Các phương pháp kiểm soát vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 29)

1.2 Kiểm soát vốn

1.2.5 Các phương pháp kiểm soát vốn

1.2.5.1 Kiểm soát vốn trực tiếp

Kiểm soát vốn trực tiếp cịn gọi là kiểm sốt vốn mang tính hành chính. Đó là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính hành chính. Kiểm sốt hành chính tác động đến số lượng những giao dịch tài chính từ nước này

sang nước khác. Thơng thường, loại kiểm sốt này áp đặt những nghĩa vụ hành chính lên hệ thống ngân hàng để kiểm tra dịng vốn. Kiểm sốt vốn trực tiếp cịn mang tính ngăn cấm triệt để, những hạn chế mang tính chất số lượng hoặc thủ

tục ưu đãi (mà những thủ tục này có thể dựa trên cơ sở pháp lý hoặc là không).

1.2.5.2 Kiểm soát vốn gián tiếp

Kiểm soát vốn gián tiếp cịn gọi là kiểm sốt vốn dựa trên cơ sở thị trường.

Đây là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác

Các cơng cụ sử dụng để kiểm sốt vốn gián tiếp:

Thuế. Đánh thuế ngầm hoặc cơng khai lên dịng vốn quốc tế nhưng chủ

yếu là đánh thuế vào các dịng vốn ngắn hạn và khuyến khích các dịng vốn dài hạn.

URR (dự trữ bắt buộc). Biện pháp kiểm soát này đã được Chile và

Colombia áp dụng vào những năm 1990, Nga và Croatia năm 2004. NĐTNN khi

đầu tư vào những nước này phải trích một tỷ lệ dự trữ nào đó từ vốn đầu tư. Liều

lượng của mỗi nước khác nhau và thường biện pháp này chỉ được áp dụng trong một số thời điểm nhất định, ngay sau đó được dỡ bỏ. URR được nhấn mạnh ở

những khía cạnh, liệu pháp này được áp dụng ở những nước muốn nắm bắt được dịng vốn nước ngồi, chứ khơng phải kiểm sốt, đây cũng khơng phải can thiệp hành chính và áp dụng như vậy cũng được coi như một giải pháp đánh thuế

nhưng không gây sốc với nhà đầu tư.

Yêu cầu xếp hạng tín nhiệm. Các định chế tài chính muốn đi vay hoặc

phát hành cổ phiếu thì cần phải được xếp hạng tín nhiệm. Định mức tín nhiệm được coi là một trong những yếu tố then chốt giúp lấp đầy khoảng trống trong điều kiện thông tin thiếu minh bạch, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, cho biết

giá trị của một công ty hoặc của một quốc gia. Đây là một công cụ quan trọng khơng chỉ đối với nhà đầu tư mà cịn đối với các tổ chức phát hành. Các mức xếp hạng tốt có thể giúp cơng ty hoặc quốc gia thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy kinh tế.

Can thiệp trên thị trường ngoại hối. Các dòng vốn vào quy mô lớn đã

buộc các nhà hoạch định chính sách áp dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng phát triển q nóng của nền kinh tế và sự lên giá thực của tiền tệ, và giảm

tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế trước nguy cơ đảo chiều đột ngột của các

dòng vốn vào. Một trong những quyết định quan trọng nhất của các nước đối mặt với dịng vốn vào quy mơ lớn là phải giải quyết bài toán giải tỏa áp lực lên giá nội tệ ở mức độ nào thông qua các biện pháp can thiệp trên thị trường ngoại hối. Khi thực hiện nghiệp vụ can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ngăn chặn sự lên giá nội tệ, họ thường cố gắng trung hịa hay vơ hiệu hóa những tác động tiền tệ của nghiệp vụ can thiệp thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các biện pháp khác (tăng dự trữ bắt buộc hay chuyển tiền gửi chính phủ từ hệ thống ngân hàng về NHTW).

Chính sách tài khóa. Đây cũng là một công cụ để làm giảm tác động của

các dòng vốn vào lên tổng cầu và tỷ giá thực trong thời kỳ dịng vốn vào ồ ạt.

Thơng thường, chính sách tài khóa trong điều kiện tiếp nhận các dịng vốn vào là thuận chu kỳ, bởi vì một nền kinh tế tăng trưởng nhanh tạo nguồn thu ngân sách

để thực hiện các khoản chi tiêu của Chính phủ cao hơn, do đó, càng làm cho nền

kinh tế tăng trưởng nóng. Và ngược lại, một sự hạn chế tích cực tốc độ tăng các khoản chi tiêu của Chính phủ sẽ có 3 lợi thế. Thứ nhất, thông qua tác động chủ yếu đến tổng cầu trong giai đoạn dòng vốn đổ vào lớn, việc hạn chế tốc độ tăng chi tiêu chính phủ sẽ cho phép có được một mức lãi suất thấp hơn, từ đó có thể giảm được động lực của các dịng vốn vào mang tính đầu cơ dài hạn. Thứ hai,

làm giảm áp lực lên tỷ giá một cách trực tiếp khi mà chi tiêu công thường thiên về các hàng hóa phi thương mại. Thứ ba, có thể thực hiện các biện pháp tài khóa ngược chu kỳ (tăng chi tiêu chính phủ khi có biểu hiện sụt giảm) để giảm sốc

1.2.6 Tác động của kiểm soát vốn đến nền kinh tế 1.2.6.1 Lợi ích đem lại từ việc kiểm sốt vốn 1.2.6.1 Lợi ích đem lại từ việc kiểm soát vốn

Về cơ bản, hiệu quả của kiểm soát vốn thể hiện trên tác động của chúng lên dịng vốn và lên những mục tiêu chính sách như ổn định tỷ giá hối đối, chính

sách tiền tệ tự chủ, giữ vững sự ổn định về tài chính và kinh tế vĩ mơ trong một

nước. Hầu hết những nghiên cứu trước đây đều lưu ý đến sự khác biệt giữa lãi

suất trong nước và lãi suất quốc tế bởi kiểm sốt vốn có xu hướng tạo ra sự phân cách giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Hiệu quả của kiểm sốt vốn lúc đó sẽ phụ thuộc vào chênh lệch lợi nhuận có được từ cơ hội này. Nếu kiểm sốt vốn hiệu quả thì dịng vốn trở nên ít nhạy cảm hơn với lãi suất trong nước. Các cơ quan chức năng có thể điều hành lãi suất hướng về những

mục tiêu kinh tế.

Những lợi ích của kiểm sốt vốn có thể kể đến:

• Khả năng kiểm soát hoạt động thị trường nước ngồi có thể là phương

châm tốt để hạn chế luồng vốn nước ngồi vào và ra.

• Bảo đảm chính sách tự chủ của chính sách tiền tệ khi phải đối mặt với

nguy cơ lạm phát do những luồng vốn vào liên tục, nhất là những luồng vốn vào mang tính ngắn hạn.

• Khắc phục nhược điểm của dịng vốn đầu tư nước ngồi. • Giảm bớt rủi ro trên TTCK.

1.2.6.2 Cái giá phải trả của kiểm sốt vốn

Dịng vốn quốc tế vào và ra một quốc gia bị kiểm soát chặt chẽ sẽ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến các giao dịch về xuất nhập khẩu hàng hóa,

cũng như cản trở việc thu hút những dịng vốn quốc tế chảy vào Việt Nam. Bên cạnh đó, sự trả đũa từ các quốc gia khác sẽ làm cho dịng vốn quốc tế vào Việt

Nam có xu hướng giảm đáng kể. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn này thực sự là rất quan trọng. Do đó, kiểm sốt vốn không hợp lý và quá chặt sẽ làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia ngày càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dịng vốn tồn cầu.

Địi hỏi chi phí hành chính cao

Để có thể kiểm sốt dịng vốn quốc tế vào và ra một quốc gia đòi hỏi quốc

gia đó phải xây dựng và ban hành những quy định, điều luật về kiểm soát vốn. Đồng thời, phải có đội ngũ cán bộ kiểm tra việc thực hiện những luật lệ ban hành

này. Bên cạnh đó, phải thu thập, xử lý và phân tích những thơng tin, dữ liệu về

dòng vốn quốc tế một cách chính xác để có thể có những biện pháp ứng phó kịp thời. Việc thực hiện kiểm sốt vốn khơng chỉ là trách nhiệm của một ban ngành mà phải có sự phối hợp giữa các Bộ, các Sở và các ban ngành của tất cả các địa phương. Vì vậy chi phí quản lý sẽ tăng cao.

Làm chậm tiến trình hội nhập

Trong tiến trình hội nhập, các quốc gia đang cố gắng dần dần xóa bỏ các rào cản kinh tế và đi đến tự do hóa thương mại, đầu tư trong khi kiểm soát vốn lại

cản trở xu hướng này. Nó cản trở các dịng vốn tự do chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, làm giảm những cơ hội đầu tư vào một quốc gia có triển

Nhà đầu tư thấy sự cạnh tranh vào thị trường không cao nên đánh giá thấp

Kiểm sốt vốn làm chi phí giao dịch vốn tăng cao và làm cho TTCK bị chững lại, và một khi TTCK rơi vào cảnh tiêu điều thì lấy lại niềm tin từ các nhà

đầu tư là rất khó. Vì vậy, sẽ làm cho dịng vốn chuyển hướng sang các quốc gia

khác. Theo khảo sát, chi phí giao dịch tại Trung Quốc hiện là 1,2%, Việt Nam là 2% trong khi Hồng Kông chỉ là 0,3%. Nếu áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát vốn nặng nề về tài chính, có khả năng dòng vốn đang chảy vào Việt Nam sẽ

chuyển hướng ngược về các nước có chi phí giao dịch vốn thấp hơn. Đây là cái giá phải trả cần được cân nhắc thấu đáo trước khi ban hành các biện pháp kiểm sốt vốn chính thức.

1.3 Kinh nghiệm kiểm soát vốn của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cho Việt Nam

1.3.1 Malaysia

Dịng vốn tư nhân nước ngồi gián tiếp vào Malaysia được thực hiện qua hai hình thức là thông qua TTCK và thông qua việc Malaysia phát hành chứng khoán ra thị trường vốn quốc tế. Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư gián tiếp trong những năm đầu của thập kỷ 1990 được quyết định bởi hai nhân tố cơ

bản:

¾ Tăng trưởng chậm chạp ở các nước công nghiệp phát triển, lãi suất quốc tế giảm và áp lực của việc tìm kiếm lợi tức cao cũng như đa dạng hóa rủi ro đã

thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào Malaysia.

¾ Dịng vốn FPI vào Malaysia được hấp dẫn bởi một loạt các nhân tố nội

chế độ chính trị ổn định, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, cơ sở hạ tầng phù

¾ Bảng 1.1: Vốn tư nhân nước ngồi rịng vào Malaysia từ 1990 – 1998 (tỷ USD) Năm Dòng ngắn hạn Dòng dài hạn Tổng cộng 1990 0,5 2,33 2,83 1991 1,87 4 5,87 1992 4,69 5,18 9,87 1993 5,41 5,01 10,42 1994 -3,23 4,12 0,89 1995 1,01 4,17 5,18 1996 4,1 5,08 9,18 1997 -4,59 5,14 0,55 1998 -5,26 2,16 -3,1

Nguồn: UNCTAD (2003), Management of Capital Flows: Comperative Experiences and Implications for Africa

Tuy nhiên sự chảy vào mạnh mẽ của dòng vốn tư nhân nước ngoài, đặc biệt là vốn FPI trong những năm đầu thập kỷ 1990 cũng như sự rút vốn ồ ạt của

các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm 1997, 1998 đã gây những tác động tiêu cực cho nền kinh tế buộc Malaysia phải sử dụng những chính sách kiểm sốt vốn đối với dịng vốn này.

Những biện pháp kiểm soát vốn đã được sử dụng:

Trong giai đoạn 1990 – 1993, trước sự gia tăng mạnh của dòng vốn vào, Malaysia đặt ra mục tiêu ưu tiên chống lại sự bất ổn định do dòng vốn vào quá

mạnh gây nên đồng thời khôi phục lại sự ổn định của thị trường tài chính bằng

cách phối hợp chính sách tiền tệ và biện pháp kiểm sốt ngoại hối.

Chính phủ Malaysia đã áp dụng biện pháp can thiệp vô hiệu bằng cách mua trái phiếu để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 7,5% (năm 1991) lên 8,5% (năm 1992).

Bên cạnh đó, một số biện pháp khác được áp dụng như: cấm những người cư trú Malaysia bán các chứng khoán của thị trường tiền tệ có thời hạn dưới một năm cho những người không cư trú, cấm các ngân hàng tham gia vào các giao dịch hốn đổi hoặc có kỳ hạn không liên quan đến thương mại với những người không cư trú. Các biện pháp điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng cũng

được thực hiện.

Trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng, trước tình trạng dịng vốn chảy mạnh ra bên ngồi và sự giảm sút mạnh của dự trữ ngoại tệ, những biện pháp kiểm soát

đối với ngân hàng đã được thực hiện nhằm hạn chế các giao dịch hoán đổi bán ra

(mua có kỳ hạn và bán giao ngay đồng ringgit với những người không cư trú) không liên quan đến thương mại, nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa thị trường đồng ringgit trong nước và ngồi nước. Chính phủ yêu cầu chuyển toàn bộ số ringgit trên thị trường nước ngoài về nước, tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu phải

thanh toán bằng ngoại tệ.

Malaysia quy định thời hạn duy trì vốn đầu tư gián tiếp sau 12 tháng mới

được chuyển ra nước ngoài. Áp dụng hệ thống thuế rút vốn giảm dần đối với

việc rút vốn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các cơng cụ tài chính khác. Mức thuế giảm dần phụ thuộc vào thời hạn đầu tư.

Thời hạn đầu tư Mức thuế

Dưới 7 tháng 30% 7 – 9 tháng 20% 9 – 12 tháng 10% Trên 12 tháng 0%

Những biện pháp này đã giúp Malaysia vững vàng vượt qua khủng hoảng mà không cần đến bất cứ viện trợ nào của các tổ chức tiền tệ quốc tế.

1.3.2 Thái Lan

Theo thống kê của NHTW Thái Lan, trong thời kỳ 1992 – 1996, dịng vốn nước ngồi đã chảy mạnh vào Thái Lan đạt mức trung bình 355,639 tỷ baht/năm (trong đó thơng qua hệ thống ngân hàng đạt mức 179,277 tỷ baht/năm). Sự chảy mạnh của dòng vốn này đã thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan phát triển nhưng cũng

đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển quá nóng (thâm hụt tài khoản vãng

lai lớn, lạm phát gia tăng, TTCK bùng nổ, thị trường bất động sản có tính bong bóng). Trong năm 1997, dịng vốn nước ngồi đảo ngược mạnh với mức âm 389,391 tỷ baht/năm (trong đó thơng qua hệ thống ngân hàng đạt mức âm 336,781 tỷ baht/năm), xuất khẩu giảm, tính bong bóng của thị trường bất động

sản và TTCK tan vỡ, USD tăng giá. Thái Lan rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhận thức được tác động tiêu cực do sự di chuyển quá mức của dòng vốn nước ngồi, từ năm 1995, Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu các NHTM phải gửi vào NHTW (không lãi suất) 7% tiền gửi kỳ hạn dưới 1 năm của những người khơng cư trú nhằm tăng chi phí đối với dịng vốn nước ngồi ngắn hạn. Năm 1996, các NHTM và cơng ty tài chính được yêu cầu phải gửi vào NHTW Thái Lan 7% giá trị vốn vay nước ngồi ngắn hạn mới nhằm khuyến khích thay đổi cơ cấu vay nước ngoài theo hướng vay dài hạn. Đồng thời, Chính phủ đưa ra những hạn chế về trạng thái ngoại hối của các NHTM. Tháng 6/1997, cấm một số giao

Cấm nhà đầu tư vào cổ phiếu rút chuyển vốn bằng đồng baht, người nước ngoài phải sử dụng tỷ giá trong nước để chuyển lãi bằng đồng baht từ việc mua

cổ phiếu.

Thiết lập thị trường tiền tệ hai cấp đối với nhà đầu tư nước ngồi thơng

qua chế độ tỷ giá hối đoái kép.

Bên cạnh những biện pháp kiểm soát ngoại hối, Thái Lan thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ qua việc tăng lãi suất chủ đạo, giảm tỷ lệ cho vay/ tiền

gửi… Biện pháp can thiệp vô hiệu cũng được thực hiện trên thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ tỷ giá cố định nhưng không phát huy được tác dụng do khả năng

phát hành trái phiếu nội địa của Thái Lan không lớn và chi phí lãi phải trả cho

các trái phiếu này cao hơn lợi nhuận thu được do đầu tư bằng ngoại tệ có được do can thiệp vơ hiệu.

Như vậy, trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 – 1998, Thái Lan vẫn kiên trì thực hiện chính sách tự do hóa tài chính và khơng có biện pháp kiểm sốt vốn thận trọng đối với sự di chuyển của dòng vốn tư nhân. Những biện pháp về quản lý ngoại hối và can

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp tại việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)