Chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Luận án sự LỆCH CHUẨN đạo đức CÔNG vụ ở một bộ PHẬN cán bộ, CÔNG CHỨC TRONG điều KIỆN KINH tế THỊ TRƯỜNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 - 55)

Theo từ điển Tiếng Việt, chuẩn là “cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng”, chuẩn mực là “chuẩn” [125, tr.181].

Chuẩn mực khác với nguyên tắc, quy tắc. Nguyên tắc “là điều cơ bản định ra,

nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm” [125, tr.694]; còn quy tắc “là những điều quy định mọi người phải tuân theo trong một hoạt động chung nào đó” [125, tr.813].

Dựa vào khái niệm nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực trên, có thể hiểu rằng nguyên tắc đạo đức là những quy định chung nhất, cơ bản nhất, có tính bao trùm ở phạm vi rộng, thời gian dài, ví dụ nguyên tắc yêu nước. Còn quy tắc đạo đức là những quy định trong một hoạt động chung nào đó, trong đời sống chung, trong sinh hoạt tập thể, cộng đồng, ví dụ như quy tắc “đi học đúng giờ” nơi trường học, “đi nhẹ, nói khẽ” nơi công sở, cơ quan v.v..Quy tắc chung của con người Việt Nam trong điều kiện có quân xâm lược là nhân dân sẵn sàng góp cơng, góp của chống quân thù, với tinh thần: “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Các chuẩn mực đạo đức là những điều được lựa chọn làm căn cứ để đối chiếu với hành vi, chẳng hạn, là người Việt Nam ai cũng phải giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, phát huy trí tuệ làm giàu cho Tổ quốc v.v..Như vậy, nguyên tắc đạo đức được hiểu rộng hơn chuẩn mực đạo đức. Trong tác phẩm Đạo đức học (Thử trình bày một hệ thống đạo đức học Mácxít), G. Banzdezladze cho rằng, nguyên tắc đạo

đức cũng là chuẩn mực đạo đức nhưng có tính chất khái qt hơn và hợp nhất nhiều chuẩn mực cụ thể.

Hiện nay, có nhiều quan điểm về chuẩn mực đạo đức, chẳng hạn, “Chuẩn mực đạo đức là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức, được mọi người thừa nhận trở thành những mực thước, khuôn mẫu để xem xét đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội” [100, tr.8], hay “chuẩn mực đạo đức đó là một hệ

chuẩn phổ quát nhất tạo nên một trật tự xã hội tự giác” [71, tr.341]. Chuẩn mực

đạo đức là những giá trị đạo đức - tức là một tập hợp các điều mà lương tâm thôi thúc chủ thể đạo đức nên làm để giữ khuôn phép, mực thước trong các giới hạn hành vi.

Chúng tôi cho rằng: Chuẩn mực đạo đức là những giá trị đạo đức xác định ranh giới giữa việc nên làm và không nên làm, được xã hội thừa nhận và trở thành những khuôn mẫu xem xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi của con người trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Chuẩn mực đạo đức bao gồm những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, chuẩn mực ứng xử của cá nhân trong mối quan hệ với người khác, với tập thể và xã hội trong những giai đoạn nhất định của xã hội, hoặc trong các thời kỳ, hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội. Trong thực tế cuộc sống, hành vi cá nhân bị chi phối bởi nhiều chuẩn đạo đức, tùy thuộc vào các mối quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia. Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau có những chuẩn mực đạo đức khác nhau. Điều này được quy định bởi quan hệ lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế. Sự vận động của các quan hệ kinh tế làm cho những chuẩn mực đạo đức cũng vận động, thay đổi theo cho phù hợp. Ph. Ăngghen cho rằng: “Con người dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đó người ta sản xuất và trao đổi” [73, tr.136-137].

Trong hoạt động công vụ, ý thức và hành vi của CB, CC bị chi phối bởi chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật. Trong đó, “Chuẩn mực đạo đức linh hoạt hơn luật pháp, không cứng nhắc như luật pháp. Bởi sự tác động của chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thông qua cơ chế tâm lý bên trong của con người” [65, tr.36].

- Các loại chuẩn mực đạo đức cơ bản:

Một, căn cứ vào tính chất của những yêu cầu đạo đức, có thể phân chia chuẩn

mực đạo đức thành hai loại: chuẩn mực ngăn cấm và chuẩn mực khuyến khích

Hai, căn cứ vào phạm vi điều chỉnh sẽ có chuẩn mực nguyên tắc và chuẩn

mực hành vi

Ba, căn cứ vào mức độ phổ quát của chuẩn mực đạo đức, có thể phân chia

chuẩn mực đạo đức thành chuẩn mực phổ quát và chuẩn mực cụ thể

Bốn, căn cứ vào cơ chế tác động từ lương tâm hay dư luận xã hội có thể

phân chia chuẩn mực đạo đức thành chuẩn mực tự nguyện thực hiện và chuẩn mực ràng buộc (không phải bắt buộc).

Trên thực tế, có những chuẩn mực tự giác thực hiện nhưng trên cơ sở có sự ràng buộc từ dư luận xã hội, tiếng nói của cộng đồng nên con người thực hiện hành vi đạo đức ở mức độ nhận biết về điều nên làm, chứ chưa có sự can thiệp sâu của tình cảm, ý chí, và sự mong muốn được làm với mức độ cao của hành vi đạo đức.

Ngồi ra cịn có chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực đạo đức lứa tuổi, chuẩn mực đạo đức giới tính…

Trên cơ sở đưa ra các khái niệm công vụ, ĐĐCV, chuẩn mực đạo đức, tác giả luận án quan niệm: Chuẩn mực ĐĐCV là những giá trị đạo đức để xác định

ranh giới giữa việc nên làm và không nên làm, được xã hội thừa nhận và trở thành những khuôn mẫu để xem xét, đánh giá và điều chỉnh hành vi của CB, CC trong thực thi công vụ.

Chuẩn mực ĐĐCV có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, CMĐĐCV là một phạm trù lịch sử. Chuẩn mực đạo đức có tính

xã hội, tính giai cấp, tức là gắn với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Các CMĐĐCV có thể thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Điều kiện kinh tế - xã hội quyết định đến sự thay đổi các chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực đạo đức, đúng như nhận định sau: “những chuẩn mực đạo đức của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi giai cấp được hình thành trên cơ sở trực tiếp là lợi ích của chính cộng đồng, dân tộc và giai cấp ấy, những lợi ích này lại bị quy định bởi địa vị và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau” [38, tr.30].

Thứ hai, CMĐĐCV thể hiện ra ở cả hai khía cạnh. Một là, những quy

định về những điều nên làm và không nên làm để đảm bảo tư cách, uy tín của người CB, CC, được mọi người trong xã hội thức nhận và hình thành một cách tự phát. Những yêu cầu ĐĐCV như thế này của CB, CC mang hình thức bổn phận, không chịu sự ra lệnh của ai cả, do lương tâm của cán bộ công chức thôi thúc họ thực hiện, do dư luận điều chỉnh họ nên làm vì danh dự. Chẳng hạn, suy nghĩ của mọi công dân về người cán bộ cách mạng là có lối sống giản dị, lành mạnh, có hiểu biết sâu rộng, có ứng xử thân thiện, gần gũi với nhân dân, khơng nói tục, giờ giấc sinh hoạt khoa học v.v.. Hai là, những quy định về những điều nên làm và không nên làm được cá nhân CB, CC tự học hỏi, được đào tạo để đáp ứng vị trí, u cầu của cơng việc, được hình thành một cách tự giác. Chẳng hạn, CB, CC hiểu biết rằng nên tiết kiệm của cơng, vì đó là cơng sức của nhân dân, không nên tham nhũng, lãng phí bởi họ được đào tạo qua trường, lớp ngành nghề công vụ, và hơn thế họ còn được học các điều luật quy định về ĐĐCV. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, các CMĐĐCV được CB, CC thực hiện trên cơ sở hiểu biết về những điều nên làm và khơng nên làm, trong đó có những tri thức ĐĐCV được hình thành tự phát và tự giác. Nhưng khi thực hiện các chuẩn mực đạo đức, CB, CC khơng vì sợ hãi trừng phạt của pháp luật hay trừng phạt về chính trị, mà những quy định về ĐĐCV trong các văn bản pháp luật đó đã biến chuyển thành tình cảm, niềm tin, ý chí để họ thực hiện một cách tự giác và tự do.

Như vậy, đi sâu nghiên cứu vấn đề sự lệch chuẩn ĐĐCV, chúng tôi cho rằng, cơ sở của ĐĐCV bao gồm cả các chuẩn mực pháp luật công vụ, chuẩn mực chính trị cơng vụ, nội dung của các CMĐĐCV cũng bao gồm các quy phạm pháp pháp luật và nguyên tắc chính trị, nhưng cơ chế điều chỉnh của các CMĐĐCV khác với cơ chế điều chỉnh của pháp luật hay chính trị, bởi đạo đức có cơ chế điều chỉnh từ bên trong, từ lương tâm, cịn pháp luật hay chính trị có cơ chế điều chỉnh từ bên ngồi. Điều này tương tự như một người con có hiếu với người sinh ra mình, bởi đơn giản nó là quy định trong cộng đồng xã hội, bất thành văn, được chuyển thành thói quen, tâm lý của cá nhân. Khoản 2 Điều 71 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự,

ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ”. Nếu có hành vi ngược đãi ơng bà, cha mẹ thì bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 50 Nghị định 167/NĐ ngày 12/11/2013. Nếu đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ơng bà, cha mẹ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015. Chúng tôi cho rằng, người con làm trịn bổn phận chăm sóc ơng bà, cha mẹ khơng phải vì họ sợ hãi bị pháp luật trừng phạt, mà trước hết bởi lương tâm họ không cho phép bản thân họ làm điều đó. Bởi vì, có những người khơng am hiểu pháp luật, họ không được biết và khơng có điều kiện để biết, hoặc khơng khơng có nhu cầu tìm hiểu đến những điều luật như vậy. Đối với những người am hiểu pháp luật, họ càng làm tốt trách nhiệm đó, vì họ hiểu, ơng bà, cha mẹ của họ được pháp luật bảo vệ. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, các CMĐĐCV là những điều nên làm và không nên làm, thuộc về ý thức đạo đức, chứ không phải là những điều được phép làm và không được phép làm, thuộc về ý thức pháp luật. Đó chính là cơ chế điều chỉnh hành vi đặc trưng của đạo đức. Tuy nhiên, ĐĐCV lại được cả pháp luật quy định, điều chỉnh. Cho nên, trong khuôn khổ của luận án, những điều chúng tơi nêu ra trong khái niệm CMĐĐCV có một sự giải thích thêm. Mặc dù, thực hiện những quy phạm pháp luật, nguyên tắc chính trị của Đảng và Nhà nước về ĐĐCV được coi là hành vi chuẩn mực đạo đức của CB, CC, với ý nghĩa “pháp luật là đạo đức tối thiểu”.

Thứ ba, CMĐĐCV không tồn tại riêng lẻ, biệt lập mà là một hệ chuẩn

mực vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù. Tính phổ biến ở chỗ là có những chuẩn mực đạo đức dành cho tất cả các công chức trên thế giới như trung thành với Nhà nước, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, có trách nhiệm cao với cơng việc, có nghĩa vụ phối hợp thực hiện trong việc thực thi cơng vụ v.v..Bên cạnh đó, có những CMĐĐCV đặc thù của từng ngành nghề, từng đối tượng, từng thời kỳ lịch sử khác nhau của các nền công vụ khác nhau. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi nghiên cứu các chuẩn mực đạo đức phổ biến.

Thứ tư, CMĐĐCV vừa là công cụ để đánh giá, điều chỉnh hành vi của CB, CC; vừa là căn cứ để CB, CC tự giác điều chỉnh hành vi của bản thân. Các

CMĐĐCV là cơ sở để đánh giá hành vi của cán bộ công chức đã phù hợp với đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp hay chưa. Hành vi của CB, CC có dấu hiệu phù hợp, được dư luận đồng tình, ca ngợi hay bị lên án, bài trừ. Các CMĐĐCV cũng là căn cứ để CB, CC tự giác rèn luyện bản thân, soi mình trong đó mà tự điều chỉnh hành vi của bản thân nhằm đạt tới những giá trị tốt đẹp trong quá trình thực thi cơng vụ. Ngồi các CMĐĐCV, cịn có nhiều cơng cụ khác nữa để đánh giá hành vi của CB, CC như chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực văn hóa…

Vai trị của CMĐĐCV trong hoạt động công vụ của CB, CC được thể

hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, CMĐĐCV góp phần xây dựng nền cơng vụ hiệu quả. Nền công

vụ muốn hoạt động hiệu quả khơng thể thiếu được vai trị của người thực hiện, đó là CB, CC. Cán bộ, cơng chức là hình ảnh của Đảng, Nhà nước. Về mặt nhân sự, các tổ chức tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm yêu cầu CB, CC đáp ứng các năng lực: chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực đạo đức, năng lực văn hóa, năng lực chính trị v.v..Các năng lực đó càng cao thì hiệu quả cơng việc càng cao, nền cơng vụ đó uy tín, đem lại sự hài lịng của người dân. Như vậy, có thể khẳng định, người CB, CC phải thực sự chuẩn mực trong ứng xử, trong tác phong, lời nói và việc làm. Tính chuẩn mực của CB, CC bao gồm nhiều nội dung, trong đó có chuẩn mực đạo đức.

Thứ hai, CMĐĐCV là cơ sở, động lực để mỗi người CB, CC phấn đấu

thực hiện tốt nhiệm vụ, rèn luyện đạo đức cá nhân, phát triển nhân sinh quan cách mạng. Mỗi hành vi của CB, CC đều được điều chỉnh thông qua các chuẩn mực đạo đức; chuẩn mực đạo đức là cơ sở để CB, CC lựa chọn các hành vi của mình phù hợp với đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp.

Thứ ba, CMĐĐCV xác định ranh giới những điều nên làm và không nên

làm, giúp CB, CC thực hiện tốt nghĩa vụ ĐĐCV. Trong q trình thực thi cơng vụ, con người luôn bị giới hạn bởi những ranh giới của nhận thức và hành vi. Trong những ranh giới đó có các chuẩn về chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa, thẩm mỹ. Nếu vượt ra ngồi ranh giới đó sẽ bị xem là lệch chuẩn. Trong các ranh giới đó, có những hành vi mang tính bắt buộc “phải làm”, có những hành vi mang tính ngăn cấm “khơng được làm”, có những hành vi khuyến khích “nên làm”. Chuẩn mực

ĐĐCV xác định ranh giới những điều nên làm và khơng nên làm của CB, CC trong q trình thực thi cơng vụ. Vì vậy, các CMĐĐCV là những giá trị đạo đức được CB, CC tự do lựa chọn, tự giác, tự nguyện thực hiện, trên cơ sở sự thôi thúc của lương tâm, của sự nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ ĐĐCV. Việc nhận thức về vai trị, vị trí của mình trong hoạt động nghề nghiệp; lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ thúc đẩy CB, CC hành động theo CMĐĐCV.

Đội ngũ CB, CC là một trong những lực lượng tiên phong trong quá trình xây dựng con người mới, đạo đức mới. Trình độ văn hóa, trình độ lý luận cùng với tình cảm cách mạng, ý thức trách nhiệm, ý thức danh dự giúp CB, CC có ý thức cao về các CMĐĐCV, từ đó thực hiện những việc cần làm vì lợi ích chung của nhân dân, đất nước.

Thứ tư, CMĐĐCV là căn cứ để đánh giá từ ý thức đạo đức đến thực tiễn

đạo đức của CB, CC trong các quan hệ công vụ. Chuẩn mực đạo đức đi từ chuẩn mực ý thức đến chuẩn mực hành vi. Thái độ, lời nói và hành động phải thống nhất với nhau mới đánh giá đúng CB, CC. Do đó, CMĐĐCV là cơ sở để đánh giá tính nhất quán trong ý thức, thái độ, lời nói cũng như hành động và việc làm của CB, CC. Đồng thời, chuẩn ĐĐCV là một trong những căn cứ để đánh giá tư cách đạo đức, bản lĩnh chính trị của người CB, CC trong thực thi công vụ. Lời

Một phần của tài liệu Luận án sự LỆCH CHUẨN đạo đức CÔNG vụ ở một bộ PHẬN cán bộ, CÔNG CHỨC TRONG điều KIỆN KINH tế THỊ TRƯỜNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)