Tác dụng sinh học và công dụng:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHIẾT XUẤT, PHÂN lập và TINH CHẾ ACID CARNOSIC từ HƯƠNG THẢO (rosmarinus officinalis l ), họ HOA môi (lamiaceae) làm CHẤT đối CHIẾU (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1. TỔNG QUAN VỀ HƯƠNG THẢO

1.1.6. Tác dụng sinh học và công dụng:

Hương thảo thường được dùng trong các trường hợp như cơ thể suy nhược, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hồn kém, mau qn, ăn uống khơng tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp, viêm họng, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, chống rụng tóc. Được dùng dưới nhiều dạng.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho thấy các hợp chất trong Hương thảo có nhiều hoạt tính sinh học như:

11

- Tác dụng chống oxy hóa: Năm 2008, Naciye Erkan và cộng sự đã

đánh giá khả năng chống oxy hóa của ba hợp chất tinh khiết acid carnosic, acid rosmarinic và sesamol, cũng như hai chất chiết xuất từ Hương thảo và tinh dầu hạt đen, được kiểm tra bằng cách áp dụng các xét nghiệm quét gốc DPPH và ABTS+ và kiểm tra thiocyanat sắt. Qua đó cho ta thấy hàm lượng phenolic trong tinh dầu Hương thảo cao hơn so với tinh dầu đen (lượng phenolic bên trong chiết xuất Hương thảo và tinh dầu hạt đen lần lượt là 162 và 28,2 mg GAE/g) từ đó giải thích được hoạt động chống oxy hóa cao hơn của cây Hương thảo [11]. Các hợp chất phenolic diterpen như carnosol , rosmanol , acid carnosic , và acid phenolic như acid rosmarinic, acid caffeic được phân lập từ Hương thảo, trong đó acid carnosic và carnosol được cơng nhận là có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất, chống lại các gốc tự do [12].

- Tác dụng chống viêm: Năm 2017, Mahboobeh và cộng sự đã thực

hiện các thử nghiệm in vivo trên chuột. Kết quả cho thấy, chiết xuất etanolic của các bộ phận cây Hương thảo hoặc aicd rosmarinic giúp giảm rõ rệt mức độ của các dấu hiệu viêm như COX2, PGE-2, IL-1β, MMP2 và NO. Qua nghiên cứu, cho thấy khả năng chống viêm hiệu quả trên chuột bị chứng chấn thương co thắt mãn tính dây thần kinh tọa của Hương thảo được đánh giá qua sự giảm các dấu hiệu viêm như COX2, PGE-2, IL-1β, MMP2 và NO từ đó mở ra triển vọng sử dụng điều trị đau thần kinh, rối loạn thần kinh liên quan đến viêm [13]. Ngoài ra năm 2013, các nghiên cứu của Salvan da Rosa cũng sử dụng mơ hình thí nghiệm và thử nghiệm in vitro trên chuột. Kết quả cho thấy trong thành phần hóa học phân lập của Hương thảo thì carnosol và acid rosmarinic có hoạt tính kháng viêm rất mạnh trong mơ mỡ do carrageenan gây ra. Bằng cách ức chế bạch cầu, bạch cầu trung tính và giảm tiết dịch dẫn đến giảm giải phóng nitricoxid (chất trung gian gây viêm tiền liệt). Hai hợp chất này có khả năng chống viêm bằng cách ức chế phản ứng miễn dịch bẩm sinh, ngăn ngừa các bệnh lý viêm và tự miễn dịch [14].

- Tác dụng kháng khuẩn: Theo nghiên cứu của Amani A Tawfeeq, đã

phân tích được cây Hương thảo chứa hàm lượng hóa chất thực vật tốt (hàm lượng acid rosmarinic là 0,9% và hàm lượng dầu là 1,8%, trong dầu Hương thảo Iraq chứa long não 23,04%, 1,8-cineol 14,01%, và terpinen-4-ol 13,8%)

12

và có tác dụng chống lại các vi khuẩn khác nhau như Enterococcus faecalis,

Staphylococcus saprophyticus, Acinetobacter baumannii, và Proteus mirabilis [15]. Ngoài ra, Theo nghiên cứu của S. Tavassoli, trong dịch chiết

MeOH từ lá Hương thảo chứa các thành phần chống vi khuẩn. Chống lại các chủng vi khuẩn Leuconostoc mesenteroides, Lactobacillus delbruekii,

Saccharomyces cerevisia và Candida krusei (Issatchenikia orientalis) [16].

- Tác dụng chống ung thư: Trong một nghiên cứu tổng hợp, Jessy

Moore và cộng sự đã cho thấy khả năng ức chế tăng sinh tế bào ung thư của dịch chiết Hương thảo. Có thể kể một số loại ung thư như ung thư ruột (với khả năng ức chế liên tục sự phát triển và khả năng tồn tại của tế bào ở nồng độ tương đối thấp trong khoảng 20–100 µg/ml) , ung thư vú, ung thư tụy (với khả năng ức chế ở nồng độ 10-100 µg/ml), ung thư gan (Trong tế bào Hep-3B gan người, khi chiết xuất Hương thảo ở khoảng 0-50 µg/ml thì tế bào giảm khả năng tồn tại phụ thuộc vào liều chiết xuất với IC50 là 22,88 µg/ml [17]), ung thư phổi (Trong tế bào ung thư phổi, AC làm giảm khả năng sống sót của ung thư biểu mơ tế bào nhỏ NCI-H82 tế bào (6,25–50 µg/ml; 48 giờ) và giảm sự tăng sinh của tế bào ung thư biểu mơ tế bào khơng nhỏ A549 (2,5-200 µg/ml) [17] với IC50 hoặc 24,08 µg/ml và 15,9 µg/ml tương ứng trong mỗi dòng tế bào), ngồi ra cịn ung thư tiền liệt tuyến, bạch cầu cấp [18]. Chiết xuất từ lá Hương thảo đã được chứng minh có tác dụng chống lại các tế bào ung thư biểu mô, hạn chế sự tăng sinh tế bào ung thư gan ở người. Một số chất có tác dụng như: carnosol, acid carnosic và acid rosemanic đã được phân lập trong Hương thảo [12].

- Tác dụng trên bệnh đái tháo đường và biến chứng của đái tháo đường: Qua bài bảo tổng quan của Tian-Qi Bao và cộng sự cho thấy chiết

xuất Hương thảo và phenolic chính của nó đặc biệt là acid carnosic, acid rosmarinic và carnosol, phát huy tác dụng chống đái tháo đường thông qua việc điều chỉnh chuyển hóa glucose bao gồm cải thiện đề kháng insulin, ngăn chặn quá trình tạo tân tạo glucose, và điều chỉnh sự hấp thu và vận chuyển glucose. Ngoài ra, chúng cũng điều chỉnh sự trao đổi chất lipid trong bệnh tiểu đường thơng qua ức chế tổng hợp lipid, kích hoạt q trình oxy hóa β acid béo và ức chế q trình phân giải lipid trong mơ mỡ. Hơn nữa, chiết xuất

13

Hương thảo và các thành phần phenolic của nó cải thiện bệnh tiểu đường và các biến chứng thông qua việc ức chế phản ứng viêm và sự mất cân bằng quá trình oxy hóa [19].

- Tác dụng lên rối loạn thần kinh: Chiết xuất hydroalcohol trong

Hương thảo (100 mg/ kg, PO) được chứng mình tác dụng chống trầm cảm của nó phụ thuộc vào tương tác với noradrenergic (thụ thể α1), dopaminergic (thụ thể D1 và D2) và serotonergic (thụ thể 5-HT1A, 5-HT2A và 5-HT3) [20]. Trong một nghiên cứu của Pengelly trong năm 2012, bột Hương thảo (750 mg) với liều lượng gần giống với thức ăn bình thường cho thấy những ảnh hưởng tích cực đến tốc độ ghi nhớ, thời gian cần thiết để lấy thông tin từ cả bộ nhớ từng hồi và bộ nhớ làm việc trên 28 người lớn tuổi (tuổi trung bình: 75 tuổi). Điều này rất hữu ích dự báo chức năng nhận thức trong q trình lão hóa. Ngồi ra, Hương thảo cịn có tác dụng lên các rối loạn thần kinh như động kinh, đau thần kinh, căng thẳng, lo lắng, bệnh Parkinson [13].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHIẾT XUẤT, PHÂN lập và TINH CHẾ ACID CARNOSIC từ HƯƠNG THẢO (rosmarinus officinalis l ), họ HOA môi (lamiaceae) làm CHẤT đối CHIẾU (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w