Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH VỀ VĂN KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 48 - 72)

9. Cấu trúc của đề tài

3.6Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm đƣợc tính dựa trên số điểm mà học sinh đạt đƣợc sau khi thực hành làm bài tập, cụ thể nhƣ sau:

Lớp Số bài/phần trăm Giỏi(9-10 điểm) Khá(7-8 điểm) TB(5-6 điểm) Yếu(0-4 điểm) Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Thực nghiệm 4A 9 37.5 8 33.3 7 29.2 0 0 Đối chứng 4B 8 30.8 7 26.9 9 34.6 2 7.7 Thực nghiệm 5A 11 44 10 40 4 16 0 0 Đối chứng 5B 9 36 9 36 7 28 0 0 Khối 4

Qua bảng số liệu và biểu đồ khối 4 ta thấy tỉ lệ giỏi của lớp thực nghiệm là 37.5% , lớp đối chứng là 30.8% (chênh lệch 6.7%); tỉ lệ khá lớp thực nghiệm là 33.3%, lớp đối chứng là 26.9% (chênh lệch 6.4%); tỉ lệ trung bình lớp thực nghiệm là 29.2% , lớp đối chứng là 34.6% (lớp đối chứng

nhiều hơn 5.4%) ; tỉ lệ yếu của lớp thực nghiệm là 0% , lớp đối chứng là 7.7% (hơn lớp thực nghiệm 7.7%)

Khối 5

Qua bảng số liệu và biểu đồ khối 5 ta thấy: Tỉ lệ giỏi của lớp thực nghiệm là 44% , lớp đối chứng là 36% (chênh lệch 8%) ; tỉ lệ khá của lớp thực nghiệm là 40% , lớp đối chứng là 36% (chênh lệch 4%) ; tỉ lệ trung bình của lớp thực nghiệm là 16% , lớp đối chứng là 28% (hơn lớp thực nghiệm 12%) ; cả hai lớp đều không có bài yếu.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm, thực hiện các biện pháp đo cùng một đối tƣợng thực nghiệm (ngƣời dạy) cùng một nội dung thực nghiệm (bài dạy). Trong đó một đối tƣợng đã áp dụng các biện pháp mà tác giả đề xuất, một đối tƣợng đƣợc tiến hành bình thƣờng nhƣ các tiết học khác. Sau đó kiểm tra chất lƣợng ở cả hai đối tƣợng học sinh thông qua đề bài viết văn. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi đi đến nhận xét nhƣ sau:

Đối với lớp thực nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả thực hành văn kể chuyện làm cho kết quả học tập của học sinh về thể loại văn kể chuyện đƣợc nâng lên rõ rệt. Phần lớn học sinh thực sự hòa vào buổi học, sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học rất cao, học sinh

hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi thực hành viết văn. Trƣớc kia số điểm giỏi, khá ít nay điểm giỏi, khá tăng lên, điểm trung bình ít và không có điểm yếu. Ngƣợc lại lớp đối chứng hiện tƣợng học sinh không tập chung chú ý vào bài học khá phổ biến. Nội dung bài học vẫn mang tính áp đặt, rập khuôn, việc dạy và học thể loại văn kể chuyện chƣa có hiệu quả.

Nhƣ vậy, với kết quả thực nghiệm và nhận xét nhƣ trên, chúng tôi đi đến kết luận rằng việc vận dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất vào việc dạy và học văn kể chuyện là hoàn toàn có hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu những thực tiễn của việc dạy học văn kể chuyện ở Trƣờng Tiểu học và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả thực hành văn kể chuyện cho học sinh lớp 4, 5 ở hai chƣơng trƣớc đó, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Do kết hợp nhiều hình thức dạy học trong giờ Tập làm văn, học sinh phát huy đƣợc tính tích cực của mình, chủ động trong quá trình học tập, các em đều tham gia vào giờ luyện tập, chú ý nghe bạn đọc bài để sửa bài, HS tham gia làm việc, lớp học diễn ra sôi nổi và phát biểu nhiều hơn.

Dạy tiết học có hiệu quả GV phải biết kết hợp các hình thức, phƣơng pháp giảng dạy thích hợp, tổ chức giờ học đạt hiệu quả, sử dụng tranh ảnh, băng hình, tƣ liệu, SGK… giúp học sinh tiếp thu bài tốt. Muốn vậy, các biện pháp thực hiện cần phải có kế hoạch, có định kì, có theo dõi đánh giá, bổ sung, sửa chữa và rút kinh nghiệm để thực hiện quá trình dạy học TLV ngày một hoàn chỉnh và mang lại hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Văn kể chuyện có vai trò quan trọng trong chƣơng trình Tập làm văn lớp 4, 5, chiếm phần lớn thời lƣợng học TLV. Song, cả Giáo viên và học sinh đều gặp những khó khăn nhất định trong dạy và học thể loại văn này. Vì vậy, đòi hỏi cần có những biện pháp dạy học mới, tích cực nhằm khắc phục những khó khăn và thiếu sót đó.

Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, tác giả đã đề xuất bảy biện pháp đó là: Bồi dƣỡng lòng ham thích kể chuyện, rèn luyện kĩ năng kể chuyện và phát triển trí tƣởng tƣợng sáng tạo cho HS; hƣớng dẫn HS tìm hiểu đề bài, xây dựng câu chuyện; biện pháp sắp xếp ý, lập dàn bài văn kể chuyện; hƣớng dẫn HS sử dụng ngôi kể; hƣớng dẫn HS tích lũy vốn từ ngữ và lựa chọn từ ngữ khi kể chuyện; biện pháp sử dụng trò chơi học tập; kĩ năng ra đề văn kể chuyện của Giáo viên. Các biện pháp này góp phần nâng cao hiệu quả thực hành về văn kể chuyện, giải quyết những khó khăn đối với HS lớp 4, 5 khi học thể loại văn kể chuyện, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập của HS

Tác giả đã thiết kế giáo án và thực nghiệm bằng việc vận dụng các đề xuất trong khóa luận, quá trình thực nghiệm đã chứng minh đƣợc tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Nâng cao chất lƣợng dạy học văn nói chung, văn kể chuyện nói riêng là cả một quá trình lâu dài, cần tiến hành từng bƣớc, từng giai đoạn, mỗi GV cần kiên trì tỉ mỉ, từng bƣớc khắc phục nhiều khó khăn, áp dụng những biện pháp mới để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng dạy và học văn. Thế giới ngôn từ không có tận cùng, học Tiếng Việt phải học suốt đời nên khi giảng dạy Giáo viên cần có thái độ mềm dẻo, không tuyệt đối hóa, cần phải biết đặt mình vào vị trí của HS để thấy hết đƣợc những khó khăn của các em khi học văn, để có sự cảm thông chia sẻ và giúp các em khắc phục những khó khăn đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Hòa Bình, Dạy văn cho học sinh Tiểu học, NXBGD, 1997.

2. PGS.TS Phó Đức Hòa, Đánh giá kết quả giáo dục ở tiểu học (tài liệu đào tạo giáo viên trình độ đại học), NXBGD, (2007).

3. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lí học Tiểu học, NXBGD. 4. Trần Mạnh Hƣởng (2002), Vui học Tiếng Việt, NXBGD.

5. Lê Phƣơng Nga – Nguyễn Trí, Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, NXBGD, H.1999.

6. Lê Phƣơng Nga – Đặng Kim Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu

7. Đào Ngọc – Nguyễn Quang Ninh (1998), Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, NXBGD.

8. TS.Nguyễn Trí, Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học, NXBGD, (2001) 9. TS.Nguyễn Trí (2004), Luyện tập văn kể chuyện ở Tiểu học, NXBGD.

học, NXBGD, NXBĐHSP, 2007.

10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt lớp 4 – NXBGD. 11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt lớp 5 – NXBGD.

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài “ Luyện tập xây dựng cốt truyện” (Tuần 4, Tiếng Việt 4, Tập 1)

I.Mục tiêu

Giúp HS:

 Tƣởng tƣợng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý đã cho sẵn.  Kể lại câu chuyện theo cốt truyện một cách hấp dẫn, sinh động.

 Có thái độ yêu thích, say mê đối với môn học.

II.Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

 Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý.  Giấy khổ to và bút dạ.

2. Học sinh

 Đồ dùng học tập.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi: Thế nào là cốt truyện? Cốt truyện thƣờng có những phần nào?

- Gọi một HS kể lại chuyện Cây khế

-Nhận xét và cho điểm HS.

2.Dạy học bài mới

2.1 Giới thiệu bài

- Tiết Tập làm văn hôm nay các em sẽ luyện tập xây dựng cốt truyện. Lớp mình sẽ thi xem bạn nào có trí tƣởng tƣợng phong phú, ham thích làm văn kể chuyện.

- 1HS nêu:

+ Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.

+ Cốt truyện thƣờng có ba phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.

- 1HS kể lại. - 2-3 HS nhận xét

2.2 Hướng dẫn làm bài tập

a) Tìm hiểu đề bài

- Giáo viên gọi HS đọc đề bài. - Giáo viên ghi đề bài lên bảng - Giáo viên phân tích đề bài: Gạch chân dƣới những từ ngữ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, ngƣời con, bà tiên.

+ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?

- Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng một câu.

b) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt truyện

- Yêu cầu HS lựa chọn chủ đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc gợi ý 1.

- GV hỏi và ghi nhanh các câu trả lời vào một bên bảng.

+ Ngƣời mẹ ốm nhƣ thế nào? + Ngƣời con chăm sóc mẹ nhƣ thế nào?

+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ ngƣời con gặp những khó khăn gì?

- HS nêu đề bài (2-3 HS)

+ Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn

- 2HS đọc

- HS trả lời tiếp nối theo ý mình:

+ Ngƣời mẹ ốm rất nặng / ốm liệt giƣờng / ốm khó mà qua khỏi /… + Ngƣời con thƣơng mẹ, chăm sóc tận tụy bên mẹ ngày đêm./ Ngƣời con đút cho mẹ ăn từng thìa cháo./ Ngƣời con đi xin thuốc lá về sắc cho mẹ uống/,… + Ngƣời con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý / ngƣời con phải tìm một bà tiên già sống trên ngọn núi cao./ Ngƣời con phải trèo đèo, lội suối tìm loại thuốc quý./

+ Ngƣời con đã quyết tâm nhƣ thế nào?

+ Bà tiên đã giúp hai mẹ con nhƣ thế nào?

- GV treo bảng phụ gợi ý 2

- GV hỏi và ghi nhanh câu trả lời của HS vào một bên bảng còn lại.

+ Bà mẹ ốm nhƣ thế nào?

+ Ngƣời con chăm sóc mẹ nhƣ thế nào?

+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ ngƣời con gặp khó khăn gì?

+ Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của ngƣời con?

Ngƣời con phải cho thần đêm tối đôi mắt của mình/,…

+ Ngƣời con gửi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lội vào rừng. Trong rừng ngƣời con gặp nhiều thú dữ nhƣng chúng đều thƣơng tình không ăn thịt./ Ngƣời con phải chịu gai cào, chân bị đá đâm chảy máu, bụng đói để trèo lên núi tìm bà tiên./ Ngƣời con đành chấp nhận cho thần Đêm tối đôi mắt của mình để lấy thuốc cứu mẹ/,… + Bà tiên cảm động trƣớc tấm lòng hiếu thảo của ngƣời con và hiện ra giúp cậu bé./ Bà tiên hiền lành mở cửa đón cậu bé, cho thuốc quý rồi phẩy tay trong nháy mắt cậu đã về đến nhà./ Bà tiên cảm động cho cậu bé thuốc và bắt thần Đêm tối phải trả lại đôi mắt cho cậu/,…

- 2HS đọc - HS trả lời:

+ Ngƣời mẹ ốm rất nặng/ ốm liệt giƣờng/ ốm khó mà qua khỏi/,… + Ngƣời con thƣơng mẹ, chăm sóc tận tụy bên mẹ ngày đêm./ Ngƣời con đi xin thuốc lá về cho mẹ uống/,… + Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc./ Nhà cậu chẳng còn thứ gì đáng giá cả. Mà bà con hàng xóm cũng không thể giúp gì cậu.

+ Bà tiên biến thành cụ già đi đƣờng đánh rơi một túi tiền./ Bà tiên biến thành ngƣời đƣa cậu đi tìm loại thuốc

+ Cậu bé đã làm gì?

c) Kể chuyện - Kể trong nhóm

+ Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý.

- Kể trƣớc lớp

- Gọi HS tham gia thi kể. Gọi lần lƣợt một HS kể theo tình huống 1 và một HS kể theo tình huống 2

quý tới một cái hang đầy tiền vàng và xui cậu lấy tiền để sau này có một cuộc sống sung sƣớng/,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cậu thấy phía trƣớc có một bà cụ già khổ sở. Cậu đoán đó là tiền của bà cụ cũng dùng để sống và chữa bệnh. Nếu bị đói cụ cũng ốm nhƣ mẹ cậu. Cậu chạy theo và trả lại cho bà./ Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đƣờng cho mình đến chỗ có loại thuốc quý,…

- HS kể chuyện trong nhóm

+ 1HS kể. Các em khác lắng nghe, bổ sung, góp ý cho bạn.

-HS tham gia kể chuyện

Ví dụ 1:Ngày xưa, ở một làng nọ có hai mẹ con sống với nhau trong một túp lều. Hằng ngày hai mẹ con làm thuê, cuốc mướn nuôi nhau. Một lần người mẹ ốm rất nặng. Cô gái thương mẹ, bỏ việc ở nhà chăm sóc mẹ. Đêm cô thức quạt cho mẹ ngủ. Có người bảo rằng bệnh của mẹ cô phải tìm một bông hoa màu xanh trong một khu rừng cách đó rất xa. Thế là cô gái gửi mẹ cho hàng xóm rồi lên đường. Cô đi qua không biết bao nhiêu cánh rừng, bụng đói, nhiều thú dữ nhưng cô không hề nản chí. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, bà tiên hiện ra trước mắt cô với một bông hoa màu xanh và bảo cô mang về chế làm thuốc cho mẹ uống. Trong nháy mắt cô bé đã trở về đến nhà, cô vội vàng sắc thuốc cho mẹ uống. Sau khi uống thuốc quý mẹ cô đã khỏe hẳn. Hai mẹ con ôm lấy nhau, mừng rỡ cảm ơn bà tiên.

Ví dụ 2: Ở ven sông có một túp lều của hai mẹ con nhà nọ. Hằng ngày họ sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Một hôm người mẹ bị cảm nặng khó mà qua khỏi. Những đồng tiền dành dụm được cậu bé đều đã mua thuốc cho mẹ uống mà bệnh của mẹ vẫn không hề thuyên giảm. Hằng ngày cậu phải ở nhà chăm sóc mẹ. Nhưng tiền mua thuốc đã hết. Làm sao để mẹ qua khỏi đây? Một buổi sáng, cậu bé đi lấy rau trên bờ sông chợt nhìn thấy một chiếc túi màu nâu. Cậu bé mở ra xem “ Chao ôi! Sao nhiều tiền thế? Vậy là mẹ có tiền chữa bệnh rồi!” nhưng cậu nhìn quanh chẳng thấy ai ngoài một bà cụ đang chống gậy đi về phía cuối con đường. Cậu liền nghĩ “ Chắc là bà cụ đánh rơi túi rồi. Nếu không có tiền thì bà cụ cũng sẽ ốm như mẹ của mình thôi!”. Rồi cậu chạy đến đưa trả bà túi tiền. Bà cụ mỉm cười hiền hậu và biến thành bà tiên. Bà tiên khen cậu thật thà và tặng cho cậu túi tiền ấy. Cậu cảm ơn bà rồi lấy tiền chữa bệnh cho mẹ. Vài ngày sau, người mẹ khỏe hẳn. Hai mẹ con mừng rỡ thầm cảm ơn bà tiên.

- Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

- GV nhận xét, cho điểm HS

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho ngƣời thân nghe.

- Chẩn bị bài sau. - 2-3 HS nhận xét - Tìm ra một bạn kể hay nhất, một bạn tƣởng tƣợng ra cốt truyện hấp dẫn, mới lạ. - HS lắng nghe, ghi nhớ

Bài “Luyện tập phát triển câu chuyện” ( Tuần 7, TLV lớp 4, Tập 1)

I.Mục tiêu

- Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trƣớc. - Biết cách sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian. - Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt.

- Biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn.

II Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên

- Bảng phụ viết sẵn đề bài và các câu hỏi gợi ý. - Một số bài văn cho HS tham khảo.

2. Học sinh

- Đồ dùng học tập

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH VỀ VĂN KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 48 - 72)