Kiểm soát vốn gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 29 - 32)

1.2 Kiểm soát vốn

1.2.5.2 Kiểm soát vốn gián tiếp

Kiểm sốt vốn gián tiếp cịn gọi là kiểm sốt vốn dựa trên cơ sở thị trường.

Đây là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác

Các công cụ sử dụng để kiểm sốt vốn gián tiếp:

Thuế. Đánh thuế ngầm hoặc cơng khai lên dịng vốn quốc tế nhưng chủ

yếu là đánh thuế vào các dòng vốn ngắn hạn và khuyến khích các dịng vốn dài hạn.

URR (dự trữ bắt buộc). Biện pháp kiểm soát này đã được Chile và

Colombia áp dụng vào những năm 1990, Nga và Croatia năm 2004. NĐTNN khi

đầu tư vào những nước này phải trích một tỷ lệ dự trữ nào đó từ vốn đầu tư. Liều

lượng của mỗi nước khác nhau và thường biện pháp này chỉ được áp dụng trong một số thời điểm nhất định, ngay sau đó được dỡ bỏ. URR được nhấn mạnh ở

những khía cạnh, liệu pháp này được áp dụng ở những nước muốn nắm bắt được dòng vốn nước ngồi, chứ khơng phải kiểm sốt, đây cũng khơng phải can thiệp hành chính và áp dụng như vậy cũng được coi như một giải pháp đánh thuế

nhưng không gây sốc với nhà đầu tư.

u cầu xếp hạng tín nhiệm. Các định chế tài chính muốn đi vay hoặc

phát hành cổ phiếu thì cần phải được xếp hạng tín nhiệm. Định mức tín nhiệm được coi là một trong những yếu tố then chốt giúp lấp đầy khoảng trống trong điều kiện thông tin thiếu minh bạch, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, cho biết

giá trị của một công ty hoặc của một quốc gia. Đây là một công cụ quan trọng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn đối với các tổ chức phát hành. Các mức xếp hạng tốt có thể giúp cơng ty hoặc quốc gia thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngồi nước, góp phần thúc đẩy kinh tế.

Can thiệp trên thị trường ngoại hối. Các dịng vốn vào quy mơ lớn đã

buộc các nhà hoạch định chính sách áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng phát triển q nóng của nền kinh tế và sự lên giá thực của tiền tệ, và giảm

tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước nguy cơ đảo chiều đột ngột của các

dòng vốn vào. Một trong những quyết định quan trọng nhất của các nước đối mặt với dòng vốn vào quy mô lớn là phải giải quyết bài toán giải tỏa áp lực lên giá nội tệ ở mức độ nào thông qua các biện pháp can thiệp trên thị trường ngoại hối. Khi thực hiện nghiệp vụ can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ngăn chặn sự lên giá nội tệ, họ thường cố gắng trung hịa hay vơ hiệu hóa những tác động tiền tệ của nghiệp vụ can thiệp thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các biện pháp khác (tăng dự trữ bắt buộc hay chuyển tiền gửi chính phủ từ hệ thống ngân hàng về NHTW).

Chính sách tài khóa. Đây cũng là một cơng cụ để làm giảm tác động của

các dòng vốn vào lên tổng cầu và tỷ giá thực trong thời kỳ dòng vốn vào ồ ạt.

Thơng thường, chính sách tài khóa trong điều kiện tiếp nhận các dòng vốn vào là thuận chu kỳ, bởi vì một nền kinh tế tăng trưởng nhanh tạo nguồn thu ngân sách

để thực hiện các khoản chi tiêu của Chính phủ cao hơn, do đó, càng làm cho nền

kinh tế tăng trưởng nóng. Và ngược lại, một sự hạn chế tích cực tốc độ tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ sẽ có 3 lợi thế. Thứ nhất, thông qua tác động chủ yếu đến tổng cầu trong giai đoạn dòng vốn đổ vào lớn, việc hạn chế tốc độ tăng chi tiêu chính phủ sẽ cho phép có được một mức lãi suất thấp hơn, từ đó có thể giảm được động lực của các dịng vốn vào mang tính đầu cơ dài hạn. Thứ hai,

làm giảm áp lực lên tỷ giá một cách trực tiếp khi mà chi tiêu công thường thiên về các hàng hóa phi thương mại. Thứ ba, có thể thực hiện các biện pháp tài khóa ngược chu kỳ (tăng chi tiêu chính phủ khi có biểu hiện sụt giảm) để giảm sốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)