4.5 Phân tích xã hội
Ở các phần trên, đề tài đã phân tích tính khả thi tài chính và kinh tế của dự án. Việc phân tích khả thi tài chính giúp chủ đầu tư và ngân hàng quyết định liệu có nên đầu tư vào dự án hay khơng, trong khi phân tích kinh tế xem xét liệu có khả thi khi dự án được triển khai nhìn ở lợi ích rịng của tồn bộ nền kinh tế hay không?
Tuy nhiên, một dự án có bền vững hay khơng cịn phụ thuộc vào sự ủng hộ và phản đối dự án từ các bên có liên quan đến dự án. Những người được hưởng lợi từ dự án sẽ tích cực ủng hộ dự án triển khai, trong khi những người chịu thiệt hại sẽ phản đối dự án. Phân tích phân phối sẽ xác định được những đối tượng hưởng lợi hoặc chịu thiệt hại từ dự án, từ đó đề ra được những chính sách phù hợp để giúp dự án được triển khai thuận lợi.
38
Kết quả phân phối thu nhập của dự án được trình bày tại Bảng 4.6, chi tiết tính tốn trình bày tại Phụ lục 11.
Dự án tạo ra tổng ngoại tác là 695,59 triệu USD. Khoản ngoại tác này là chênh lệch giữa NPV kinh tế và NPV tài chính khi sử dụng chung chi phí vốn kinh tế. Những đối tượng hưởng ngoại tác tích cực từ dự án là lao động giản đơn trong quá trình xây dựng nhà máy đã nhận được mức lương tài chính cao hơn mức lương kinh tế, với tổng lợi ích được nhận là 9,33 triệu USD. Ngân sách tỉnh Sóc Trăng cũng nhận được một khoản 43,09 triệu USD từ thuế thu nhập doanh nghiệp dự án tạo ra. EVN nhận được 34,65 triệu USD từ khoản giảm tổn thất điện năng. Ngân sách Nhà nước nhận 57,60 triệu USD từ thuế nhập khẩu, thuế nhà thầu. Người vận chuyển nguyên nhiên liệu cho dự án được hưởng 17,19 triệu USD. Được hưởng lợi nhiều nhất là người sử dụng điện do được hưởng giá điện thấp từ nguồn điện bổ sung của dự án với lợi ích là 693,06 triệu USD. Tuy vậy chi phí chăm sóc điều trị do sức khỏe bị suy giảm bởi ơ nhiễm mà số tiền thực hưởng cịn lại của người tiêu dùng là 617,73 triệu USD.
Bảng 4.6 Kết quả phân phối ngoại tác
Đvt: Triệu USD
Hạng mục Giá trị Nguyên nhân gây ra tác động
Ngoại tác 695.59
Lao động đơn giản 9.33
Chi phí lương tài chính cao hơn lương kinh tế
Người dân bị giải tỏa -8.36 Giá đền bù thấp hơn giá thị trường
Ngân sách Sóc Trăng 43.09 Thuế thu nhập từ doanh nghiệp
Ngân sách Nhà nước 57.60 Thuế nhập khẩu, thuế nhà thầu
EVN 34.65 Giảm tổn thất điện năng
Người tiêu dùng điện 617.73 Giá điện tài chính thấp hơn giá kinh tế Nhà nhập khẩu khác -75.64 Phải sử dụng ngoại tệ với chi phí cao hơn Người vận chuyển, bốc xếp cho
dự án 17.19
Giá vận chuyển kinh tế thấp hơn giá tài chính
Tác động khác
Phần còn lại nền kinh tế -100.42
Dự án sử dụng nguồn vốn với chi phí tài chính thấp hơn chi phí kinh tế, dẫn đến chèn ép các nhu cầu vốn khác
39
Nhóm đối tượng chịu thiệt hại từ dự án là những người dân ở khu vực bị giải tỏa để phục vụ cho dự án phải chịu giá bồi thường thấp hơn giá đất thị trường. Khoản thiệt hại này được ước tính là 8,36 triệu USD. Những doanh nghiệp cùng ngành phải gánh chịu thiệt hại 75,64 triệu USD do dự án sử dụng đồng USD làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ nói chung. Ngồi ra, những thành phần còn lại của nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại 100,42 triệu USD do dự án sử dụng nguồn vốn có chi phí vốn tài chính thấp hơn chi phí vốn kinh tế, do vậy dự án sẽ chèn lấn các nhu cầu nguồn vốn khác trong nền kinh tế, bao gồm nhu cầu vốn của khu vực hộ gia đình. Nói khác đi, nền kinh tế đang trợ cấp vốn cho dự án với chi phí thấp. Để dự án có thể được triển khai một cách thuận lợi, cần có những biện pháp giúp giảm , thiểu thiệt hại của những đối tượng chịu tác động tiêu cực từ dự án. Cụ thể chủ đầu tư thiệt hại 56 triệu USD. Nhà nước cần cho phép EVN được mua điện từ chủ đầu tư với mức giá 6,4 cent/kwh. Ở mức giá này, dự án khả thi về mặt tài chính và NPV chủ đầu tư đạt mức 116,05 triệu USD và người tiêu dùng điện vẫn hưởng lợi 431 triệu USD. Trường hợp, không thể mua điện với mức giá 6,4 cent/kwh, nhà nước có thể miễn thuế nhập khẩu than, lúc này dự án khả thi với giá bán điện là 6,32 cent/kwh. Chi tiết tính tốn tại Phụ lục 11. Đối với người dân bị mất đất dành cho dự án, tỉnh Sóc Trăng cần hỗ trợ thêm 8,36 triệu USD bằng cách tăng chi phí đền bù giải phóng từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp thu được từ dự án. Thực hiện những biện pháp trên, dự án sẽ nhận được sự ủng hộ tích cực từ các đối tượng chịu thiệt từ nền kinh tế.
Tóm lại, kết quả phân tích kinh tế xã hội tại Chương 4 cho thấy dự án có cơ sở để Nhà
nước xem xét hỗ trợ. Cụ thể, Nhà nước có những chính sách để dự án nhận được sự ủng hộ từ những người chịu thiệt hại bằng cách giảm thiểu thiệt hại cho những đối tượng này như tăng giá đền bù đất cho người dân bằng với mức giá thị trường, điều tiết giá điện tài chính, miễn thuế nhập khẩu than nhằm giảm thiệt hại cho chủ đầu tư. Từ những kết quả phân tích tài chính và kinh tế xã hội ở trên, đề tài rút ra một số kết luận và một vài gợi ý chính sách liên quan.
40
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 5 sẽ tóm tắt các kết quả đã phân tích ở những chương trước sau đó đưa ra những kiến nghị chính sách liên quan đến dự án.
5.1 Kết luận
Trước nhu cầu tiêu dùng điện tăng thêm của Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng, việc đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện dùng than ngoại nhập tại miền Nam để bổ sung thêm cơng suất là điều cần thiết vì (1) chủ động được nguồn điện mà khơng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết; (2) những loại hình nguồn điện khác đang gặp khó khăn trong việc phát triển như thủy điện đã khai thác gần hết tiềm năng, trong khi nguồn khí cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện khí khơng đủ phát triển thêm các dự án mới.
Kết quả phân tích cho thấy dự án khả thi về mặt kinh tế nhưng lại khơng khả thi về mặt tài chính trên cả quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư. Điều này xuất phát từ việc dự án phải sử dụng nguồn nhiên liệu nhập khẩu với giá cao trong khi giá bán điện đang bị độc quyền mua từ EVN với giá rất thấp làm dự án không hiệu quả.
Qua phân tích độ nhạy cho thấy hiệu quả dự án rất nhạy với giá mua than và giá bán điện cho EVN, trong trường hợp giá mua than giảm 12,86% hoặc giá bán điện tăng đến mức 6,40 cent/kwh thì dự án khả thi tài chính.
Phân tích ngoại tác cho thấy người được hưởng lợi chính từ dự án là người tiêu dùng điện, ngân sách trung ương và địa phương đều hưởng lợi nhờ các nguồn thuế từ dự án, Tập đoàn Điện lực cũng là đối tượng hưởng lợi khi dự án giúp giảm tổn thất điện năng, người lao động giản đơn phục vụ cho xây dựng nhà máy hưởng lương tài chính cao hơn kinh tế. Bên cạnh đó, những người dân có đất bị giải tỏa chịu thiệt hại vì chênh lệch giá đất đền bù và giá thị trường, người dân xung quanh dự án cũng chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm mơi trường do khói và nguồn nước bẩn nhà máy thải ra.
5.2 Kiến nghị chính sách
Trên cơ sở các kết quả thẩm định và phân tích, luận văn đưa ra một số kiến nghị chính sách tập trung vào 3 nhóm vấn đề sau:
41 5.2.1 Đối với Nhà nước
Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp nhằm bảo đảm tính khả thi tài chính của dự án cụ thể: cho phép EVN ký kết hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư với giá điện là 6,4 cent/kwh; hoặc 6,32 cent/kwh đồng thời miễn thuế nhập khẩu than đá cho dự án để đảm bảo tính khả thi tài chính dự án và mang lại lợi ích cho người dân sử dụng điện.
5.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
Những người dân bị giải tỏa đất là những người chịu thiệt từ dự án, nhằm giảm bớt tác động tiêu cực của dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng cần nâng mức giá đền bù đối với những hộ dân phải giải tỏa đất để giao mặt bằng cho Nhà máy. Chính quyền tỉnh Sóc Trăng cũng nên có những biện pháp nhằm giảm bớt xáo trộn trong cuộc sống đối với những người dân này nhằm tạo sự đồng thuận đối với việc đưa dự án vào hoạt động
5.2.3 Đối với chủ đầu tư
Nguồn nhiên liệu than cho dự án phải nhập, việc xác định nguồn cung cấp nhiên liệu lâu dài rất quan trọng, nếu khơng mua được than từ Indonesia thì dự án phải mua than từ Úc điều này có thể dẫn đến giá thành nhiên liệu tăng cao do nguồn than khác nhau và chi phí vận tải biển thay đổi. Do đó, chủ đầu tư cần chủ động ký kết hợp đồng mua bán nhiên liệu cho cả vòng đời dự án nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nhiên liệu ổn định và giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần thực hiện nghiêm túc những yêu cầu về bảo vệ môi trường để giảm thiệt hại cho người dân khu vực dự án.
5.3 Hạn chế của đề tài
Mặc dù đã cố gắng nhưng do khả năng và nguồn lực có hạn, đề tài vẫn có một số hạn chế. Về thơng tin chi phí đầu tư liên quan đến dự án, tác giả không thu thập được những số liệu của các nhà máy tương tự trên thế giới cũng như trong nước, do vậy phải sử dụng các thông số từ Báo cáo nghiên cứu khả thi của PECC3 trượt theo lạm phát, điều này nhiều khả năng ảnh hưởng đến tính chính xác của chi phí đầu tư.
Giá điện kinh tế là một thông số quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tính khả thi kinh tế của dự án, tuy nhiên việc tính tốn chính xác giá điện kinh tế nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của
42
Nhà máy nhiệt điện than gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường xung quanh, những tác hại về sức khỏe người dân xung quanh dự án, thu nhập giảm sút do năng suất cây trồng, vật nuôi của khu vực quanh dự án, các nguồn lợi khác bị thiệt hại, tác động biến đổi khí hậu cần được đánh giá chính xác để có thể tính tốn đủ chi phí kinh tế của dự án. Đề tài đã bỏ qua yêu cầu này vì khơng ước lượng được các ngoại tác tiêu cực này.
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Lê Bảo Bình (2013), “Thẩm định dự án nhiệt điện Vân Phong”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
2. Bộ Công Nghiệp (2007), Quyết định 2014/QĐ-BCN ngày 13/6/2007 v/v Quy định tạm thời nội dung tính tốn, phân tích kinh tế tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.
3. Bộ Công Thương (2009), Công văn số 3545/BCT-NL về việc thiết kế cơ sở dự án nhiệt điện Long Phú 1.
4. Bộ Tài chính (2008), Thơng tư số 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Bộ Tài chính (2012), Thơng tư 89/2012/TT-BTC ngày 30/5/2012 về việc sửa đổi thuế suất ưu đãi đối với mặt hàng than cốc.
6. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 45/TT-BTC ngày 24/5/2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao.
7. Bộ Tài chính (2013), Thơng tư số 58/2013/TT-BTC ngày 8/5/2013 về việc sửa đổi thuế suất một số mặt hàng ưu đãi.
8. Chính phủ (2008), Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
9. Chính phủ (2010), Nghị định 87/NĐ-CP ngày 13/8/2010 hướng dẫn Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu.
10. Chính phủ (2010), Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.
44
11. Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Bà Rịa, Hải Phịng (2010 -2013), Báo cáo tài chính năm 2010 -2013.
12. Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (2010), Dự án đầu tư xây dựng cơng trình Nhà máy điện Long Phú 1 – 2x600 MW.
13. Công ty nhập khẩu và phân phối than Điện lực Dầu khí (2013), Bản tin tháng 9 và tháng 10 năm 2013.
14. Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng (2013), Nghị quyết số 24/2013 NQ-HĐND ngày 10/12/2013 về quy định giá đất trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
15. Huỳnh Thế Du, Joseph Tham, Nguyễn Xuân Thành (2004), “Liên doanh thép An
Nhơn”, Nghiên cứu tình huống, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
16. Esty, Benjamin C., Lysy. Frank J. và Ferman, Carrie (2003), “Công ty đường Taste
& Lyle Nghệ An Việt Nam, Nghiên cứu tình huống, Chương trình Giảng dạy Kinh
tế Fulbright.
17. Nguyễn Tơ Hà (2013), Bài tốn lựa chọn vị trí cảng trung chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện than Đồng bằng sông Cửu Long, Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng
Cảng đường thủy.
18. Jenskins, Glenn P. & Harberger, Arnold C. (1995), Sách hướng dẫn Phân tích chi phí và lợi cho các quyết định đầu tư, Viện Phát triển Quốc tế Harvard.
19. Ngọc Lan (2013), “Đã khai thác trên 90% tiềm năng thủy điện”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày 17.4.2014 tại địa chỉ:
http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/104911/?keepThis=true&TB _iframe=true&height=650&width=850&caption=Th%E1%BB%9Di+b%C3%A1o +Kinh+t%E1%BA%BF+S%C3%A0i+G%C3%B2n+Online.
20. Nguyên Linh (2013), “Công ty truyền tải điện 4 đón nhận danh hiệu anh hùng”, Báo điện tử chính phủ, truy cập ngày 4.5.2014 tại địa chỉ:
http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-cua-lanh-dao-Dang-Nha-nuoc/Cong-ty- Truyen-tai-dien-4-don-nhan-danh-hieu-Anh-hung/180752.vgp.
45
21. Nguyễn Thành Luân và đ.t.g (2014) “Phương án nhập khẩu than tối ưu cho các nhà
máy nhiệt điện than do Petrovietnam đầu tư”, Tạp chí Dầu khí số 2/2014.
22. Nghệ Nhân (2013), “Rắc rối thay tổng thầu tại dự án nhiệt điện 1,2 tỷ USD”, Thời
báo Kinh tế Việt Nam, truy cập ngày 16.4.2014 tại địa chỉ:
http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/dautu/104911/
23. Petrolimex (2013), “Mục thơng cáo báo chí”, Tập đồn Xăng dầu Việt Nam, truy
cập ngày 17.4.2014 tại địa chỉ: http://www.petrolimex.com.vn/nd/thong-cao-bao- chi/thong-cao-bao-chi-tap-doan-xang-dau-viet-nam-giam-gia-xang-diezen-va-dau- hoa-tu-14-gio-00-ngay-18-12-2013/default.aspx.
24. Quốc hội (2013), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2013.
25. Tập đồn Dầu khí Việt Nam (2009), Biên bản số 4849/BB-DKVN ngày 2/7/2009 về thẩm định dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện Long Phú 1.
26. Tập đồn Dầu khí Việt Nam (2013), “Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Long Phú 1: Cơng trình trọng điểm về năng lượng điện quốc gia theo yêu cầu của Chính
phủ”, Cổng thơng tin Tập đồn Dầu khí Việt Nam, truy cập ngày 28.3.2014 tại địa
chỉ: http://pvn.vn/?portal=news&page=detail&category_id=95&id=5654. 27. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (2012), Báo cáo thường niên năm 2012.
28. Kim Thái (2014), “EVNNPT giảm 2,2% tổn thất điện năng”, Báo điện tử Chính