Qui định pháp luật đối với các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu LV_NguyenDucChinh_LKT (final) (Trang 74 - 77)

Chương 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ FINTECH

3.2. Thực trạng qui định về Fintec hở Việt Nam

3.2.1. Qui định pháp luật đối với các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Các giao dịch này được qui định tại một số văn bản pháp luật sau:

* Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của chính phủ, có hiệu lực từ ngày 26/3/2013 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Nghị định số 101/2012/NĐ-CP qui định về các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, quản lý hoạt động thanh thanh tốn khơng dùng tiền mặt (Điều 1. Phạm vi điều chỉnh); các tổ chức tham gia (Khoản 3 điều 4), trách nhiệm quản lý của Ngân hàng nhà nước (Điều 5); các loại hình thanh tốn (Điều 14)

Điều 15 của 101/2012/NĐ-CP qui định về các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này như sau:

- Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm (khoản 1, điều 15): + Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử (Điểm a, khoản 1); + Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (Điểm b, khoản 1);

+ Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước (Điểm c, khoản 1).

- Theo khoản 2, điều 15 về điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn như sau: Các tổ chức khơng phải là ngân hàng muốn cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

+ Có giấy phép thành lập hoặc phải có đăng ký kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức (Điểm a, khoản 2);

+ Có phương án kinh doanh về các dịch vụ trung gian thanh toán đã được phê duyệt theo đúng qui định về thẩm quyền đầu tư trong điều lệ hoạt động của tổ chức (Điểm b, khoản 2);

+ Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng (Điểm c, khoản 2);

+ Điều kiện về nhân sự: Người đại diện theo pháp luật phải có trình độ chun mơn hoặc phải có kinh nghiệm thực tế về quản trị kinh doanh hoặc kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực phụ trách. Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh tốn có trình độ chun mơn về lĩnh vực đảm nhiệm (Điểm d, khoản 2);

+ Điều kiện về kỹ thuật và nghiệp vụ bao gồm: cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật phải phù hợp với các yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cho việc cung cấp dịch vụ được an toàn và được liên tục ngay cả khi hệ thống chính gặp sự cố; các qui trình về kỹ thuật và nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với các qui định của pháp luật về giao dịch điện tử; về qui trình kiểm tra, kiểm sốt nội bộ đối với các dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo đúng các qui định của pháp luật hiện hành (Điểm đ, khoản 2). Vấn đề bảo mật thông tin đối với dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt được qui định tại Điều 23. “Bảo mật thông tin”.

* Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01,7/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 101/2012/NĐ-CP của chính phủ về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau: Dịch vụ thanh tốn khơng qua tài Khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.”

- Sửa đổi, bổ sung Điểm a, b, đ, e, g, h Khoản 2 Điều 15 về + Giấy phép kinh doanh (Điểm a, khoản 2);

+ Phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt (Điểm b, khoản 2);

+ Điều kiện về kỹ thuật: phải có cơ sở vật chất, có hạ tầng kỹ thuật ... (Điểm đ, khoản 2);

+ Dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan (Điểm e, khoản 2);

+ Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh tốn cho các khách hàng có tài Khoản tại nhiều ngân hàng (Điểm g, khoản 2);

+ Q trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn phải có hệ thống thơng tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (Điểm h, khoản 2).

- Bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 15 như sau:

+ Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đáp ứng Điều kiện qui định tại Khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 16 Nghị định này (Khoản 3).

+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi khi cung ứng dịch vụ ví điện tử chịu sự quản lý và kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (Khoản 4).

* Nghị định Số: 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Việc xử phạt vi phạm trong việc cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt được qui định cụ thể, chi tiết tại Điều 26 của Nghị định này với các hình phạt tiền cho từng hành vi sai phạm với mức phạt thấp nhất là 5 triệu đồng và mức phạt cao nhất là 200 triệu đồng.

Một phần của tài liệu LV_NguyenDucChinh_LKT (final) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w