chức Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay
Chuẩn mực đạo đức nói chung hay CMĐĐCV nói riêng đều có tính lịch sử. Chúng vận động cùng với sự vận động của những điều kiện kinh tế - xã hội. Chúng tôi cho rằng, CMĐĐCV của CB, CC trong điều kiện KTTT ở Việt Nam khác với CMĐĐCV của CB, CC trong thời kỳ bao cấp, cũng như CMĐĐCV của CB, CC trong thời kỳ đầu chuyển sang cơ chế thị trường khác với CMĐĐCV của CB, CC trong thời kỳ xây dựng nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn, thời kỳ bao cấp, trong chế độ bình quân về phân phối, vấn đề về lối sống hưởng thụ, chạy theo vật chất chưa phải là vấn đề đặt ra trong đội ngũ CB, CC như trong nền KTTT, vấn đề mâu thuẫn giữa trách nhiệm và quyền hạn, quyền lực và lợi ích v.v..chưa thấy rõ như hiện nay. Hay trong thời kỳ đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa, vấn đề về lịng trung thành, tệ nạn tham nhũng của CB, CC chưa đặt ra thành vấn đề lớn như hiện nay. Việc Hội nghị trung ương 4 khóa XII chỉ ra các biểu hiện suy thối chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên trong tình hình hiện nay cũng là quá trình tổng kết thực tiễn những biểu hiện đó trong xã hội, nhằm ngăn chặn, hạn chế những biểu hiện suy thối đó.
Để đưa ra các chuẩn ĐĐCV của CB, CC trong điều kiện KTTT hiện nay, chúng tôi căn cứ vào đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam; vào các nguyên tắc đạo đức mới - đạo đức cộng sản chủ nghĩa; vào tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; vào các văn bản của Đảng, Nhà nước; của các bộ, ban, ngành Trung ương cũng như quy định của các địa phương về các chuẩn mực đạo đức của CB, CC. Trên cơ sở đó, chúng tơi cho rằng, các chuẩn mực đạo đức cơ bản của CB, CC trong điều kiện KTTT hiện nay bao gồm:
Thứ nhất, trung thành với Đảng Cộng sản, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đây là chuẩn mực đạo đức có vị trí quan trọng hàng đầu và mang tính bao quát nhất trong các CMĐĐCV. Trung thành với Đảng, Nhà nước, tôn trọng pháp
luật vừa là một nguyên tắc chính trị, vừa là nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa của mọi công dân, vừa là chuẩn mực đạo đức hàng đầu của người CB, CC. Theo đó, người CB, CC phải là người có phẩm chất chính trị tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, khơng dao động trước khó khăn, thử thách, có lịng yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc, bảo vệ lợi ích của dân tộc.
Lịng trung thành với Đảng và nhà nước trước hết là việc CB, CC phải nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đó địi hỏi phải thường xuyên quan tâm, nghiên cứu, hiểu rõ các lĩnh vực trong đời sống xã hội để thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất. Cán bộ, công chức phải đặt trách nhiệm của mình trước Đảng, Nhà nước. Thực hiện trách nhiệm đối với nhân dân thực ra cũng là để thực hiện trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương của người CB, CC nhà nước mẫu mực, mẫn cán. Người cũng có nhiều bài nói, bài viết về đạo đức CB, CC. Theo Người: “điều chủ chốt nhất”, “tiêu chuẩn số một của người người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” [86, tr.605]. Người CB, CC phải luôn luôn bảo vệ, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Mọi việc làm của họ cũng vì lý tưởng đó. Bên cạnh đó, đạo đức cách mạng còn thể hiện ở các phẩm chất đạo đức cụ thể là Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng, vơ tư. Trong đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ “Liêm” phải được đặt lên hàng đầu: “những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu” [80, tr.123] và “Liêm là trong sạch, không tham lam, ln tơn trọng, giữ gìn của cơng, của dân, không tham ô, chiếm đoạt của công làm của tư, sách nhiễu nhân dân” [80, tr.640].
Trung thành với Đảng, Nhà nước còn thể hiện ở việc CB, CC chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, quyết tâm thực hiện con đường cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Điều đó thể hiện trong cơng việc hay trong ứng xử, giao tiếp giữa CB, CC với nhau, giữa cán bộ công chức với tập thể và với nhân dân cần thể hiện sự tin tưởng, quyết tâm theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, trong mỗi lời nói và việc làm khi thực thi hoạt động cơng vụ CB, CC đều tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng.
Sự kiên định trong lập trường tư tưởng và hành động vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ trách nhiệm của người CB, CC trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình thực thi mỗi hoạt động công vụ đều hiểu được giá trị của cơng việc là mang lại lợi ích cho Nhà nước và nhân dân. Đây là chuẩn đạo đức được đặt lên hàng đầu trong các chuẩn ĐĐCV, là cơ sở để thực hiện các chuẩn đạo đức khác. Nếu không quán triệt điều này, sẽ dẫn đến những động cơ vụ lợi trong thực thi công vụ, phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Sống, làm việc theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa, hoạt động công vụ theo đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của đảng, Nhà nước chính là trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Biểu hiện cụ thể hơn, trung thành với Đảng, Nhà nước thể hiện ở phẩm chất trung thực trong công việc, dám chịu trách nhiệm về chuyên môn, đạo đức trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Bên cạnh đó, CB, CC nhà nước phải sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, CB, CC nhà nước là những người trực tiếp nắm vững các chính sách, pháp luật, thực thi pháp luật nên họ cần ra sức bảo vệ, củng cố, xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cán bộ, công chức phải là những người đi đầu trong việc tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật. “Điều 8. Luật
Cán bộ, Công chức- Luật số: 22/2008/QH12 quy định “Nghĩa vụ của CB, CC
đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân” là: 1). Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 2). Tơn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 3). Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân và 4). Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân; do đó, trung thành với Nhà nước là trung thành với lợi ích của nhân dân:
trung với nước đòi hỏi mỗi CB, CC, mỗi đảng viên cần phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; xây dựng một nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân; đặt lợi ích của dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích cục bộ, địa phương, tổ chức, cá nhân [116, tr.266].
Một trong bốn nội dung của văn hóa cơng vụ được quy định trong Quyết định 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ đó là: Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tơn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, CB, CC, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân.
Thứ hai, có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, đề cao tinh thần dân
chủ, không vi phạm quyền làm chủ của nhân dân
Đây là một CMĐĐCV vừa cơ bản vừa chủ yếu để khắc phục sự lệch chuẩn ĐĐCV trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay. Cán bộ, công chức là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, do nhân dân đóng góp mà có. Do đó, họ phải đề cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân. Muốn vậy, phải chống quan liêu, phải đặt lợi ích của nhân dân làm mục tiêu của hoạt động công vụ.
Đối với công việc phụ trách, CB, CC cần nêu cao tinh thần “yêu dân, kính dân” [79, tr.65], trách nhiệm phục vụ nhân dân. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng” [80, tr.345]. Người CB, CC phải thực sự chuẩn mực, nghiêm túc cả trong suy nghĩ và hành động.
Thực tiễn ĐĐCV là sự thể hiện ra bên ngoài của ý thức ĐĐCV. Ý thức ĐĐCV thể hiện thông qua thái độ, cử chỉ, hành vi, việc làm của CB, CC trong q trình thực thi cơng vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “nói miệng, ai cũng nói được. Ta cần phải thực hành” [79, tr.171]. Có thực hành thì mới đem lại lợi ích thực sự cho nhân dân, cho xã hội. Lịng u dân, kính dân cần phải thể hiện qua thái độ, hành động, ứng xử, giải quyết các công việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Cán bộ, cơng chức nói chung khơng phân biệt cấp cao hay thấp đều phải tôn trọng nhân dân, bảo vệ lợi ích của nhân dân, không được nhũng nhiễu, hách dịch, cửa quyền, quan liêu đối với nhân dân. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Những người trong cơng sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành, nếu khơng giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” [80, tr.122]. Vì vậy, cần sử dụng quyền hành đúng mục đích, đúng đối tượng. Nói
cách khác, tất cả đều vì dân, “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân…Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đồn thể từ trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [81, tr.232]. Bản thân Người là “công bộc” của dân, là tấm gương về tinh thần phục vụ nhân dân, Người viết: “Suốt đời tơi hết lịng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tơi khơng có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không phải phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” [90, tr.615].
Tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân biểu hiện cụ thể như sau:
Một, thái độ của CB, CC hịa nhã, tơn trọng khi tiếp dân
Hai, quy trình xử lý cơng việc cho dân phải rõ ràng, cụ thể, uy tín
Ba, khơng thiên vị, khơng phân biệt vùng miền, dân tộc, giới tính, trình độ
của người dân
Bốn, đề ra các chủ trương, chính sách hợp lịng dân, vì lợi ích của nhân dân Năm, có giải pháp nhanh về cơng tác phúc lợi cho nhân dân khi gặp rủi ro,
hoạn nạn trên diện rộng, do yếu tố tác động khách quan (như thiên tai, dịch bệnh…)
Sáu, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân; xây dựng
các giải pháp hạn chế sự giãn cách giàu nghèo trong xã hội
Bảy, lời nói phải đi đơi với việc làm
Việc nêu cao tinh thần dân chủ, không vi phạm quyền làm chủ của nhân dân là một nguyên tắc hành động của CB, CC; trở thành mục tiêu chí đánh giá CB, CC có lệch chuẩn ĐĐCV hay khơng. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln nhắc nhở: “Bất kỳ ở địa vị nào, làm cơng tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi, nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân, muốn vậy chúng ta phải thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính...” [82, tr.145].
Thứ ba, thực hành Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư trong thực thi
cơng vụ
Điều 15 Luật Cán bộ, Công chức quy định: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động cơng vụ” [104]. Nếu CB, CC không thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư hoặc thực
hiện một cách hình thức, qua loa, đại khái những phẩm chất đạo đức này đều bị coi là lệch chuẩn ĐĐCV.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương của người CB, CC nhà nước mẫu mực, mẫn cán. Người cũng có nhiều bài nói, bài viết về đạo đức cách mạng của người CB, CC và thực hiện rất nghiêm túc các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng thể hiện ở các phẩm chất đạo đức cụ thể là Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư. Trong đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chữ “Liêm” phải được đặt lên hàng đầu: “những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu” [80, tr.123]. Chữ Kiệm được quy định cụ thể ở Điều 9 Luật Cán
bộ, Công chức, “Nghĩa vụ của CB, CC trong thi hành công vụ” là phải: “Bảo vệ,
quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao” [105, tr.12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là bốn đức tính của một con người nói chung, của người CB, CC nói riêng. Người viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đơng/ Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/ Thiếu một mùa thì không thành trời/ Thiếu một phương thì khơng thành đất./ Thiếu một đức thì khơng thành người” và Người giải thích rõ hơn: Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỉ lại, không dựa dẫm. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi, khơng phơ trương, hình thức, …”. Cần, kiệm phải đi đơi với nhau như hai chân của con người. CẦN mà khơng KIỆM, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng khơng có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hồn khơng. KIỆM mà khơng CẦN, thì khơng tăng thêm, khơng phát triển được. Mà vật gì đã khơng tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, khơng tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.
Liêm là trong sạch, khơng tham lam; là “ln tơn trọng, giữ gìn của cơng và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; khơng tham địa vị, không tham tiền tài, …”. Liêm là phẩm chất của người
cán bộ trong thi hành cơng vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì khơng đứng đắn,
thẳng thắn, tức là tà.. Đối với mình khơng tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đồn kết. Đối với việc thì để việc cơng lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh”. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng cịn phải CHÍNH mới là con người hồn thiện.
Chí cơng là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là khơng được có lòng
riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư ốn”, đem lịng chí cơng, vơ tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình