Đây là phương pháp đề cao vai trò của việc giáo dục ĐĐCV cho những sinh viên, học viên đang theo học các ngành nghề công vụ như luật học, kinh tế, chính trị học, tài chính, ngân hàng, hành chính học, quản lý Nhà nước…Những người học nghề phải được trang bị những kiến thức cơ bản và nâng cao về ĐĐCV, đặc biệt có hiểu biết là về những ranh giới của việc nên làm và không nên làm trong thực thi quyền lực, ranh giới giữa sử dụng quyền lực và tiết chế quyền lực, ranh giới giữa thực hiện nghĩa vụ và hưởng thụ lợi ích v.v.. Cần đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Bên cạnh đó, cần trang bị cho người học các chuẩn mực pháp luật, ĐĐCV. Pháp luật quy định CB, CC thực thi công vụ phải tận tụy phục vụ nhân dân; cần kiệm, liêm, chính trong cơng việc, bảo vệ danh dự và lợi ích quốc gia. Về chuẩn mực ngăn cấm, chuẩn mực pháp luật của CB, CC không được tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Quy định những điều đảng viên không được làm; không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác cơng việc được giao; khơng được gây mất đồn kết; không được tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình cơng; khơng được sử dụng tài sản của Nhà nước và nhân dân trái pháp luật; không được lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ quyền hạn; không được sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; không được nhận quà tặng. Việc đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức tiền cơng vụ giúp người học có những hiểu biết về phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình, với những điều được làm và khơng được làm, tạo ra nhu cầu đạo đức được học tập, được thực hành những điều nên làm và không nên làm vì lương tâm cơng vụ.