Kết quả xây dựng phương pháp chiết xuất acid carnosic từ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHIẾT XUẤT, PHÂN lập và TINH CHẾ ACID CARNOSIC từ HƯƠNG THẢO (rosmarinus officinalis l ), họ HOA môi (lamiaceae) làm CHẤT đối CHIẾU (Trang 58 - 65)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT,

3.1.2. Kết quả xây dựng phương pháp chiết xuất acid carnosic từ

3.1.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dung môi chiết xuất

+ Tiến hành khảo sát các loại dung môi gồm: EtOH 50%, 75% và 96% cùng với các thông số lựa chọn như sau: phương pháp chiết siêu âm, tỷ lệ dung môi/dược liệu 15/1, chiết 2 lần với thời gian chiết là 40 phút/lần. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3.4.

38

Bảng 3.4. Bảng khảo sát ảnh hưởng dung môi chiết xuất

M Hiệu suất chiết acid carnosic từ dược liệu Hương thảo (%)

ẫu EtOH 50% Sp 1 2 3 X ± SD R SD (%)

Từ kết quả của bảng 3.4 cho thấy: Khi sử dụng EtOH 50% là dung môi chiết xuất thì hiệu suất chiết đạt được là khá thấp (1,85%). Tiến hành thay đổi dung mơi từ nước thành EtOH 75% - EtOH 96% thì hiệu suất chiết tăng đáng kể. Hiệu suất chiết là khác nhau ở mỗi nồng độ ethanol khác nhau, hiệu suất đạt cao nhất khi chiết bằng EtOH 96% với giá trị là 3,88 %. Vì vậy, EtOH 96% được lựa chọn là dung môi chiết xuất cho các khảo sát tiếp theo.

3.1.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của phương pháp chiết xuất

Dựa trên kết quả của quá trình khảo sát dung mơi chiết xuất, nhận thấy rằng EtOH 96% là dung môi chiết tốt nhất. Cố định dung môi chiết xuất là EtOH 96%, tiến hành khảo sát hai phương pháp là phương pháp chiết siêu âm và phương pháp chiết hồi lưu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Kết quả khảo sát lựa chọn phương pháp chiết xuất

Mẫ u 1 2 3 ± SD X RS D

Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, khi sử dụng 2 phương pháp chiết là chiết siêu âm và chiết hồi lưu thì hiệu suất chiết thu được là khác nhau.Trong đó, chiết hồi lưu là phương pháp cho hiệu suất chiết cao hơn với giá trị 4,83%. Ngoài ra, chiết hồi lưu là phương pháp ngày nay được sử dụng nhiều

trong nghiên cứu và chiết xuất dược liệu do có nhiều ưu điểm vượt trội. Do đó, lựa chọn chiết hồi lưu là phương pháp để tiến hành những khảo sát tiếp theo.

 Từ kết quả khảo sát, tiếp tục nâng quy mô khối lượng dược liệu lên 100g, quy trình chiết acid carnosic từ dược liệu Hương thảo được xác định như sau:

- Sơ đồ quy trình:

41

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình chiết xuất acid carnosic từ dược liệu Hương thảo

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị nguyên liệu: Hương thảo được sấy ở 70℃ đến khi có hàm ẩm

< 10%. Nghiền nguyên liệu bằng thiết bị nghiền dược liệu. Sấy tiếp bột dược liệu ở 70℃ trong 1h. Bột nguyên liệu sau khi sấy được đo hàm ẩm bằng máy đo hàm ẩm và được đóng trong túi PE kín, 2 lớp. Bảo quản nguyên liệu ở nhiệt độ phòng đến khi sử dụng.

+ Kiểm tra hệ thống chiết xuất và cô cao: máy hồi lưu (Mỹ) và bộ cất quay Buchi (Thụy Sĩ) phải được kiểm tra và đánh giá tình trạng hoạt động trước khi tiến hành, phải đảm bảo sạch và khơng cịn dư phẩm.

+ Chiết xuất:

Cân khoảng 100 g bột dược liệu Hương thảo, cho vào bình cầu dung tích 1 lít.

Đong 500 ml ethanol 96% vào ống đong.

Làm ẩm bột dược liệu bằng một lượng ethanol 96% vừa đủ. Cho phần Ethanol 96% còn lại vào bột dược liệu.

Tiến hành chiết hồi lưu trong thời gian 40 phút, số lần chiết 3 lần. Lọc dịch chiết: Gộp dịch chiết từ 3 lần chiết xuất, lọc qua phễu lọc hút chân không để thu phần dịch trong.

- Tiến hành cô thành cắn đến khối lượng không đổi để phục vụ cho quá trình chạy HPLC điều chế.

42

3.1.3. Kết quả xây dựng phương pháp phân lập, tinh chế acid carnosictừ dược liệu Hương thảo

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu CHIẾT XUẤT, PHÂN lập và TINH CHẾ ACID CARNOSIC từ HƯƠNG THẢO (rosmarinus officinalis l ), họ HOA môi (lamiaceae) làm CHẤT đối CHIẾU (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w