Giáo viên yêu cầu học sinh xác định rõ ngôi kể và nhất quán trong suốt

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH VỀ VĂN KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 37 - 38)

9. Cấu trúc của đề tài

2.2.4.1 Giáo viên yêu cầu học sinh xác định rõ ngôi kể và nhất quán trong suốt

trong suốt truyện

Có những câu chuyện đƣợc kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật chính xƣng “tôi” khi kể nhƣ câu chuyện “Bài Tập làm văn”. Có nhiều câu chuyện lại đƣợc kể ở ngôi thứ ba nhƣ câu chuyện “ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”, “Hành vi hào hiệp”…Ở đây mọi diễn biến thuật lại theo lời ngƣời dẫn truyện. Ngƣời dẫn truyện tức ngƣời kể thông thạo toàn bộ câu chuyện, kể cả diễn biến, tâm tƣ của từng nhân vật.

Khi kể chuyện cần xác định rõ xem mình định kể chuyện theo lời nhân vật nào trong truyện để câu chuyện trở nên hấp dẫn, hay hơn mà không bị nhàm

chán. Kể theo lời nhân vật nào thì câu chuyện sẽ đƣợc bộc lộ rõ nét hơn, ý nghĩa câu chuyện sẽ thể hiện đƣợc sâu xa hơn.

Điều quan trọng là phải bảo đảm sự nhất quán của ngôi kể trong suốt truyện. Trong nhà trƣờng nhất là ở Tiểu học, không đặt yêu cầu sử dụng cả hai ngôi kể trong khi kể không nên nói kĩ về vấn đề này.

Trong hai ngôi kể trên, học sinh còn lúng túng nhiều khi kể theo ngôi thứ nhất. Có lẽ vì các em không quen bộc lộ những gì của nhân vật “tôi” ra trƣớc mọi ngƣời hoặc có sự lầm lẫn, ngộ nhận giữa nhân vật “tôi” trong truyện và bản thân ngƣời viết

Nhân vật “tôi” trong truyện và tác giả chỉ là một nếu đó là tự truyện, lời tự thuật, là hồi kí.

Còn bình thƣờng, giữa tác giả và nhân vật “tôi” không có sự đồng nhất. Dùng ngôi thứ nhất để kể lại chuyện chính là môt thủ pháp nghệ thuật. Vì nó tạo sự khác biệt với văn bản gốc, tạo sự mới lạ khiến ngƣời đọc, ngƣời nghe hứng thú

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH VỀ VĂN KỂ CHUYỆN TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)