Thực trạng tranhchấp laođộng và giảiquyết tranhchấp laođộng tạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về tranh chấp lao động và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả. (Trang 53 - 57)

2.2. Tình hình tranhchấp và giải quyết lao động cá nhân tại Công ty Cổ

2.2.3.Thực trạng tranhchấp laođộng và giảiquyết tranhchấp laođộng tạ

Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả

Từ kể khi bước vào thời kỳ đổi mới, trong giai đoạn mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, nhận thức của chính quyền, doanh nghiệp và người dân về lao động tăng lên. Tuy nhiên, sự phức tạp trong các quan hệ lao động cũng tăng thêm, đặc biệt trong những thời điểm có nhiều biến động như khủng hoảng kinh tế năm 2008, hay đại dịch Covid từ năm 2019. Chính trong bối cảnh đó, việc ký kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả đã gặp nhiều thuận lợi, nhưng cũng vấp phải nhiều thách thức. Các hợp đồng lao động được ký mới đã góp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty, đời sống của NLĐ được tăng lên, an sinh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh được đảm bảo.

Dẫu vậy, song song với các kết quả đạt được, tình hình quan hệ lao động trong Cơng ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả vẫn còn một số bất cập, hạn chế, đặc biệt liên quan đến bảo hiểm, tiền lương, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Cá biệt đã có những TCLĐ phát sinh. Ngồi ra, tình trạng khiếu kiện vượt cấp và khơng theo trình tự thủ tục luật định vẫn xảy ra và có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Mâu thuẫn, TCLĐ tại Công ty do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như thiếu cơng khai, minh bach thơng tin về tình hình sản xuất. Người lao động cảm thấy thiếu thông tin về chế độ đãi ngộ dẫn đến NLĐ không hiểu rõ tình hình thực tế của Cơng ty. Bản thân Cơng ty đôi khi cũng không nắm bắt hết được những tâm tư, nguyện vọng và khó khăn của NLĐ. Các bất đồng nhỏ được tích lũy, theo thời gian có thể sẽ bùng phát trở thành tranh chấp nếu không được giải tỏa kịp thời. Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, NLĐ sống bằng tiền lương gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Vì vậy, họ rất cần sự quan tâm, chia sẻ kịp thời về điều kiện làm việc, vật chất lẫn tinh thần và các chế độ phúc lợi liên quan, đặc biệt cho đối tượng lao động là nữ nuôi con nhỏ.

Ngồi ra, cịn ngun nhân nữa là do Công ty không thực sự coi trọng NLĐ. Đơi lúc, Cơng ty cịn tìm cách tận dụng NLĐ trẻ, khỏe, sa thải lao động có tuổi. Bằng cách đó, Cơng ty mới chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình chứ chưa quan tâm đúng mực đến lợi ích của NLĐ. Trong bối cảnh đó, thái độ ứng xử của một bộ phận lãnh đạo quản lý chưa phù hợp nên đã trở thành chất xúc tác làm bùng phát mâu thuẫn và tranh chấp.

Trong bối cảnh khó khăn sau Covid 19, tình hình sản xuất kinh doanh xi măng cũng gặp nhiều khó khăn do khơng tiêu thụ được hàng hóa cả trong Nam, ngồi Bắc, các cơng trình nhà dân gần như khơng được khởi cơng xây dựng, cịn lại chỉ là các cơng trình dự án đường, cầu, nhà.

Là một đơn vị có nguồn lao động kinh nghiệm (80% lao động có thười gian cơng tác trên 10 năm), ít biến động về nhân sự, có sự quan tâm của Ban điều hành Công ty, của tổ chức Cơng đồn, các tổ chức quần chúng nhưng hàng năm vẫn không tránh khỏi một số TCLĐ cá nhân mang tính chất quan hệ lao động như:

- Tranh chấp về quyền lợi tiền lương, thưởng - Tranh chấp tiền làm thêm giờ, ngày nghỉ.

- Tranh chấp môi trường làm việc và các chế độ trong môi trường làm việc độc hại.

- Tranh chấp do thay đổi cơ cấu tổ chức, thường xuyên ln chuyển cơng việc giữa các vị trí làm việc, ảnh hưởng đến cảm xúc của NLĐ.

Trên thực tế, hầu hết các tranh chấp về lợi ích đều được thương lượng, thỏa thuận về các điều khoản giữa NLĐ và NSDLĐ không để xảy ra khiếu nại, kiện tụng. Chưa có một trường hợp nào bị sa thải do TCLĐ.

Cụ thể có tranh chấp về quyền lợi thêm giờ, ngày nghỉ, cơ cấu tổ chức được thể hiện qua tình huống cụ thể tại doanh nghiệp như sau:

Năm 2021, người lao động trong Công ty kiến nghị về việc yêu cầu trả tiền thêm giờ tăng ca khi giải quyết công việc. Công ty đã từ chối việc thanh toán nội dung trên với lý do, chức danh công việc đã ghi rõ ràng nhiệm vụ cơng việc phải

hồn thành và được quy định rõ ràng trong Quy chế phân phối tiền lương, Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động được NLĐ và Công ty ký kết.

Theo điều 15 của Quy chế phân phối tiền lương quy định: “1. Quy định thêm giờ:

a. Các chức danh, cơng việc khơng được tính làm thêm giờ: Phó Trưởng phịng, Phó quản đốc và tương đương trở lên; Lái xe văn phịng, nhân viên thuộc khối hành chính, văn phịng làm cơng tác chuyên môn, nghiệp vụ; Chủ động tăng thời gian việc để giải quyết các nhiệm vụ thường xuyên theo yêu cầu của vị trí chức danh, cơng việc, hoặc chưa làm hết giờ làm việc tiêu chuẩn theo quy định tại nội quy lao động.

b. Các cơng việc được tính thêm giờ: Khắc phục sự cố, sửa chữa lớn Nhà máy, thiết bị, các trường hợp khẩn cấp, phải đối phó khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, hỏa hoạn.

c.”

Để giải quyết được những khiếu nại của NLĐ, BCH Cơng đồn Cơng ty, phịng chuyên môn đã tổ chức truyền thông để NLĐ nắm rõ và hiểu quy định làm việc, những nghĩa vụ quyền lợi thực hiện hợp đồng giao kết với Công ty.

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lí rất quan trọng, bởi hậu quả của nó là sự kết thúc quan hệ lao động và trong một số trường hợp nó làm ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, cuộc sống của Người lao động. Vậy chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lí mà một hoặc cả hai bên không tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Việc chấm dứt hợp dồng lao động động của Cơng ty với 6 người lao động là có căn cứ pháp lý.

Khi công ty ra một quyết định thôi việc với người lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích, cuộc sống cuộc chính người lao động. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng cho người nào động nghỉ theo đúng quy định của pháp luật. Tháng 10 năm 2021, Công ty tiến hành sắp xếp và kiện toàn cơ cấu tổ chức, chuyển một phần nhân viên bảo vệ về các phân xưởng vận hành, số còn lại

không đạt yêu cầu cơng việc cho nghỉ việc. Sau đó cơng ty th hồn tồn dịch vụ bảo vệ của công ty khác.

Căn cứ pháp lý đầu tiên, về việc người sử sụng lao động cho người lao động thôi việc:

Điều 34 Bộ luật lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:

Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

Theo khoản 3 Điều 42 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế :

“Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.”

Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ: a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, cơng nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động. c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế: a) Khủng hoảng hoặc suy thối kinh tế; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

Việc thay đổi này là do mục đích thu hẹp phịng ban, đảm bảo phát triển của công ty , hay muốn thay đổi cơ cấu bảo vệ bằng dịch vụ chuyên nghiệp hơn và phục vụ cho sự phát triển của công ty.

Như vậy với các căn cứ trên, công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả hoàn toàn hợp pháp để chấm dứt hợp đồng lao động với 6 công nhân phù hợp với quy định của bộ luật lao động với lí do về kinh tế cụ thể là cơ cấu tổ chức lại lao động bằng th hệ thống bảo vệ khác.

Việc làm đó ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người lao động công tác tại Công ty và NLĐ bị nghỉ việc tại Công ty do không đáp ứng đủ điều kiện yêu cầu cơng việc. Về bản thân người lao động đã có nhiều phản ứng tiêu cực, không phục và những biểu hiện gây mất đồn kết nội bộ. Được truyền thơng, tư tưởng nhiều phía từ phịng chun mơn, BCH Cơng đồn đến người lao động.

Bảng 2.2: Số liệu quan hệ TCLĐ từ năm 2019 đến năm 2021 tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả

Quan hệ tranh chấp 2019 2020 2021

Sa thải, đơn phương chấm dứt HDLĐ 0 0 0

Chấm dứt HĐLĐ 28 19 25

Tổng số vụ tranh chấp đã xảy ra 10 13 15

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ cơ sở dữ liệu của Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả.

Hiện nay, TCLĐ đang là vấn đề nóng và nhận được sự quan tâm từ cả NLĐ và NSDLĐ. TCLĐ xảy ra do nhiều nguyên nhân, mà nếu những nguyên nhân này nếu không được giải quyết kịp thời thì chúng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hạn chế TCLĐ trong xã hội nói chung và tại Cơng ty cổ phần xi măng Cẩm Phả nói riêng. Trong lúc xã hội đang lo lắng về tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc thương lượng để đi đến thoả thuận chấm dứt HĐLĐ thuận lòng của cả hai bên sẽ là phương án tốt nhất. Như vậy, NSDLĐ và NLĐ cần tìm hiểu về cơ sở pháp lý chấm dứt HĐLĐ trước khi thỏa thuận để nội dung thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật về lao động. Các giải pháp cụ thể hơn sẽ được tác giả trình bày ở phần sau.

2.3. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết tranhchấp lao động cá nhân tại Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Pháp luật về tranh chấp lao động và thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả. (Trang 53 - 57)