9. Cấu trúc của đề tài
2.2.4.2 Hướng dẫn học sinh chuyển đổi ngôi kể
Tiết 36, 37, 38 yêu cầu kể lại câu chuyện “Cô chủ không biết quý tình bạn” theo cách chuyển đổi ngôi kể. Trong văn bản gốc, ngôi kể là ngôi thứ ba, ngƣời dẫn truyện. Còn ở bài làm, HS phải đứng ở ngôi thứ nhất, vai Cô chủ để kể lại. Sự thay đổi ngôi kể đã kéo theo một số thay đổi sau:
- Lời kể phải dùng ngôi thứ nhất (dùng các đại từ: tôi, mình, tớ…)
- Có thể giải thích rõ hơn vì sao “tôi” lại đổi gà Trống lấy gà Mái, đổi gà Mái lấy Vịt… Song các lí do này không đƣợc trái với mạch chung của truyện, với mục đích của truyện.
- Có thể nói rõ hơn tâm sự của nhân vật “tôi” khi thấy Chó con bỏ đi nhƣng vẫn phải đảm bảo không trái với mạch truyện và mục đích của truyện.
Những thay đổi này không lớn, diễn biến câu chuyện, mục đích của chuyện vẫn đƣợc tôn trọng. Ngoài vai Cô chủ, ngƣời viết có thể dùng vai gà Trống hoặc gà Mái hoặc Vịt hoặc Chó con để kể lại câu chuyện này. Tuy nhiên nhiều vai do vị trí trong truyện, không thể kể lại sinh động, hấp dẫn đƣợc.Trên thực tế, ngƣời ta thƣờng chọn nhân vật chính, nhân vật quan trọng biết nhiều việc, nhiều ngƣời,
nhiều cảnh… đứng ra kể lại câu chuyện. Có nhƣ thế lời kể mới hay, hấp dẫn. Truyện “Cô chủ không biết quý tình bạn” chỉ nên dùng hai vai Cô chủ và Chó con để kể lại.
Kể lại truyện “Cô chủ không biết quý tình bạn” theo cách chuyển đổi ngôi kể cần có sự chuẩn bị:
- Xác định ngôi kể: Chuyển từ lời ngƣời dẫn truyện sang lời cô chủ tự kể - Những điều chỉnh khi thay đổi ngôi kể:
+ Do Cô chủ kể nên phải dùng đại từ “tôi” + Có thể kể kĩ hơn tâm trạng Cô chủ - Dàn bài gợi ý:
+ Mở bài: Cô bé tự giới thiệu về mình. + Thân bài:
Cô bé kể lại tình bạn với gà Trống, việc đổi gà Trống lấy gà Mái, đổi gà Mái lấy Vịt, đổi Vịt lấy Chó con.
Cảnh Chó con bỏ đi
+ Kết bài: Cảm nghĩ của cô bé khi còn lại một mình.