Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH
3.1. Thực trạng hoạt động của Fintec hở Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Fintec hở Việt Nam
Fintech ngày càng phát triển tại Việt Nam, mặc dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề trong những đợt bùng phát đại dịch Covid-19 vừa qua, nhưng Việt Nam vẫn nằm trong số ít những nước có tăng trưởng dương, điều này tạo cho các nhà đầu tư niềm tin vào sự ứng biến linh hoạt của Chính phủ Việt Nam trong khó khăn và ngăn chặn những rủi ro do đại dịch gây ra. Vừa tích cực chống đại dịch vừa phát triển kinh tế, ngay sau khi khống chế được dịch bệnh, Việt Nam là một trong số ít những nước đầu tiên mở cửa trở lại và đã đón nhận được sự hưởng ứng từ chính phủ các nước, các tổ chức đánh giá tín nhiệm và đặc biệt là nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư cả trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Fintech.
Nằm trong xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển của Fintech đã và đang mang đến những thay đổi đáng kể đối với sản phẩm tài chính truyền thống trong nước, khắc phục những điểm yếu và kém hiệu quả về mặt khơng gian, thời gian, quy trình, thủ tục phức tạp … của các sản phẩm ngân hàng và các tổ chức tài chính.
Cùng với việc gia tăng số lượng người sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay …, Fintech thúc đẩy nhanh quá trình thanh tốn khơng dùng tiền mặt, giúp cho khách hàng tiếp cận nhanh với các nguồn vốn vay, nhất là những khách hàng ở những vùng sâu, vùng xa, khó tiếp cận được với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Fintech cũng giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính tái cơ cấu về nhân sự, về dịch vụ, về chính sách, về chiến lược … tăng cường sức cạnh tranh và nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.
Cùng với sự phát triển không ngừng của Fintech trên thế giới, Fintech tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, số lượng các doanh ngiệp khởi nghiệp Fintech ngày càng tăng và các dịch vụ ngày càng đa dạng, phung phú.
Các ngân hàng cũng không ngừng chuyển đổi, phát triển sở hữu công nghệ, hoặc liên kết với các công ty cơng nghệ nhằm đem lại những tiện ích cho khách
hàng. Sau đại dịch, Fintech Việt Nam năm 2020 đã gặt hái được nhiều thành công trong các hoạt động như cho vay ngang hàng, huy động vốn, đặc biệt là hình thành thói quen thanh tốn khơng dùng tiền mặt cho người tiêu dùng.
Năm 2021 chứng kiến bước phát triển nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam khi nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ đô, Việt Nam xếp hạng 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu, đứng thứ 14/50 ở Châu Á. Vì vậy, những năm gần đây, cùng với Singapore và Indonesia, Fintech Việt Nam đã đóng góp to lớn vào thị phần chung khu vực Đông Nam Á.
Fintech Việt Nam đang ngày càng phát triển đa dạng với nhiều lĩnh vực như ngân hàng số (digital bank), ví điện tử (E-wallet), mua trước trả sau (BNPL)… sự tăng trưởng lớn của số lượng các start-up Fintech mới, đạt 215% trong giai đoạn từ năm 2015-2020.
Tiềm năng tăng trưởng của Fintech Việt Nam còn rất lớn và nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Mới đây, ứng dụng Ví điện tử Momo vừa nhận được sự đầu tư lớn từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới như: Goodwater Capital, Kora Management và Macquarie Capital. Hay ví điện tử VNPay cũng nhận được số vốn đầu tư lên đến 300 triệu USD từ SoftBank’s Vision Fund và GIC. Đây là hai trong số các ứng dụng được coi là Kỳ lân của startup công nghệ Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Mặc dù so với nhiều quốc gia khác trên thế giới và trong khu vực, Fintech Việt Nam vẫn còn non trẻ và thiếu hụt nhiều Fintech trong các lĩnh vực như: quản lý dữ liệu; đánh giá, đánh giá xếp hạng tín nhiệm …, song, theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia hàng đầu về Fintech cả trong và ngoài nước, tiềm năng phát triển của Fintech Việt Nam trong thời gian tới sẽ phát triển và tăng trưởng mạnh cả về số lượng, chất lượng cũng như qui mô của hệ sinh thái Fintech và nhanh chóng bắt kịp với các trung tâm Fintech trên thế giới.
Sự đồng hành và hỗ trợ chính sách của Chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý cũng sẽ là cơ sở, là động lực và là bệ phóng cho Fintech Việt Nam phát triển.
Hình 3.1: Hệ sinh thái Fintech Việt Nam (5/2019)
Bảng 3.1: Xếp hạng quốc gia về phát triển Fintech năm 2021
Nguồn: Findexable (2021)
Bảng 3.2. Xếp hạng thành phố tại châu Á - Thái Bình Dương về phát triển Fintech năm 2021
Theo Hình 3.2, trong các loại hình dịch vụ Fintech, lĩnh vực thanh toán điện tử đang chiếm tỷ trọng lớn nhất (31%). Điều này là do qui mô dân số lớn, tỷ lệ sử dụng Internet và điện thoại di động cao tại Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy một nền kinh tế không dùng tiền mặt, (Vũ Cẩm Nhung & Lại Cao Mai Phương, 2021).
Không những thế, các công ty Fintech hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử luôn thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nhất, đây cũng là qui luật phát triển chung của các thị trường Fintech ở giai đoạn đầu (Tomorrow Maketers, 2020). Xu hướng đầu tư này vẫn sẽ tiếp tục vì theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), giá trị thanh toán qua thiết bị di động tại Việt Nam dự kiến tăng lên khoảng gần bốn lần, từ 16 tỷ USD năm 2016, tăng lên đến 70,9 tỷ USD năm 2025 (ISEV, 2020).
Hình 3.2: Đóng góp của các dịch vụ Fintech trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam năm 2021
Ngồi ra, do đa số doanh nghiệp Fintech của Việt Nam còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển nên có quy mơ doanh nghiệp cịn rất khiêm tốn. Theo báo cáo khảo sát của NHNN năm 2021, phần lớn các doanh nghiệp Fintech Việt Nam là các doanh nghiệp mới thành lập với qui mô rất nhỏ.
Cụ thể, xét về giai đoạn phát triển: 47% đang trong giai đoạn khởi động kinh doanh và chưa đạt điểm hịa vốn, có 28% số doanh nghiệp Fintech đang trong giai đoạn ra mắt sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) và có doanh thu bán hàng trong sáu tháng gần nhất, có 13% đang trong giai đoạn phát triển mơ hình kinh doanh, có 9% đã đạt được lợi nhuận và 3% đang trong giai đoạn chứng minh ý tưởng và chưa có doanh thu. (Hình 3.3)
Hình 3.3: Đánh giá giai đoạn phát triển của các công ty Fintech Việt Nam năm 2021.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021)