Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH
3.2. Thực trạng qui định về Fintec hở Việt Nam
3.2.2. Qui định pháp luật đối với các giao dịch qua ứng dụng vay tiền
Hiện nay chưa có qui định cụ thể các giao dịch vay tiền qua ứng dụng Fintech, việc vay tiền qua ứng dụng được coi như vay tín chấp, đối với doanh nghiệp cần cung cấp thông tin đăng ký của doanh nghiệp, thỏa thuận lãi vay, thời hạn trả nợ … đối với cá nhân, người vay khơng cần có tài sản đảm bảo, chỉ cần những giấy tờ cá nhân như căn cưóc cơng dân, điền thơng tin cá nhân, chụp ảnh giấy tờ cá nhân, đồng ý cho truy cập danh bạ điện thoại cá nhân, với vài thao tác đơn giản trên những thiết bị thơng minh như điện thoại, máy tính bảng, máy tính xách tay …là có thể vay được.
Bên cạnh các ứng dụng cho vay tiền chính thống, hoạt động cơng khai, minh bạch thì hiện tại có rất nhiều tổ chức, cá nhân cho vay tiền núp dưới hình thức “tín dụng đen”, cho vay với lãi suất rất cao, thủ tục cho vay đơn giản nhưng với lãi suất rất cao làm cho người vay khơng có khả năng chi trả, dẫn đến việc người vay bị đe dọa, bị bơi nhọ, có nhiều trường hợp bị khống chế bắt phải trả nợ hoặc bắt người nhà phải trả thay. Khách hàng cần phải tìm hiểu thật kỹ các thơng tin cho vay trước khi quyết định vay tiền qua ứng dụng,
- Theo qui định của pháp luật, nếu cho vay tiền với lãi suất cao, có hành động đe dọa người vay thì có thể bị xử lý như sau:
+ Theo khoản 1 điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, trong giao dịch dân sự, người nào mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần lãi suất cao nhất được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
+ Theo khoản 2 điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 qui định, nếu phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Theo khoản 3 điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015, người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai sự thật, có hành vi bơi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội… có thể bị truy tố theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 về tội làm nhục người khác. Nếu hành vi đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự cá nhân thì người bị hại có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an kèm theo các tài liệu chứng minh để cơ quan công an xác minh, điều tra, xử lý.
- Căn cứ theo điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất do pháp luật và Nhà nước qui định. Lãi suất thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn này thì mức lãi suất vượt q khơng có hiệu lực hay nói cách khác người vay khơng phải trả nợ phần lãi suất vượt quá.
- Theo Thông tư năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng, trong đó có bổ sung các qui định vay tiền qua ứng dụng, cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử được quy định như sau:
- Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải xây dựng, ban hành, cơng khai qui trình, hồ sơ, thủ tục cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với qui định tại Thông tư này, qui định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các qui định pháp luật liên quan để đảm bảo an tồn, bảo mật thơng tin khách hàng và an tồn hoạt động của tổ chức tín dụng. (Khoản 1 điều 24a: Hoạt động cho vay qua việc sử dụng các
phương tiện điện tử)
- Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải thực hiện quản lý, kiểm sốt, đánh giá rủi ro các qui trình nghiệp vụ được thực hiện tự động hóa, trong đó cần áp dụng các mơ hình giám sát rủi ro và cảnh báo sớm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận. (Khoản 2 điều 24a:
Hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử)
- Trường hợp để nhận biết và xác minh khách hàng vay vốn qua việc sử dụng các phương tiện điện tử, tổ chức tín dụng phải có biện pháp, hình thức cơng nghệ để
thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên các giấy tờ tùy thân gắn với khách hàng hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử được cấp phép hoặc với thông tin tại kho dữ liệu khách hàng của tổ chức tín dụng. (Khoản 3 điều 24a: Hoạt động cho vay
qua việc sử dụng các phương tiện điện tử)
- Tổ chức tín dụng phải lưu giữ, bảo quản hồ sơ cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử, đảm bảo an tồn, bảo mật, được sao lưu dự phịng, đảm bảo tính đầy đủ, tồn vẹn của hồ sơ và cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết. (Khoản
4 điều 24a: Hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử)