện hình tượng về một tổ chức bằng ngơn ngữ nghệ thuật. Logo là loại biểu trưng đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn nên được các doanh nghiệp rất quan tâm chú trọng. Logo được in trên các

6

biểu tượng khác của doanh nghiệp như bảng nội quy, bảng tên cơng ty, đồng phục, các ấn phẩm, bao bì sản phẩm, các tài liệu được lưu hành...

Bài hát truyền thống, đồng phục là những giá trị văn hóa tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp và tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thành viên. Đây cũng là những biểu tượng tạo nên niềm tự hào của nhân viên về cơng ty mình.

Ngồi ra, các giai thoại, truyện kể, các ấn phẩm điển hình,... là những biểu tượng giúp mọi người thấy rõ hơn về những giá trị văn hoá của tổ chức.

1.1.2.2 Cấp độ 2 - Những giá trị được tuyên bố

Những giá trị được tuyên bố bao gồm các chiến lược, mục tiêu, các nội quy, quy định, tầm nhìn, sứ mệnh được cơng bố công khai để mọi thành viên của doanh nghiệp nỗ lực thực hiện. Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên. Những giá trị này cũng có tính hữu hình vì có thể nhận biết và diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác.

a. Tầm nhìn

Tầm nhìn là trạng thái trong tương lai mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới. Tầm nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. Tầm nhìn cho thấy bức tranh tồn cảnh về doanh nghiệp trong tương lai với giới hạn về thời gian tương đối dài và có tác dụng hướng mọi thành viên trong doanh nghiệp chung sức, nỗ lực đạt được trạng thái đó.

b. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản

Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì? Tại sao làm vậy? Làm như thế nào? Để phục vụ ai? Sứ mệnh và các giá trị cơ bản nêu lên vai trò, trách nhiệm mà tự thân doanh nghiệp đặt ra. Sứ mệnh và các giá trị cơ bản cũng giúp cho việc xác định con đường, cách thức và các giai đoạn để đi tới tầm nhìn mà doanh nghiệp đã xác định.

c. Mục tiêu chiến lược

Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn chịu các tác động cả khách quan và chủ quan. Những tác động này có thể tạo điều kiện thuận lợi hay thách thức cho doanh nghiệp. Mỗi tổ chức cần xây dựng những kế hoạch chiến

7

lược để xác định “lộ trình” và chương trình hành động, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa chiến lược và văn hố doanh nghiệp có thể được giải thích như sau: Khi xây dựng chiến lược cần thu thập thông tin về môi trường. Các thông tin thu thập được lại được diễn đạt và xử lý theo cách thức, ngôn ngữ thịnh hành trong doanh nghiệp nên chúng chịu ảnh hưởng của văn hố doanh nghiệp. Văn hố cũng là cơng cụ thống nhất mọi người về nhận thức, cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương trình hành động.

1.1.2.3 Cấp độ 3 – Những giá trị ngầm định

Các giá trị ngầm định là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Các ngầm định là cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành các giá trong nhận thức cho các cá nhân. Hệ thống giá trị ngầm định được thể hiện qua các mối quan hệ sau:

a. Ngầm định về quan hệ giữa con người với môi trường

Mỗi người và mỗi tổ chức có nhận thức khác nhau. Một số cho rằng họ có thể làm chủ được trong mọi tình huống, tác động của mơi trường khơng thể làm thay đổi

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN văn hóa DOANH NGHIỆP tại CÔNG TY cổ PHẦN địa ốc HAPPY (Trang 25 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)