3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng giảiquyết tranhchấp laođộng tại Công
3.2.5 Giải pháp liên quan đến kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm và đưa ra
Để nắm bắt được tư tưởng NLĐ, hỗ trợ NLĐ hiểu về các chế độ chính sách, bộ phận quan hệ lao động phịng Tổ chức - Chính trị thường xun nâng cao nghiệp vụ giải quyết các TCLĐ cho cán bộ làm cơng tác chun mơn
Bộ phận pháp chế, phịng Thanh tra - Pháp chế phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, tổng kết sẽ phát hiện ra những vấn đề cịn tồn tại trong q trình giải quyết TCLĐ nói chung và các tranh chấp khác nói chung để kịp thời tháo gỡ. Trên cơ sở đó, cần tìm được ngun nhân của những tồn tại, sự thiếu đồng bộ của quy định pháp luật để đề xuất sửa đổi, bổ sung, giải thích.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sỏ nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm phả, học viên nhận thấy việc giải quyết tranh chấp trên thực tế cịn có những vướng mắc, khó khăn. Sau khi phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động, kết hợp với lý luận về lao động và giải quyết TCLĐ, học viên đề xuất những giải pháp giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết TCLĐ trong đơn vị như sau:
Về pháp luật: Để hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật giải quyết TCLĐ thì cần căn cứ vào quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước; việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết TCLĐ phải đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giải kiến nghị hồn thiện phpas luật về giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành của Hòa giải viên lao động và kết quả giải quyết của Ban trọng tài; về thời hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp buộc phải qua hoà giải; về giá trị pháp lý của thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết TCLĐCN.
Từ thực tiễn tại đơn vị, học viên nhận thấy rằng, một trong những biện pháp tốt nhất để giải quyết TCLĐ là hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp xảy ra trên thực tế. Khi TCLĐ xảy ra thì để nâng cao chất lượng giải quyết TCLĐ bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh giải quyết TCLĐCN, nâng cao năng lực của người trực tiếp giải quyết tranh chấp và cải thiện cơ sở vật chất để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho công tác giải quyết TCLĐ.
KẾT LUẬN
Quyền lao động là một trong những quyền cơ bản của con người và việc bảo đảm quyền lao động cho cơng dân là một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của chế độ xã hội. Quyền làm việc là vấn đề có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn không chỉ đối với cá nhân con người, đối với NLĐ, NSDLĐ mà cịn có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Pháp luật lao động là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền làm việc của NLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định.
Quan hệ lao động do nhiều chủ thể tương tác với nhau, gồm: NLĐ và tổ chức đại diện của NLĐ, NSDLĐ và tổ chức đại diện của NSDLĐ, cơ quan nhà nước. Trong đó, mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ là trọng tâm. Trong quá trình tạo lập, duy trì, phát triển và chấm dứt quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ không khỏi phát sinh sự bất đồng quan điểm trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Khi mà các bên khơng tự dàn xếp được thì tranh chấp phát sinh và cần phải được giải quyết thông qua bên thứ ba. Giải quyết TCLĐ là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng quy định của pháp luật để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp, nhằm khôi phục và bù đắp thiệt hại do hành vi của một bên xâm phạm, hướng đến hài hòa và ổn định quan hệ lao động. Giải quyết TCLĐ là trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả NLĐ và NSDLĐ trên cơ sở quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các bên.
Trong quan hệ lao động, tranh chấp là tất yếu nên việc thiết lập các quy trình phịng ngừa và giải quyết tranh chấp hiệu quả chính là chìa khóa làm giảm thiểu tranh chấp tại nơi làm việc. Việc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đang ngày càng được quan tâm vì đây là vấn đề có vai trị quan trọng đối với mối quan hệ việc làm hài hòa và hiệu quả.
Bộ luật lao động với ý nghĩa là một đạo luật chính, quan trọng bậc nhất liên quan đến lao động, đã được sửa đổi nhiều lần và lần gần nhất là năm 2019. Tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng Bộ luật này, trải qua một thời gian ngắn áp dụng trong thực tế, đặc biệt tại một đơn vị sản xuất xi măng như Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả đã cho thấy một số bất cập.
Thực tế giải quyết TCLĐ tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả đã cho thấy rõ hơn các hạn chế, thiếu sót của pháp luật. Vai trò, vị thế các bên tham gia quan hệ lao động chưa thật sự cơng bằng, bình đẳng, chủ thể giải quyết TCLĐ còn thiếu về nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giải quyết TCLĐ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật, kết hợp với lý luận về lao động và TCLĐ, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và đề xuất một số giải pháp để Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả giải quyết hiệu quả các TCLĐ.
Do hữu hạn về thời gian và năng lực còn hạn chế, tác giả ý thức rằng các kết quả trên vẫn là rất khiêm tốn và chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn. Những đòi hỏi này có lẽ sẽ được tác giả đáp ứng trong các cơng trình nghiên cứu sau này ở các cấp độ cao hơn và sâu hơn.
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội
Khoa Luật.
2. Phạm Công Bảy (2012), Pháp luật về thủ tục giải quyết TCLĐ cá nhân tại tòa án Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội.
3. Hồ Xuân Dũng (2012), Hệ thống giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam
- Khung pháp lý và thách thức, Báo cáo trong khuôn khổ của ILO.
4. Đào Thị Hằng (2005), Cơ chế ba bên và khả năng thực thi trong pháp luật lao động Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 01/2005.
5. Lê Thị Hường (2012), Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo quy
định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
6. Vũ Thu Hiền (2014), Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động, Đặc san tun truyền pháp luật số 02/2014, Tạp chí Tịa án nhân dân. 7. Nguyễn Công Hợi (2012), Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân và tình hình thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
8. Đào Xuân Hội (2015), Giải quyết tranh chấp lao động ở Hoa Kỳ và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật.
9. Đào Xuân Hội (2016), Xây dựng quy trình hịa giải trong giải quyết tranh
chấp lao động, Tạp chí nhân lực Khoa học xã hội số 33 năm 2016
10. Lê Thị Hường (2012), Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án theo quy
định của pháp luật Việt Nam, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Phạm Thị Thúy Nga (2015), Pháp luật lao động Việt Nam: 70 năm hình thành và phát triển, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 9 /2015
5/2009.
13. Ngơ Thị Tâm (2012), Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân -
Một số bất cập và hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
14. Nguyễn Xuân Thu (2008), Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp
lao động ở Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 15. Lê Thị Hoài Thu (2005), Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao
động ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài cơ bản cấp Đại
học Quốc gia.
16. Lê Bảo (2011), "Giải quyết tranh chấp lao động ngồi Tịa án: Hội đồng
hòa giải chưa phát huy hiệu quả", http://www.baomoi.com, ngày 22/4/2011. 17. Phương Loan (2014), "Kiện địi lương, tính thời hiệu nào?", http://plo.vn,
ngày 22/8/2014.
18. Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
19. Trung tâm Đào tạo Quốc tế của Tổ chức lao động Quốc tế (2013), Các hệ thống phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động: Hướng dẫn để cải thiện hiệu quả hoạt động, xuất bản lần đầu năm 2013.
20. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội.
21. Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
23. Giải quyết tranh chấp lao động - kinh nghiệm từ Thái Nguyên: Khắc phục “3 thiếu” để giải quyết tranh chấp lao động. https://laodong.vn, ngày
18/02/2022.